Lùi để giữ
Nếu lần đầu bước vào khoang nội thất một chiếc ô tô mới, chưa vận hành hầu hết đều nhận thấy khoang nội thất trên xe mới đều có mùi. Tuy nhiên, không phải mùi trên chiếc ô tô mới nào cũng giống nhau.Vậy mùi trong khoang nội thất ô tô mới xuất phát từ đâu là liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng là điều không phải ai cũng biết (!?)Thực tế, mùi trên ô tô mới nhiều người thường ngửi thấy đến từ các hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất nhiều bộ phận trong nội thất ô tô, chẳng hạn như nhựa, ghế da, keo dán và nhiều loại bề mặt khác trên xe. Các hóa chất này hòa trộn với nhau khi bay hơi tạo ra một mùi mà chúng ta gọi là mùi của một chiếc ô tô mới.Những hóa chất này được gọi là VOC (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi). Đây là một loại hóa chất dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng. Những mùi trong nội thất ô tô mới có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi hoặc kích ứng mắt, mũi và cổ họng… với một số người bị dị ứng mùi lạ.Chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy VOC từ ô tô mới gây ra các bệnh nghiêm trọng lâu dài. Thông thường sau một thời gian ngắn sử dụng, mùi trên nội thất ô tô mới sẽ dần bay hơi và biến mất.Mặc dù mùi trên ô tô mới không gây hại trong thời gian ngắn, nhưng việc giảm thiểu tiếp xúc với mùi hóa chất là điều nên làm. Có nhiều cách để mùi trên nội thất ô tô mới sớm mất đi.Đầu tiên, khi đỗ xe nên mở cửa sổ để thông gió để không khí lưu thông và để mùi thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, có thể sử dụng máy lọc không khí để làm giảm lượng VOC trong không khí bên trong xe hoặc sử dụng các sản phẩm hấp thụ mùi như cà phê rang có thể giúp hấp thụ mùi khó chịu.Hạn chế ngồi trong xe ô tô trong thời gian dài đặc biệt là khi thời tiết nóng. Bởi khi nhiệt độ môi trường tăng sẽ đẩy nhanh tốc độ bay hơi của hóa chất. Theo kinh nghiệm của người dùng ô tô, sau khoảng 6 tháng, mùi trên nội thất ô tô mới sẽ dần biến mất.Người thợ mộc hơn 500 ngày chăm con trai ung thư xương: 'Tôi lún nợ rồi'
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.
Năng lực tên lửa Triều Tiên sau 30 năm
Mạng xã hội mới đây xuất hiện một đoạn video ghi lại tình huống giao thông nguy hiểm khiến nhiều người phải "thót tim"; khi một người đàn ông liều lĩnh lái xe máy chạy ngược chiều trên cao tốc, thậm chí phóng với tốc độ cao và ngang nhiên đi len lỏi giữa hai hàng ô tô.Vụ việc được xác định xảy ra vào gần 15 giờ ngày 16.2.2025 trên tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, đoạn qua địa bàn xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.Theo hình ảnh trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô cùng lưu thông, thời điểm nói trên, ô tô này đang di chuyển trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, hướng về TP.HCM. Khi đến khu vực gần cầu vượt C1 (lối ra DT878), tài xế một phen hoảng hốt khi phát hiện phía trước xuất hiện một xe máy màu đỏ loại Honda SH (chưa rõ biển số), do người đàn ông điều khiển đang chạy ngược chiều, lao thẳng về phía ô tô.Đáng nói hơn, không chỉ chạy ngược chiều trên cao tốc, người đàn ông này còn liều lĩnh điều khiển xe máy phóng với tốc độ cao. Thậm chí ngang nhiên đi len lỏi giữa hai làn đường ô tô, ngay thời điểm đang có rất đông phương tiện di chuyển.May mắn, tài xế ô tô gắn camera hành trình và các ô tô khác đã kịp phát hiện xe máy ngược chiều để tránh vụ tai nạn nghiêm trọng.Mặc dù vậy, trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau khi được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm cũng đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem đều tỏ ra hết sức bất bình và ngán ngẩm trước hành vi lái xe xem thường luật, bất chấp nguy hiểm của người đàn ông nói trên.Bên cạnh đó, không ít cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh, truy tìm và xử phạt nghiêm trường hợp vi phạm. Đồng thời, cần có thêm giải pháp để hạn chế người dân điều khiển xe máy đi vào cao tốc.Đi xe máy vào cao tốc xử phạt ra sao?Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Đồng thời trừ 6 điểm Giấy phép lái xe.Trường hợp thực hiện hành vi gây tai nạn mức phạt từ 10 - 14 triệu đồng, trừ 10 điểm Giấy phép lái xe.
Ngày 13.2, PV Báo Thanh Niên đã nêu câu hỏi với người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng về việc Việt Nam chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới và kế hoạch làm giảm thâm hụt thương mại với Mỹ, qua đó giảm rủi ro bị áp thuế từ chính quyền Tổng thống Donald Trump. Bà Phạm Thu Hằng cho biết, Việt Nam luôn quan tâm và theo dõi sát tình hình quốc tế để có các biện pháp phù hợp, giảm thiểu tác động lên nền kinh tế, đồng thời đóng góp cho thương mại quốc tế phát triển lành mạnh."Chúng tôi cam kết tuân thủ nghiêm túc các cơ chế luật pháp quốc tế, các cam kết thương mại song phương và đa phương, tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng thể chế, nâng cao năng lực, tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại, góp phần vào sự tăng trưởng lành mạnh của nền kinh tế", bà Hằng khẳng định.Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 25% với tất cả sản phẩm nhôm thép nhập khẩu vào Mỹ từ ngày 4.3, bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam đã và đang phối hợp với Mỹ để phát triển quan hệ song phương dựa trên nền tảng của Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. "Trên thực tế, trong thời gian qua, thương mại đầu tư giữa hai nước đã phát triển tốt đẹp, đáp ứng nguyện vọng của Chính phủ và người dân hai nước. Việt Nam sẵn sàng làm việc trên quan điểm hợp tác và xây dựng nhằm chia sẻ thông tin, giải quyết những vấn đề hai bên cùng quan tâm và củng cố hơn nữa mối quan hệ kinh tế hai nước", người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết.Trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài về các biện pháp hỗ trợ của Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam trước các thách thức từ cạnh tranh thương mại toàn cầu, bà Hằng thông tin, đối với các doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam tiếp tục có những quy định đơn giản hóa, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp nước ngoài yên tâm làm ăn tại Việt Nam."Đối với đối tác Mỹ, chúng tôi sẵn sàng và sẽ tiếp tục trao đổi, làm việc trên tinh thần xây dựng, hợp tác với Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hợp tác và tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại, để quan hệ kinh tế - thương mại song phương phát triển hơn nữa", bà Hằng nói.
U.23 Việt Nam biến động trước tứ kết châu Á, ai trở lại và ai vắng mặt?
“Tiên muốn đối mặt với lỗi lầm của mình một cách trung thực, không né tránh. Nhận lời tham gia quảng cáo nhưng chưa nắm rõ sản phẩm một cách tường tận, đó là sai lầm đầu tiên. Không thể bao biện bằng những điều khác, vì điều đó không làm cái sai của Tiên nhỏ lại. Là một người may mắn được khán giả yêu thương, nhưng có lúc lại đáp trả tình cảm ấy bằng sự bất cẩn, đó là sai lầm thứ hai và cũng là sai lầm lớn nhất”, Thùy Tiên cho biết thêm.Theo Thùy Tiên, việc hối hận và lời xin lỗi là chưa đủ và chưa thể bù đắp đối với sai lầm của mình. Nàng hậu chọn cách đối mặt, nghiêm túc có hành động sửa sai. Cô bộc bạch: “Có thể Tiên được tha thứ, có thể không, nhưng điều quan trọng nhất là Tiên nhận thức sâu sắc lỗi lầm của mình. Vì cảm giác đáng sợ nhất không phải là bị mọi người la mắng, mà là nhận ra mình đã làm tổn thương niềm tin của những người yêu thương mình. Một lần nữa, Tiên cúi đầu xin lỗi tất cả mọi người và nhất định sẽ sửa sai”.Miss Grand Vietnam 2021 cũng đưa ra 3 phương hướng sửa sai, trong đó, cô khẳng định sẽ phối hợp với nhãn hàng để hỗ trợ đền bù, hoàn trả cho những người tin tưởng mình. Cô quan niệm “ở bất kỳ vai trò nào, một người làm sai thì phải chịu trách nhiệm”. Ngoài ra, người đẹp cho biết sẽ tìm kiếm cơ hội hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước hoặc các chuyên gia thực phẩm để học hỏi, phụ giúp họ chia sẻ những thông tin hữu ích về quy chuẩn an toàn trong sản xuất, quảng bá và sử dụng sản phẩm, đặc biệt là trong ngành thực phẩm. “Tiên muốn sửa một điều sai, ít nhất bằng một điều đúng”, cô chia sẻ.Trong thời gian tới, Thùy Tiên đặt mục tiêu tham gia các chương trình nói về trách nhiệm của KOLs trong việc quảng bá sản phẩm với tư cách là một ví dụ về sai lầm. Cô hy vọng điều đó sẽ trở thành bài học giúp người khác tránh mắc phải. “Bài học lớn nhất của Tiên chính là đừng bao giờ lơ là, dù mình có đi đâu và làm gì, mình vẫn mang trên vai trách nhiệm với tình cảm, sự tin tưởng của rất nhiều người. Đây không phải là lần cuối cùng Tiên đối diện với chính mình. Tiên sẽ không để sai lầm này bị lãng quên theo thời gian, mà sẽ dùng nó để tự nhắc nhở mình mỗi ngày”, hoa hậu 9X chia sẻ. Liên quan đến ồn ào, phía công ty Chị Em Rọt (CER) cho biết Thùy Tiên giữ vai trò KOLs quảng bá cho thương hiệu kẹo rau củ. Sự gắn kết của cô không dừng lại ở vai trò truyền thông mà còn xuất phát từ sự đồng cảm, tâm huyết với sản phẩm. Đơn vị này cũng khẳng định đến hiện tại, Miss Grand International 2021 không nhận bất kỳ khoản thù lao nào từ dự án. Như Thanh Niên thông tin, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử cho biết đã mời Hoa hậu Thùy Tiên cùng với Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục đến làm việc liên quan vụ bán sản phẩm kẹo rau củ Kera. Theo đó, Miss Grand Vietnam 2021 được xác định là khách mời trong phiên livestream, cô cùng hai người bạn nhận lỗi vì đã cung cấp thông tin sản phẩm kẹo rau củ không đúng sự thật. Thùy Tiên bị nhắc nhở chú ý hơn trong việc tuân thủ các quy định về quảng cáo và các quy định cung cấp thông tin trên mạng.