Nhóm bạn trẻ TP.HCM sáng kiến dùng phao chắn rác dưới kênh rạch
Nếu đi vào buổi chiều, nơi đây sẽ là điểm ngắm hoàng hôn lý tưởng khi có thể bắt trọn khoảnh khắc mặt trời lặn, xa xa là hình ảnh những chiếc máy bay chuẩn bị hạ cánh, bên tai là tiếng sóng vỗ vào bờ rất chill.Có phải nhân viên xinh đẹp thì luôn được ưu ái?
Ngày 9.1, tỉnh Quảng Ninh tổ chức gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ; đồng thời khen thưởng tiền vệ Nguyễn Hai Long sau khi cùng đội tuyển quốc gia vô địch AFF Cup 2024.Theo đó, tại cuộc gặp mặt, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã trao bằng khen, tặng hoa và tiền thưởng 350 triệu đồng cho tiền vệ Hai Long. Cùng với đó, lãnh đạo CLB Bóng đá Quảng Ninh trao thưởng 100 triệu đồng cho tiền vệ đã xuất sắc tạo nên bàn ấn định tỷ số 3-2 đầy cảm xúc, tại trận chung kết lượt về với Thái Lan.Tại buổi lễ, ông Vũ Đại Thắng - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh và các lãnh đạo tỉnh biểu dương, đánh giá cao đóng góp của Nguyễn Hai Long cho đội tuyển quốc gia Việt Nam trong hành trình giành chức vô địch AFF Cup 2024. Anh đang khoác áo CLB Hà Nội.Trước tình cảm của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và CLB bóng đá Quảng Ninh, Hai Long chia sẻ: “Thực sự đây là những ngày đặc biệt với tôi sau khi trở về từ AFF Cup 2024. Tôi vinh dự có mặt tại Văn phòng Chính phủ và được diện kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ngày hôm nay, tôi tiếp tục vinh dự có mặt ở đây gặp mặt các lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh. Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn các lãnh đạo tỉnh đã luôn động viên, khích lệ. Qua đây, tôi mong muốn lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm bóng đá Quảng Ninh để đội bóng tỉnh nhà sớm trở lại đấu trường cao nhất của bóng đá Việt Nam, cung cấp nhiều cầu thủ Quảng Ninh cho bóng đá nước nhà để thỏa lòng người hâm mộ đất Mỏ, làm rạng danh cho tỉnh Quảng Ninh. Tôi cũng mong rằng trong tương lai có cơ hội trở về cống hiến cho quê hương, mang lại nhiều niềm vui cho người hâm mộ”.Trước đó, vào tối qua (8.1), tại quê nhà H.Tiên Yên (Quảng Ninh) cũng tổ chức gặp mặt trao thưởng cho Hai Long. Tại quê nhà rất đông bạn bè, người thân, khán giả đã tới trụ sở UBND H.Tiên Yên để chụp ảnh, xin chữ ký với người con xuất sắc của quê hương mình. Tại AFF Cup 2024, Hai Long là cầu thủ đầu tiên ghi bàn cho đội tuyển quốc gia, đồng thời cũng là người sở hữu bàn kết liễu Thái Lan, tại trận chung kết lượt về.Chia sẻ về bàn thắng ấn tượng trước Thái Lan, tiền vệ Hai Long cho biết, tình huống cuối trận chung kết diễn ra rất nhanh. Sau khi quan sát thấy thủ môn của Thái Lan dâng lên tấn công vào những phút cuối trận và khung thành đã bỏ trống, dù ở tư thế khó nhưng Hai Long vẫn quyết định dứt điểm từ giữa sân. Trái bóng từ từ lăn vào lưới trống trước bất chấp nỗ lực chạy về cứu bóng của hậu vệ Thái Lan.Năm 2024 là năm viên mãn với cầu thủ sinh năm 2000 quê Quảng Ninh. Hai Long đã ra sân trọn vẹn 26 trận (14 trận đá chính) cho CLB Hà Nội ở V-League 2023 - 2024. Không những vậy, cầu thủ này còn là mảnh ghép quan trọng mùa này khi góp mặt ở đội hình chính 7 trong 9 trận của đội bóng thủ đô tại giải vô địch quốc gia. Anh nắm giữ vai trò sáng tạo trên hàng công, khi chơi như một số 10 toàn năng. Hai Long có thể lùi về kéo bóng, di chuyển xông xáo để phối hợp, rồi đẩy cao dứt điểm như một tiền đạo để mang đến thêm giải pháp cho hàng tiền đạo.
Lái thử Jaecoo 7: Xe Trung Quốc tham vọng chen chân vào thị trường Việt Nam
Theo Cục Dân số (Bộ Y tế), cục đã tham mưu Bộ Y tế trình Chính phủ Hồ sơ đề nghị xây dựng luật Dân số và dự thảo luật Dân số đề xuất 3 nhóm chính sách lớn: duy trì mức sinh thay thế; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; nâng cao chất lượng dân số.Đối với chính sách duy trì mức sinh thay thế, sau tiếp thu các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, dự thảo luật Dân số dự kiến trao quyền quyết định cho các cặp vợ chồng và cá nhân trong việc sinh con, thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng.Đồng thời, Bộ Y tế cũng đang dự thảo pháp lệnh Sửa đổi điều 10 của pháp lệnh Dân số, trong đó đề xuất mỗi cặp vợ chồng, cá nhân quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản.Theo Bộ Y tế, qua rà soát các văn bản pháp luật, cơ quan này nhận thấy, một số quy định có liên quan đến công tác dân số chưa đảm bảo tính đồng bộ, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, như quy định hạn chế về quyền quyết định số con.Cạnh đó, mức sinh liên tục giảm trong thời gian qua nhưng quy định hiện hành lại hạn chế số con (chỉ cho phép mỗi cặp vợ chồng sinh một hoặc 2 con). Bộ Y tế cho biết, mức sinh khu vực thành thị đã xuống dưới mức sinh thay thế, dao động quanh 1,7 - 1,8 con/phụ nữ.Nhiều năm qua, mức sinh khu vực nông thôn luôn cao hơn mức sinh thay thế, ở mức 2,2 - 2,3 con/phụ nữ. Từ năm 2023, mức sinh khu vực nông thôn giảm xuống còn 2,07 con, mức thấp nhất từ trước đến nay.Trên toàn quốc, mức sinh có xu hướng giảm thấp dưới mức sinh thay thế, từ 2,11 con/phụ nữ (2021) xuống 2,01 con/phụ nữ (2022), 1,96 con/phụ nữ (2023) và 1,91 con/phụ nữ (2024), thấp nhất trong lịch sử và dự báo là sẽ tiếp tục xuống thấp trong các năm tiếp theo.
Theo Sohu, sau khi Triệu Lộ Tư thừa nhận rằng cô đã phải chịu sự bất công kể từ khi bước chân vào làng giải trí, người hâm mộ của cô lên tiếng đòi lấy lại công bằng cho thần tượng của mình. Trong bối cảnh đó, Vu Chính và nhiều người trong ngành khẳng định những gì Triệu Lộ Tư nói là sai sự thật. Thậm chí, họ còn cho rằng cô đang giả vờ đáng thương để gây sự chú ý."Ai đang nói dối trong trò hề này? Triệu Lộ Tư có thực sự đúng hay đó là một sự "cường điệu" được lên kế hoạch kỹ lưỡng"?, trên trang cá nhân của mình, biên kịch Vu Chính gay gắt khi đề cập đến câu chuyện Triệu Lộ Tư bị trầm cảm.Biên kịch nổi tiếng tỏ ra vô cùng bất bình khi bị fan của "mỹ nhân xuyên không" vu khống trên mạng, đồng thời kêu gọi Triệu Lộ Tư lên tiếng làm rõ. "Cô và những người bạn của mình phàn nàn về sự bất công trên mạng xã hội nhưng không bao giờ nêu tên cụ thể. Kết quả là những người không liên quan như Lí Vi, Từ Dĩ Nhược và tôi đã vướng vào vòng xoáy của dư luận và phải hứng chịu "bạo lực mạng" không đáng có", Vu Chính bức xúc bày tỏ.Trước sự việc, Triệu Lộ Tư vẫn giữ im lặng. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng nếu "mỹ nhân xuyên không" thực sự phải chịu bất công thì cô nên dũng cảm nói ra sự thật, thay vì để những người vô tội phải chịu trách nhiệm. Trước đó, Lí Vi - cộng sự cũ của Triệu Lộ Tư cũng bất ngờ vướng vào vòng xoáy dư luận sau khi "mỹ nhân xuyên không" tiết lộ mình từng bị quản lý cũ đánh. Nguyên nhân là do một số cư dân mạng phát hiện ra rằng Lí Vi từng nhấn nút thích những bình luận tiêu cực về Triệu Lộ Tư. Trong một khoảng thời gian, Lí Vi trở thành một trong những "thủ phạm" bị cư dân mạng nghi ngờ. Trước những lời buộc tội áp đảo, Lí Vi đã phải đứng ra làm rõ, cho rằng mình chỉ lỡ like và sau đó khi bị fan của Triệu Lộ Tư xúc phạm.Ngay khi vụ việc của Lí Vi còn chưa lắng xuống thì một số nguồn tin cho rằng người đánh "mỹ nhân xuyên không" thực ra chính là quản lý cũ của cô - Từ Dĩ Nhược. Mặt khác, có người khẳng định Từ Dĩ Nhược mới là nạn nhân thực sự trong cuộc tranh cãi này. Từ Dĩ Nhược cho biết, sau khi Triệu Lộ Tư trở nên nổi tiếng nhưng cô không thu hút được các nhà sản xuất dẫn đến việc cô bị công ty bỏ rơi, trầm cảm và thất nghiệp suốt nửa năm.
Epson cải tiến máy chiếu 4K
Trước đó, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Trong đó, Bộ Dân tộc và Tôn giáo là một trong 17 bộ, cơ quan ngang bộ thuộc cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Ông Đào Ngọc Dung giữ chức Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo. Các thứ trưởng gồm các ông, bà: Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà và Nguyễn Hải Trung.Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Bộ Dân tộc và Tôn giáo lần đầu tiên được thành lập. Thủ tướng nhấn mạnh ý nghĩa lớn hơn nữa là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với công tác dân tộc và tôn giáo để vừa thúc đẩy các phong trào, hoạt động, vừa quản lý nhà nước hiệu quả trong lĩnh vực tôn giáo và dân tộc.Đất nước ta có 54 dân tộc anh em, các dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Thủ tướng nhấn mạnh, điều cốt lõi nhất là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, tình đồng chí, nghĩa đồng bào, được phát huy trong mọi thời kỳ.Cạnh đó là tinh thần đoàn kết các dân tộc, các dân tộc phải được tiếp cận bình đẳng; làm sao để không có khoảng cách giữa các dân tộc trong sự phát triển; không để ai bị bỏ lại phía sau; không để các thế lực thù địch, phản động chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.Cho biết Bộ Chính trị vừa quyết định miễn học phí cho toàn bộ học sinh từ mầm non đến phổ thông trên cả nước, Thủ tướng bày tỏ trăn trở về trường học cho các cháu học sinh và nơi chữa bệnh cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới hải đảo. Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khẩn trương xây dựng đề án trên phạm vi cả nước trong năm nay để các học sinh có trường nội trú mà "không phải đi xa, không phải đi bộ hàng chục km để đi học", đồng thời lo ăn ở cho các cháu. Nguồn kinh phí làm việc này từ tăng thu, tiết kiệm các khoản chi thường xuyên không cần thiết. Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Y tế xây dựng đề án nâng cấp, kiện toàn y tế cơ sở trên toàn quốc với phương châm chăm sóc, bảo vệ tính mạng sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết, trước hết.Theo Thủ tướng, nguyên tắc là ở đâu có học sinh thì ở đó có giáo viên, ở đâu có người bệnh thì ở đó có bác sĩ, song phải phù hợp thực tiễn, hợp lý và hiệu quả, điều quan trọng là phải phủ kín, đáp ứng nhu cầu của người dân nhưng không máy móc, không phải "1 học sinh thì 1 giáo viên, 1 người bệnh thì 1 bác sĩ".Đồng thời, không để các thế lực thù địch, phản động kích động vấn đề tôn giáo, gây chia rẽ giữa các tôn giáo. Thủ tướng cũng lưu ý nhiệm vụ triển khai internet vệ tinh để phủ sóng internet, thúc đẩy chuyển đổi số tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.