Play-off VCK futsal châu Á, Việt Nam 2-3 Kyrgyzstan: Mất vé dự World Cup
Sáng 12.2, sau khi nghe các tờ trình tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều luật Tổ chức Quốc hội và luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Góp ý dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại tổ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nói, dự thảo luật như một "cuộc cách mạng" trong công tác xây dựng, ban hành văn bản pháp luật khi rút ngắn thời gian từ khi khởi thảo cho tới lúc thông qua từ 22 tháng xuống còn 10 tháng. "Thậm chí theo quy trình rút gọn chỉ còn 2 tháng", bà Hoa nói, cho rằng việc thay đổi này đáp ứng thực tiễn diễn biến nhanh hiện nay.Cũng đánh giá việc rút ngắn, linh hoạt việc soạn thảo, ban hành văn bản pháp luật là thay đổi lớn trong dự án luật sửa đổi lần này, song quyền Chủ tịch UBND Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chỉ ra, việc này cũng có "mặt mất" là rủi ro chất lượng văn bản pháp luật sẽ thấp."Khi ban hành ra sẽ lại có nhiều vướng mắc thực thi do quy định chưa hết các trường hợp hoặc ngôn từ chưa minh bạch. Chưa đánh giá kỹ tác động nên đưa ra quyết định cực đoan. Làm gấp nên người dân và doanh nghiệp không có thời gian chuẩn bị thích ứng, gây xáo trộn sản xuất, thương mại, đời sống", ông Đồng nêu các rủi ro có thể phải đối mặt khi rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản.Cùng đó, ông Hà Sỹ Đồng nhìn nhận, việc rút ngắn thời gian lấy ý kiến, tham vấn, đăng tải công khai cũng làm giảm cơ hội tham gia ý kiến, thậm chí không cho phép tham vấn ý kiến khi thực hiện theo thủ tục rút gọn. Ông Đồng đề nghị, việc đăng tải công khai các dự thảo và lấy ý kiến cần phải được làm kỹ để bổ khuyết cho những rủi ro của quy trình linh hoạt.Đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) thì tán thành khi dự thảo luật bổ sung quy định nâng cao chất lượng báo cáo đánh giá tác động chính sách. Tuy nhiên, ông đề nghị bổ sung yêu cầu cơ quan thẩm định phải đánh giá chất lượng của báo cáo đánh giá tác động chính sách, vì không thẩm định thì vẫn là hình thức.Thảo luận tại tổ TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị quán triệt tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", giao thẩm quyền nhiều hơn cho HĐND cấp tỉnh trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo ông Mãi, tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định cần được cụ thể hóa ngay ở khâu xây dựng thể chế. "Cần giao thêm thẩm quyền cho HĐND cấp tỉnh; mở rộng năng lực xây dựng chính sách cho chính quyền địa phương. Đây là việc hoàn toàn khả thi đối với những địa phương như Hà Nội, TPHCM", ông nói.Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận, T.Ư không nên "ôm" quyền, đặc biệt là trong việc ban hành những văn bản, nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh thường xuyên trong thực tế.Ông phân tích, ngay cả kinh phí xây dựng pháp luật của địa phương, vốn không lớn, cũng được quy định là vừa thực hiện theo cơ chế khoán sản phẩm, vừa theo luật Đầu tư công, dẫn đến nhiều khó khăn, chậm trễ."Kinh phí xây dựng pháp luật không lớn nên làm theo quy định về chi thường xuyên thôi. Giờ vài trăm triệu cũng phải đấu thầu, khám sức khỏe cho cán bộ cũng đấu thầu. Một bệnh viện ở Bình Dương trúng thầu, thế là cán bộ TP.HCM rồng rắn lên Bình Dương để khám", ông Mãi phản ánh.Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM nói, kinh phí xây dựng, ban hành một nghị quyết của HĐND cấp tỉnh chỉ có 30 triệu đồng, mà thực hiện theo luật Đầu tư công thì phải trải qua rất nhiều quy trình thủ tục.Một nội dung khác cũng khiến bà Hạnh băn khoăn là dự thảo luật không quy định rõ việc HĐND ban hành nghị quyết về chính sách đặc thù. Trong 3 năm qua, TP.HCM ban hành 30 nghị quyết về chính sách đặc thù. Tuy nhiên, nay dự thảo hiện hành lại không quy định rõ là tới đây HĐND thành phố có được ban hành chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương hay không. "Tôi đọc hết hồ sơ chưa hiểu lý do vì sao không quy định HĐND ban hành nghị quyết về chính sách đặc thù, trong khi hình thức văn bản pháp quy này rất cần thiết", bà Hạnh phát biểu.Bất động sản nghỉ dưỡng chậm hồi phục
Trận tứ kết 2 giữa đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng và đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng như một bộ phim hành động, với những kịch tính liên hồi. Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng 2 lần vượt lên dẫn trước (1-0, 2-1), còn đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã chơi một trận đấu đầy quả cảm để 2 lần san bằng cách biệt (1-1, 2-2). Thậm chí, đội chủ nhà còn lật ngược tình thế khi vươn lên dẫn trước 3-2. Và lần thứ 3 trận đấu được đưa trở về vạch xuất phát, đại diện đến từ Đà Nẵng gỡ hòa 3-3 ngay phút thi đấu chính thức cuối cùng (phút 80).Chưa hết, màn đấu súng của 2 đội trên chấm luân lưu 11 m cũng nghẹt thở không kém. Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng có lợi thế trước, nhưng một lần nữa đánh mất lợi thế và nhường lại quyền quyết định cho đối thủ. Nhưng ở lượt sút chốt hạ (lượt thứ 5), cầu thủ Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã thực hiện không thành công. Chung cuộc, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng thắng 5-4 sau 7 lượt sút.Sau trận đấu, HLV trưởng Trần Trung Kiên thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng và thừa nhận: "Đau tim thật". "Khi bước vào loạt luân lưu, chúng tôi đã xác định cơ hội là 50-50. Đội chiến thắng là đội ít sai sót hơn. Kết quả cuối cùng là sự nỗ lực của toàn thể đội bóng. Một trận đấu quá nhiều cảm xúc, từ vui mừng, đến nuối tiếc, rồi vỡ òa cảm xúc. Để đi qua những cung bậc cảm xúc đó thực sự rất khó khăn.", ông Kiên chia sẻ.Cũng theo HLV trưởng Trần Trung Kiên, thông qua những trận đấu kịch tính và nhiều cung bậc như vậy, ban huấn luyện thấy rõ được sự trưởng thành của các cầu thủ. "Trận đấu như vừa rồi chính là những thử thách để các em rèn luyện bản lĩnh, từ đó sẽ cứng cáp hơn để tiếp tục chinh phục những thử thách phía trước", ông Kiên nhấn mạnh."Ngay từ đầu, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng không đặt nặng thành tích. Lãnh đạo nhà trường cũng không giao chỉ tiêu thành tích ở giải đấu này. Chúng tôi sẽ cố gắng chơi từng trận một, trước mắt là tập trung vào trận đấu bán kết. Đến bây giờ, thì gặp đội nào cũng được. Chúng tôi sẽ cởi bỏ tâm lý, để cống hiến cho khán giả một trận cầu hấp dẫn. Nếu được vào chơi trận chung kết thì rất tuyệt vời", HLV trưởng đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng cho biết.
Tư vấn sức khỏe: Ngừa viêm gan B ở trẻ em và người lớn
Ford Ranger Raptor 2023 chỉ trang bị khối động cơ 2.0L kết hợp cùng hộp số 10 cấp như phiên bản Wildtrak, có công suất 207 mã lực và mô-men xoắn 500 Nm. Động cơ này chỉ mạnh hơn một chút so với Toyota Hilux phiên bản 2.8L (công suất 201 mã lực và mô-men xoắn 500 Nm). Trong khi đó, ở một số quốc gia khác, Ford Ranger Raptor có thêm cấu hình máy xăng V6, dung tích 3.0L. Tất nhiên, hãng xe Mỹ có lý do để không chọn cấu hình vận hành "khủng" nhất, khi giá bán xe sẽ bị đẩy lên tầm xe sang do dung tích máy lớn, mức đầu tư phi lý với xe bán tải.
Sau một năm gián đoạn, tổ chức Times Higher Education (THE) tại Anh hôm nay (18.2) đã công bố trở lại bảng xếp hạng các trường ĐH danh tiếng nhất thế giới về giảng dạy và nghiên cứu, với sự góp mặt của 300 đơn vị từ 38 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, đứng đầu 14 mùa thống kê liên tiếp là ĐH Harvard (Mỹ), còn Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) và ĐH Oxford (Anh) cùng xếp thứ hai.Cùng trong tốp 5 trường danh tiếng nhất thế giới là ĐH Stanford (Mỹ) và ĐH Cambridge (Anh), đều đứng vị trí thứ 4. Các thứ hạng tiếp theo hầu hết thuộc về các trường tại Mỹ, Anh song có hai đại diện từ châu Á là ĐH Thanh Hoa (Trung Quốc) và ĐH Tokyo (Nhật Bản). Tất cả đều giữ nguyên thứ hạng so với lần thống kê trước đó vào năm 2023. Dưới đây là danh sách 10 ĐH danh tiếng nhất thế giới năm 2025:Ngoài tốp 10, một số ĐH đang tích cực tuyển sinh người Việt cũng đạt các thứ hạng cao trong bảng xếp hạng như ĐH Quốc gia Singapore (hạng 19), ĐH Melbourne (47) ở Úc, ĐH Hồng Kông (49). Riêng với Singapore, một trường khác là ĐH Công nghệ Nanyang cũng có thứ hạng cao (39). Và tại Đông Nam Á, ngoài Singapore, Malaysia lần đầu tiên có cơ sở giáo dục lọt vào bảng xếp hạng là ĐH Malaya (nhóm 201-300).Năm nay, THE cho biết đã cập nhật phương pháp xếp hạng các ĐH danh tiếng nhất thế giới, với mục đích đánh giá uy tín học thuật của các trường một cách toàn diện hơn. Có tổng cộng 6 tiêu chí xếp hạng chia thành 3 nhóm, gồm: số lượng phiếu bầu (chiếm 60% tỷ trọng), so sánh theo cặp (20%) và sự đa dạng của người bình chọn (20%). Dữ liệu xếp hạng được tổng hợp từ câu trả lời của hơn 55.000 học giả giàu kinh nghiệm và có uy tín trên toàn cầu.Bà Tania Rhodes-Taylor, Giám đốc truyền thông và đối ngoại ở King's College London (Anh), cho biết trước đây các trường thường không bàn tới yếu tố "danh tiếng". Tuy nhiên điều này đã thay đổi khi các trường lọt vào tốp 200, đặc biệt là tốp 100, có thể tăng khả năng tuyển sinh quốc tế ở bậc ĐH, sau ĐH. "Thậm chí, có những chính phủ chỉ tài trợ cho sinh viên theo học ở các trường nằm trong tốp 100", vị giám đốc nói thêm.THE là một trong những tổ chức xếp hạng ĐH có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới bên cạnh bảng xếp hạng của QS (Anh) và ShanghaiRanking Consultancy (Trung Quốc). THE xếp hạng các ĐH từ năm 2004 cùng QS, một năm sau khi thế giới lần đầu có bảng xếp hạng ĐH toàn cầu do ĐH Giao thông Thượng Hải (sau này là Shanghai Ranking Consultancy) công bố.
BTS Cooking On: TinyTAN Restaurant chính thức mở đăng ký trước trên toàn cầu
Bộ GD-ĐT vừa công bố Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30.12.2024 quy định về dạy thêm, học thêm.Theo thông tư mới ban hành, các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm gồm: không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường, thông tư mới hạn chế đối tượng được học thêm trong nhà trường gồm 3 đối tượng, là những đối tượng thuộc trách nhiệm của nhà trường và không thu tiền của học sinh: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi; (học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng kí ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.Với những đối tượng học thêm như trên, giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh mà mình đang được phân công dạy học, để hạn chế việc giáo viên đưa học sinh ra ngoài dạy thêm.Về kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm: 3 đối tượng này thuộc trách nhiệm của nhà trường phải bồi dưỡng, được đưa vào nội dung xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường, bảo đảm quyền lợi của tất cả các học sinh phải đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình và không thu tiền học của học sinh. Bên cạnh đó, Thông tư quy định về việc xếp lớp, phân công giáo viên, xếp thời khóa biểu và tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm yêu cầu sau: lớp dạy thêm được xếp theo môn học đối với từng khối lớp; mỗi lớp có không quá 45 học sinh theo quy định của Điều lệ trường phổ thông; trong một tuần, mỗi môn học thêm không quá 2 tiết.Không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu thực hiện chương trình chính khóa; không dạy thêm trước các nội dung so với phân phối chương trình môn học.Theo Bộ GD-ĐT, các quy định như trên nhằm đảm bảo tăng cường trách nhiệm của các nhà trường trong việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông. Các nhà trường có cơ hội tổ chức thêm các hoạt động phát triển toàn diện học sinh; đồng thời, hạn chế được hành vi "ép buộc học sinh học thêm" gây bức xúc trong dư luận.Theo quy định của thông tư mới, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải đăng ký kinh doanh để chịu sự quản lý theo quy định của luật Doanh nghiệp. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh cũng phải công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ sở dạy thêm hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm về các môn học được tổ chức dạy thêm, học thêm; thời lượng dạy thêm của từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm, mức thu tiền học thêm...