Tủ đồ ngập sắc trắng đen là tông chủ đạo cho mùa noel năm nay?
Mâm xe đa chấu vẫn là loại kích thước 18 inch nhưng đã được thiết kế lại và phối 2 tông màuNhan sắc như búp bê của Jang Won Young (Ive)
Nghệ sĩ Linh Tâm là ngôi sao cải lương nổi tiếng, ghi dấu ấn qua các vở kinh điển như Giũ áo bụi đời, Đèn khuya, Tướng cướp Bạch Hải Đường, Người không cô đơn… Linh Tâm thường kết hợp ăn ý với NSƯT Vũ Linh, tạo nên một cặp thiện - ác trên sân khấu. Khi đàn anh qua đời, nam nghệ sĩ lập bàn thờ riêng, không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng vì mất đi một người bạn diễn ăn ý trên sân khấu cải lương.
Cô gái Pháp tìm được gia đình ruột thịt sau 30 năm: Lá đơn gan ruột và lời cảm ơn Thanh Niên
Sáng 10.2, Đội CSGT Cát Lái (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan cứu nạn, xử lý hiện trường vụ tai nạn xe đầu kéo xảy ra trên đường Võ Chí Công.Khoảng 6 giờ 15 cùng ngày, chiếc xe đầu kéo do nam tài xế điều khiển chạy trên đường Võ Chí Công, hướng từ vòng xoay Liên Phường đi vòng xoay Phú Hữu. Lúc phương tiện đi qua địa bàn P.Phú Hữu thì bất ngờ mất lái, tông vào dải phân cách, đầu xe tiếp tục lao xuống lề đường.Vụ việc làm xe đầu kéo hư hỏng nặng, 1 trụ đèn chiếu sáng giao thông bị cùng 150 mét dải phân cách bị tông bể. Nam tài xế bị kẹt trong buồng lái được người dân hỗ trợ ra ngoài trong tình trạng bị thương nhẹ. Vụ tai nạn làm giao thông qua khu vực bị ảnh hưởng. Nhận tin báo, Đội CSGT Cát Lái phối hợp các đơn vị liên quan điều tiết giao thông, xử lý hiện trường, cứu hộ phương tiện, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Đội CSGT số 4, Phòng CSGT Công an TP.Hà Nội vừa lập hồ sơ xử lý một tài xế ô tô biển vàng có hành vi dùng băng dính đen dán vào biển số xe để che đi một chữ số và "hô biến" chữ F thành E, nhằm né phạt nguội.CSGT cho hay, với lỗi vi phạm trên, tài xế xe ô tô sẽ bị xử phạt từ 20 - 26 triệu đồng và trừ 6 điểm trên giấy phép lái xe, theo quy định tại Nghị định 168/2024.Nhiều năm nay, tình trạng dùng băng dính để dán vào biển số luôn là chủ đề nhận được quan tâm trên các diễn đàn mạng xã hội về xe cộ. Nhiều trường hợp đã bị lên án, xử phạt, nhưng vẫn có vi phạm mới.Qua các vụ việc bị phát hiện, lời khai của tài xế vi phạm cho thấy lý do chủ yếu của việc dán biển số là để né phạt nguội, gây khó khăn cho cơ quan chức năng khi xác định phương tiện vi phạm giao thông.Anh Nguyễn Long, 37 tuổi, trú tại Hà Nội, cho rằng việc dán biển số là hành vi mang tính chất cố ý, thể hiện sự "khôn lỏi" và ý thức chấp hành pháp luật kém. Người thực hiện hành vi này với mong muốn "thoải mái vi phạm" mà không lo bị xử lý, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về an toàn, trật tự giao thông, vì thế cần phải phạt thật nghiêm.Luật sư Hà Công Tâm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, đánh giá việc dán biển số có thể mang đến ít nhất 3 hệ lụy. Thứ nhất là cản trở, gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong phát hiện, xử lý vi phạm vi phạm về an toàn giao thông. Thứ hai là gây phiền hà cho chủ phương tiện khác nếu xảy ra tình huống biển số trùng với biển số dán băng dính, dẫn tới nhầm lẫn.Thứ ba, cũng là hệ lụy đáng lo nhất, khi liên quan đến yếu tố tội phạm. Rất có thể xảy ra tình huống gây tai nạn rồi dán biển số, bỏ trốn; hoặc dán biển số để sử dụng phương tiện vào mục đích phạm tội nhằm che giấu hành vi phạm pháp…Trước đây, Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021) quy định mức phạt tiền 4 - 6 triệu đồng đối với hành vi dán, che mờ biển số ô tô. Nhiều ý kiến nhận định mức phạt này còn thấp, chưa đủ sức răn đe, khiến người vi phạm sẵn sàng chịu phạt để né các lỗi có mức phạt cao hơn.Cục CSGT Bộ Công an đề cập đến các hành vi dùng băng dính màu đen, giấy trắng, khẩu trang y tế hoặc bùn đất để che một phần hoặc thay đổi thông tin trên biển số xe. Đây được coi là lỗi cố ý nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý, gây ra nhiều hệ lụy cho người tham gia giao thông.Thời gian qua, cùng với việc triển khai quyết liệt nhiều kế hoạch tuần tra kiểm soát và xử lý các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra các vụ tai nạn giao thông, lực lượng CSGT xác định hành vi gắn biển số giả, cố tình thay đổi thông tin biển số xe là một trong những nội dung trọng tâm cần phát hiện để xử lý nghiêm.Đặc biệt, Nghị định 168/2024 có hiệu lực từ 1.1.2025, nâng mức phạt tiền lên nhiều lần (từ 4 - 6 triệu đồng lên 20 - 26 triệu đồng) đối với hành vi "dán lên chữ, số của biển số xe; gắn biển số bị bẻ cong, che lấp, làm thay đổi chữ, số, màu sắc (của chữ, số, nền biển số xe)…".Luật sư Hà Công Tâm ủng hộ việc tăng chế tài như quy định tại nghị định mới, vì cho rằng đây là giải pháp trực tiếp nhất để ngăn chặn hành vi vi phạm. "Mức phạt cao sẽ khiến tài xế e dè, triệt tiêu tâm lý "cùng lắm là nộp phạt". Khi đã lo cho túi tiền thì tất nhiên sẽ không còn "đất sống" cho vi phạm nữa", luật sư nói.Nhiều bạn đọc thắc mắc trường hợp che, dán thay đổi thông tin biển số xe để tránh phạt nguội (ví dụ F dán băng dính đen thành E; số 3, số 0 thành số 8...) mà vi phạm giao thông và bị phạt nguội, vô tình trùng biển số xe khác không vi phạm giao thông thì có bị phạt oan.Bộ Công an cho hay, khi nhận được thông báo vi phạm liên quan đến phương tiện do mình là chủ phương tiện, nhưng không phải xe của mình do các phương tiện khác cố tình làm thay đổi chữ, số của biển số; chủ phương tiện phản ánh trực tiếp đến cơ quan công an nơi gửi thông báo để tiến hành xác minh.Cơ quan công an nơi phát hiện vi phạm sẽ có trách nhiệm xác minh, làm rõ và trả lời. Việc xác minh được thực hiện đồng bộ trên dữ liệu thu được từ hệ thống camera quan sát, giám sát và nhận dạng biển số trên tuyến với độ chính xác cao, sẽ loại trừ được các phương tiện bị nhận dạng nhầm do hành vi che, dán biển số; đồng thời phân tích, làm rõ biển số phương tiện thực hiện hành vi che, dán biển số để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Lá lành đùm lá rách: Người đầu bếp gặp nạn, hôn mê xuyên tết cần giúp đỡ
Chiều 13.2, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ của UBND TP.HCM, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh rằng Thông tư số 29 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm, học thêm (có hiệu lực từ ngày 14.2.2025) đã "trả lại sự tôn nghiêm của ngành giáo dục"."Thông tư này nhằm đảm bảo công tác quản lý về dạy thêm, học thêm đi vào khuôn khổ, chặt chẽ hơn, nề nếp hơn chứ không phải để cấm dạy thêm", ông Minh giải thích.Theo ông Minh, hiện nay nhu cầu học thêm để nâng cao kiến thức và phát triển năng lực của học sinh ngày càng cao. Khi được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới thành phố học tập toàn cầu, TP.HCM cũng xác định rằng việc học tập của công dân là suốt đời. Trong đó, việc học thêm có vai trò hỗ trợ học sinh phát triển bản thân để từ đó đóng góp cho đất nước. Tuy nhiên, cần xác định rằng việc học thêm phải hoàn toàn tự nguyện."Thông tư 29 đã quy định rất rõ vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị, cơ quan ban ngành. UBND TP.HCM cũng đã có văn bản chỉ đạo các quận, huyện và TP.Thủ Đức để triển khai các nội dung hướng dẫn. Sở GD-ĐT TP.HCM đang lấy ý kiến các sở, ban, ngành về việc quản lý dạy thêm trên địa bàn", ông Minh thông báo và nhấn mạnh rằng việc thực hiện Thông tư 29 sẽ không có trường hợp ngoại lệ, du di cho cá nhân nào.Ông Minh cho biết việc dạy thêm ngoài nhà trường cần thực hiện đúng quy định. Giáo viên muốn dạy thêm thì phải thực hiện tại các cơ sở có đăng ký kinh doanh hợp pháp chứ không có ngoại lệ dù chỉ dạy kèm 2 - 3 học sinh hay theo nhóm nhỏ.Ngoài ra, đối với giáo viên trường công lập, luật Viên chức đã quy định rõ rằng họ không được tham gia quản lý, điều hành hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường và Thông tư 29 tiếp tục khẳng định lại quy định này.Một điểm quan trọng khác của Thông tư 29, theo ông Minh, là giáo viên không được dạy thêm thu phí đối với học sinh chính khóa trong nhà trường.Giáo viên phải tổ chức dạy học trên lớp đầy đủ, cung cấp kiến thức cần thiết để học sinh có thể tự học, thay vì chừa, giữ lại nội dung để ép học sinh học thêm ngoài giờ. Điều này "giúp duy trì tính nghiêm minh của giáo dục, tránh tình trạng học thêm chỉ để đối phó với bài kiểm tra hoặc kỳ thi"."Trước đây quy định cho phép việc dạy thêm trong nhà trường có thu phí, dẫn đến tình trạng giáo viên không dạy hết nội dung trong giờ chính khóa để dành cho lớp học thêm. Điều này ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành giáo dục. Vì vậy, Thông tư 29 quy định rằng dạy thêm trong nhà trường chỉ được tổ chức miễn phí cho ba nhóm học sinh: chưa đạt chuẩn kiến thức, có nhu cầu bồi dưỡng năng khiếu và học sinh cuối cấp cần ôn thi. Nhà trường có trách nhiệm tổ chức các lớp học này không thu phí", ông Minh nói.Theo đó, Bộ GD-ĐT đã có văn bản chỉ đạo rõ ràng về vấn đề này, có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục trong việc tổ chức ôn tập và bồi dưỡng học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp.Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cũng nhắc lại về việc không có chuyện cấm hoàn toàn việc dạy thêm, mà chỉ là việc quản lý chặt chẽ hơn để đảm bảo ngành giáo dục thực hiện đúng mục tiêu của mình.