Từng là hiện thân của quỷ Satan, mèo đen ở đâu lại mang đến sự may mắn?
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay với lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Năm 2025, lãi suất cho vay đối với hộ nghèo được Chính phủ quy định là 4,7%/năm. Trong khi đó, mức lãi suất cho vay đối với người mua, thuê mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 6,6%/năm là quá cao.Bên cạnh đó, hiệp hội cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét xây dựng cơ chế cho người trẻ (từ 18-45 tuổi) mua căn nhà đầu tiên được vay tín dụng với lãi suất thương mại hợp lý chỉ khoảng 6-7%/năm được bảo đảm khoản vay bằng chính căn nhà đó. Thời gian cho vay trong 10-15 năm sẽ tạo "cú huých", khuyến khích các doanh nghiệp tái cấu trúc các dự án bất động sản hiện hữu, chuyển hướng đầu tư sang phân khúc nhà ở thương mại giá vừa túi tiền. Việc này cùng với Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030 sẽ tái cấu trúc thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững. Bởi lẽ HoREA cho rằng, đa số người trẻ có chí tiến thủ, còn một khoảng đời dài để làm ăn và trả nợ, thông thường sau khoảng 10-15 năm sẽ có thu nhập tăng gấp đôi hoặc hơn gấp đôi, nên hầu như không có rủi ro cho các ngân hàng thương mại cho vay.Song song đó, HoREA cũng cho rằng cần xem xét bổ sung vào Nghị định 100/2024 quy định công nhận nhà trọ cho thuê dài hạn theo tháng, theo năm cũng là một loại nhà ở xã hội, là nhà ở riêng lẻ do cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng cho thuê, mà người thuê chủ yếu là công nhân, lao động, người nhập cư. Quy định này nhằm để cho các chủ nhà trọ được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng, về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Điển hình là TP.HCM có khoảng 60.470 người kinh doanh phòng trọ cho thuê dài hạn với tổng số phòng trọ 560.000 phòng, đáp ứng chỗ thuê trọ cho 1,4 triệu người nhưng hiện nay, do chưa được hỗ trợ theo chính sách nhà ở xã hội nên các chủ nhà trọ phải nộp thuế khoán bằng 7%/doanh thu, bao gồm 5% thuế giá trị gia tăng và 2% thuế thu nhập cá nhân. Mức thuế khoán này tương tự như các chủ khách sạn mini thuộc loại hình dịch vụ lưu trú ngắn hạn là không hợp tình hợp lý. Nếu công nhận nhà trọ cho thuê dài hạn là một loại hình nhà ở xã hội thì các chủ nhà trọ sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về thuế như được giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với nhà ở xã hội. Khi đó, chủ nhà trọ chỉ phải nộp thuế khoán/doanh thu là 3,5% và còn được vay tín dụng ưu đãi để xây dựng, cải tạo hoặc sửa chữa nhà trọ phục vụ người thuê...Vinhomes đạt tổng doanh thu hơn 8.200 tỉ đồng trong quý đầu năm
Tại Việt Nam có tới khoảng 85% trẻ em Việt Nam bị sâu, sún răng sữa." Sâu răng có thể bắt đầu ngay khi chiếc răng đầu tiên mọc lên. Nếu không được điều trị, nó có thể gây đau, nhiễm trùng và phá hủy răng sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ.Nhiều người cho rằng thói quen ăn vặt và đồ ngọt, cùng với vệ sinh răng miệng kém, là nguyên nhân chính gây ra sâu sún răng. Tuy nhiên, nhiều người chưa nhận thức được nguyên nhân sâu xa của vấn đề này.Mảng bám trên răng là lớp màng trơn nhầy không màu, chứa hàng tỷ vi khuẩn và liên tục hình thành. Khi trẻ ăn, đặc biệt là đồ ngọt, vi khuẩn trong mảng bám "ăn" đường, sản sinh axit ăn mòn lớp men răng, gây sâu răng. Đồ ngọt càng nhiều, mảng bám càng hình thành nhanh chóng, thường tập trung ở các vị trí khó quan sát như kẽ răng, viền nướu, mặt sau của răng, khiến việc làm sạch trở nên khó khăn.Răng sữa của trẻ cũng đặc biệt nhạy cảm, vì men răng mỏng và ít khoáng hóa, dễ bị ăn mòn nếu không vệ sinh kỹ lưỡng. Vì vậy, để phòng ngừa sâu răng cho trẻ, việc đầu tiên và quan trọng nhất là làm sạch mảng bám.Theo Viện Nghiên cứu Nha khoa Quốc gia Hoa Kỳ, mảng bám không chỉ gây sâu răng mà còn dẫn đến viêm nướu và các bệnh về răng miệng khác. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ.Chưa hiểu rõ vai trò của làm sạch cơ học, nhiều phụ huynh chỉ tập trung vào việc chống lại vi khuẩn gây sâu răng. Trẻ nhỏ trong giai đoạn 1-3 tuổi thường không hợp tác, dẫn đến việc cha mẹ chọn các biện pháp đơn giản như xịt hoặc bôi mà bỏ qua khâu làm sạch mảng bám.Những biện pháp này không thể làm sạch răng triệt để. Nếu không thực hiện đúng cách, chúng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Dù có sử dụng hoạt chất diệt vi khuẩn, nhưng nếu không làm sạch mảng bám và thức ăn thừa, chúng sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn khác, thúc đẩy hình thành mảng bám mới. Nếu cha mẹ không áp dụng các phương pháp làm sạch cơ học như đánh răng hay dùng gạc làm sạch bề mặt răng, sẽ vô tình tạo điều kiện cho mảng bám hình thành nhanh và dày hơn.Tốt hơn, cha mẹ cần tìm hiểu phương pháp làm sạch răng miệng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ và hướng dẫn con thực hiện đúng ngay từ khi những chiếc răng đầu tiên xuất hiện.Để làm sạch răng cho trẻ hiệu quả, việc đầu tiên là loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám trên răng. Nếu bỏ qua bước này, các biện pháp như xịt hay bôi sẽ không phát huy tác dụng bảo vệ răng khỏi vi khuẩn gây sâu răng.Có nhiều phương pháp làm sạch mảng bám, nhưng không phải phương pháp nào cũng phù hợp với trẻ em, do tình trạng răng miệng nhạy cảm. Kết hợp làm sạch cơ học và sinh học với các hoạt chất là cách đơn giản mà mẹ có thể áp dụng.Làm sạch cơ học cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh tổn thương nướu và men răng. Khi chọn sản phẩm làm sạch, mẹ nên chọn loại không gây kích ứng, tránh khiến trẻ sợ hãi và không hợp tác.Trong giai đoạn 1-3 tuổi, ngoài việc hướng dẫn trẻ đánh răng, mẹ có thể sử dụng gạc vệ sinh răng miệng. Sản phẩm này giúp kiểm soát lực tác động, vệ sinh răng, lưỡi và nướu một cách hiệu quả. Điều này không chỉ giúp giữ răng miệng sạch sẽ mà còn xây dựng thói quen tốt trong chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ nhỏ.Không thể ngăn cấm con ăn kẹo nhưng giúp con làm sạch răng đúng cách là việc hoàn toàn có thể trong tầm tay của cha mẹ để giúp con có răng miệng khỏe về lâu dài! Chăm sóc răng sữa là việc vô cùng quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ. Gạc chống sâu sún răng Dr. Papie 1+ chính là giải pháp hoàn hảo mà mẹ cần để chăm sóc răng miệng cho bé yêu từ khi con tròn 1 tuổi.Trong mỗi miếng Gạc chống sâu sún răng Dr.Papie 1+ đều có thành phần Lactoferrin, Fibregum B, Xylitol, NaCl nên sẽ làm sạch và ngăn ngừa mảng bám cứng đầu, tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng, tái khoáng hóa men răng. Từ đó giữ cho nướu và lưỡi luôn khỏe mạnh, men răng cứng cáp, đồng thời đem lại hơi thở thơm mát tự nhiên.Thành phần dịch chiết lá hẹ trong gạc là kháng sinh tự nhiên, có tác dụng giảm viêm, giảm đau khi bé đang trong giai đoạn mọc răng lại an toàn tuyệt đối, không lo tác dụng phụ. Nhờ vậy, việc vệ sinh răng miệng cho bé không còn là nỗi lo của mẹ.Mẹ muốn con có hàm răng chắc khỏe và nụ cười tươi tắn, đừng bỏ qua Gạc chống sâu sún răng Dr.Papie 1+!Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:Địa chỉ: Số 28-30 TT4A, Khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà NộiSố lưu hành: 240001154/PCBA-HN
Sôi động giải bóng đá Hội đồng hương huyện Núi Thành
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, từ rạng sáng đến 12 giờ ngày 2.2 (mùng 5 tết), hàng vạn phương tiện, chủ yếu là xe máy, qua cầu Rạch Miễu đi về TP.HCM. Phương tiện nối đuôi nhau kéo dài từ khu vực TP.Bến Tre đến gần trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu.Llực lượng CSGT 2 tỉnh Bến Tre và Tiền Giang liên tục điều tiết giao thông cầu Rạch Miễu thành đường một chiều (hướng qua Tiền Giang) để giải phóng phương tiện, mỗi đợt kéo dài từ 20 - 30 phút. Nhờ vậy, xe ô tô, xe tải chỉ mất khoảng 30 phút - 1 giờ là có thể di chuyển từ khu vực TP.Bến Tre.Trong khi đó, trên QL60 hướng về tỉnh Bến Tre tuy không nhiều nhưng do bị điều tiết từng đợt kéo dài nên thời gian di chuyển của các phương tiện qua khu vực này cũng mất hơn 30 phút mới qua được cầu Rạch Miễu. Đại diện Công ty BOT cầu Rạch Miễu cho biết, từ ngày 25.1 (26 tháng Chạp) đến nay, lượng xe qua cầu Rạch Miễu tăng cao, trung bình khoảng 28.000 lượt phương tiện/ngày. Do đó, để việc điều tiết của CSGT 2 tỉnh Bến Tre và Tiền Giang thêm hiệu quả, trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã phối hợp xả trạm tổng cộng 39 lần.
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.
VIFA EXPO 2024: Nơi kết nối cung - cầu nội thất Việt Nam và thế giới
Năm 2024 được xem là một năm thành công của Minh Tuyết khi góp mặt trong chương trình Chị đẹp đạp gió. Ngoài việc góp mặt trong đội hình 'Hoa đạp gió', nữ nghệ sĩ còn mang đến hình ảnh hài hước, gần gũi với khán giả. Góp mặt trong chương trình Reply 2000s, Minh Tuyết đã có dịp nhìn lại chặng hành trình Chị đẹp đạp gió, đồng thời tiết lộ những thay đổi sau khi bước ra từ show thực tế.Cũng trong dịp này, ca sĩ Minh Tuyết còn có những phút trải lòng về chặng đường làm nghề, đặc biệt là quãng thời gian khó khăn khi rời Việt Nam sang Mỹ du học. Giọng ca Đã không yêu thì thôi cũng tranh thủ bật mí về người bạn đời luôn sẵn sàng ủng hộ, động viên cô trong hành trình theo đuổi đam mê ca hát.Kính mời quý khán giả xem trên chương trình Reply 2000s trên Thanh Niên Online, kênh YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên cùng kênh YouTube và TikTok iHay TV.