Honda CR-V 2020: Tinh tế và an toàn hơn
Xe khách vô tư trả khách trên cao tốc: Mức phạt chưa đủ 'đô'?
Dùng kem chống nắng sẽ bảo vệ làn da bên dưới bộ râu được khỏe mạnh và ngăn ngừa nguy cơ ung thư da. Một điều lưu ý khi dùng kem chống nắng là hãy rửa sạch khi tắm để tránh kem làm tắc lỗ chân lông.
Hà Nội ra mắt 9 đội hình thanh niên tình nguyện cấp thành phố
Hoàng Kim Ngọc là diễn viên tham gia một số vai trong phim truyền hình Sát thủ online, Mưa bóng mây… Và đặc biệt là vai Uyên trong phim truyền hình Về nhà đi con từng gây bão trên sóng giờ vàng. Từng tốt nghiệp thủ khoa Trường đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội cùng khóa với Thu Quỳnh, Bảo Thanh nhưng sau một số vai diễn, Hoàng Kim Ngọc lui về kinh doanh, trở thành CEO của một thương hiệu mỹ phẩm, giám đốc chiến lược - truyền thông của một công ty nội thất. Nên công việc diễn xuất của nữ diễn viên sinh năm 1990 thường gián đoạn, cô chia sẻ bản thân luôn nhận biết nghề diễn viên là nghiệp chứ không phải là công việc kiếm tiền. Và bất cứ khi nào cảm thấy ổn, có cơ hội đến cô đều có thể trở lại với nghiệp này vì đã từng được đào tạo bài bản.Trong Về nhà đi con, vai Uyên của cô gây ấn tượng với khán giả khi chuyển tải hình ảnh và thần thái của một người vợ xinh đẹp, giỏi giang và sắc sảo. Hoàng Kim Ngọc và Tiến Lộc (vai Thành) trở thành một cặp vợ chồng rất đẹp đôi trên màn ảnh.Sau phim Về nhà đi con, Lửa ấm, nữ diễn viên cũng không tham gia đóng phim vì tập trung cho việc kinh doanh và gia đình, đi du lịch khắp nơi trên thế giới. Hơn nữa theo nữ chính phim Đèn âm hồn, cô luôn chờ đợi những vai diễn phù hợp với gương mặt và ngoại hình hơi cá tính của mình. Trở lại màn ảnh trong vai nữ chính Đèn âm hồn của đạo diễn Hoàng Nam sẽ ra rạp vào mùng 10 Tết Nguyên đán năm nay, Hoàng Kim Ngọc cho biết mình nhận vai vì thấy nhớ nghề và cũng tin vào tay nghề của đạo diễn phim để tạo nên góc nhìn khác biệt. "Rất lâu rồi tôi mới đóng phim trở lại nên đây cũng là vai diễn nhiều thách thức với tôi", nữ diễn viên chia sẻ.
Tham gia đoàn kiểm tra còn có Phó thủ tướng Mai Văn Chính; đại diện Ủy ban Kiểm tra (UBKT) T.Ư và đại diện các ban ngành của T.Ư Đảng, Văn phòng Chính phủ. Tại buổi làm việc, đại diện UBKT T.Ư công bố quyết định kiểm tra 1923 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận.Theo Quyết định số 1923, đoàn kiểm tra sẽ nghe Tỉnh ủy Bình Thuận báo cáo các nội dung về tổng kết Nghị quyết số 18 ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kết luận số 121 ngày 24.1.2025 về tổng kết Nghị quyết 18, gắn với việc thành lập và hoạt động của các đảng bộ mới thuộc tỉnh ủy.Đồng thời triển khai, thực hiện Chỉ thị số 35 ngày 14.6.2024 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Kết luận số 118 ngày 18.1.2025 điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị 35.Bên cạnh đó, quán triệt triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Và nội dung cuối cùng là việc thực hiện Kết luận số 123 ngày 24.1.2025 của T.Ư Đảng về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt từ 8% trở lên.Tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra, ông Đặng Hồng Sỹ, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận, báo cáo tóm tắt những nội dung chính xung quanh việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; công tác chuẩn bị đại hội đảng các cấp và giải pháp tăng trưởng kinh tế đạt từ 8% trở lên của năm 2025. Đồng thời kiến nghị với đoàn công tác một số nội dung còn vướng mắc, khó khăn mà Bình Thuận đang gặp phải.Cũng tại buổi làm việc, đại tá Lê Quang Nhân, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận báo cáo với đoàn công tác quá trình thực hiện tinh gọn bộ máy sau khi giải thể công an 10 huyện; đồng thời kiến nghị giải quyết một số vướng mắc trong quá trình tiếp nhận một số nhiệm vụ mới về ngành công an.Sau khi nghe các thành viên đoàn kiểm tra có ý kiến, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh: "Việc sáp nhập lần này là chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ. Đây không phải là sáp nhập cơ học, mà việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy nhằm tạo ra sức mạnh, hoạt động của bộ máy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn". Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Bình Thuận phải nhìn thẳng vào thực tế của tỉnh để tìm giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc, phát huy được thế mạnh để đầu tư phát triển, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp tốt hơn nữa trong quá trình tinh giản bộ máy.Đối với giải pháp tăng trưởng từ 8% trở lên, Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Bình Thuận phải có giải pháp cụ thể, đổi mới mô hình tăng trưởng, không quá phụ thuộc vào các giải pháp truyền thống, phải có sáng tạo, dựa vào tiềm năng lợi thế của tỉnh; tháo gỡ các nút thắt hiện nay để tăng tốc và đạt được mục tiêu mà nghị quyết của Chính phủ giao.Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình lưu ý Bình Thuận bám sát chỉ đạo của T.Ư khi sắp xếp chính quyền cơ sở chỉ còn xã và tỉnh, bỏ cấp huyện. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh không còn cấp huyện, tỉnh cần phải làm tốt công tác chính trị, tư tưởng trong cán bộ, đảng viên; bảo đảm hoạt động của cả hệ thống chính trị phải nhịp nhàng, liên tục, không làm ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.Trước đó, các thành viên đoàn kiểm tra đã làm việc với Đảng bộ một số địa phương, TP.Phan Thiết và một số sở ngành.
SCMP: Ai sẽ gia nhập hàng ngũ lãnh đạo quân đội Trung Quốc tại Đại hội 20?
Với em Hoàng Lê Minh Ngọc ở khóm 1, thị trấn Bến Quan, H.Vĩnh Linh, Quảng Trị, để có cơ hội trở thành một người lính là cả quá trình không ngừng nỗ lực. Tốt nghiệp THPT, 2 năm liền, Minh Ngọc thi tuyển vào Học viện Cảnh sát nhân dân và Học viện Kỹ thuật quân sự. Tuy nhiên kết quả chưa như mong đợi. Không nản chí, ngay sau 4 năm hoàn thành xuất sắc việc học tại Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế thì Minh Ngọc trở về địa phương, tiếp tục tự nguyện viết đơn đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự. Và Ngọc đã được tuyển chọn."Để tham gia vào môi trường quân đội thì cần rất nhiều tiêu chuẩn cao để có thể vào được. Xác định điều đó, em quyết tâm thứ nhất là rèn luyện thể dục thể thao thứ hai nữa nâng cao kiến thức của mình. Khi nhận được lệnh nhập ngũ, em rất mừng và háo hức. Em sẽ phấn đấu, sau 2 năm nhập ngũ sẽ thành 1 chiến sĩ tốt", Minh Ngọc nói.Cùng với Hoàng Lê Minh Ngọc, tại huyện Vĩnh Linh còn có thêm 3 cô gái đã hiện thực hóa mong ước làm người lính trong mùa tuyển quân năm 2025. Đó là các nữ tân binh: Ngô Thị Quỳnh Chi, ở thôn Tân Trại 2, xã Vĩnh Giang; Lê Vân Diễm Quỳnh, ở thôn Liêm Công Đông, xã Hiền Thành và Lê Thị Ánh Minh, ở thôn Liêm Công Tây, xã Hiền Thành. Những cô gái đã góp phần lan tỏa hình ảnh đẹp, truyền cảm hứng về tuổi trẻ không ngại thử thách, thực hiện nghĩa vụ quân sự vừa là trách nhiệm, vừa là vinh dự lớn của thanh niên Việt Nam."Còn khoảng 1 tuần lễ nữa thì em sẽ vào môi trường quân đội. Em đã chuẩn bị rất sẵn sàng về tinh thần và em mong muốn mình có thể học tập cống hiến hết mình, thực hiện những nhiệm vụ được giao. Để những năm tháng trong quân ngũ sẽ là thời gian ý nghĩa và đẹp nhất của tuổi thanh xuân", Ngô Thị Quỳnh Chi chia sẻ. Theo kế hoạch, năm 2025, tỉnh Quảng Trị sẽ có 1.000 công dân lên đường nhập ngũ. Với tri thức, sức khỏe, lý tưởng và mang theo niềm tự hào, tin tưởng từ gia đình, địa phương, những thanh niên ưu tú sẽ tiếp tục góp sức trẻ, phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng của quê hương trong giai đoạn mới.