Chiến sự Ukraine ngày 769: Siêu nhà máy lọc dầu cách xa tiền tuyến bị tấn công
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Trong 24 giờ qua (từ 5 giờ ngày 23.2 đến 5 giờ ngày 24.2 ), khu vực gồm Đà Nẵng, Phú Yên và Đắk Lắk đã có mưa to đến rất to. Đặc biệt một số nơi như: Bà Nà (Đà Nẵng) lượng mưa lên đến 377 mm, Sông Hinh (Phú Yên) 331 mm, Ea Mdoan (Đắk Lắk) 241 mm…Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh thành trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.Trong thời gian tiếp theo, khu vực các địa phương kể trên tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 10 - 30 mm, có nơi trên 60 mm.Cảnh báo trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện Hòa Vang (Đà Nẵng); Phú Yên gồm các địa phương Đồng Xuân, Phú Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòà, TP.Tuy Hòa, Tuy An, TX.Đông Hòa, TX. Sông Cầu; Đắk Lắk có Ea Kar, Krông Bông, M'Đrăk.Cơ quan này cũng cảnh báo, tác động của lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện giao thông; phá húy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế xã hội. Kiến nghị các cơ quan chức năng tại địa phương lưu ý rà soát các điểm nghẽn dòng, các vị trí xung yếu trên địa bàn để có biện pháp phòng tránh, ứng phóGiải mã bí mật kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập cổ
Điều này giúp rút ngắn hơn nữa khoảng cách phát triển các kỹ thuật chuyên sâu, tiến tới đạt các chuẩn chất lượng hàng đầu của thế giới.Quan trọng nữa là nhờ những ký kết có hiệu quả này, người dân sẽ được thụ hưởng những kỹ thuật tiên tiến ngay tại nước mình mà không cần đi ra nước ngoài. Sớm xây dựng thành công TP.HCM trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN", PGS-TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nói.Theo ông Thượng, việc các BV tại TP.HCM ký kết hợp tác với các BV nước ngoài mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cả về mặt chuyên môn lẫn chiến lược phát triển y tế. Cụ thể, thứ nhất là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế hợp tác quốc tế giúp các BV trong nước tiếp cận với những công nghệ hiện đại, quy trình quản lý tiên tiến và kỹ thuật điều trị mới. Điều này giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và tăng hiệu quả chữa bệnh.Thứ hai, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua các chương trình trao đổi, đào tạo và chuyển giao công nghệ, đội ngũ y bác sĩ tại TP.HCM có cơ hội học hỏi kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn từ các chuyên gia quốc tế. Điều này góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng tay nghề cho nguồn nhân lực y tế của thành phố.Thứ ba, tăng cường cơ hội nghiên cứu và phát triển. Việc hợp tác với các BV nước ngoài mở ra cơ hội thực hiện các dự án nghiên cứu y khoa chung, ứng dụng những tiến bộ trong y học để cải tiến phương pháp điều trị và phát triển thuốc mới.Cuối cùng là góp phần thu hút BN quốc tế khi các BV trong nước đạt được tiêu chuẩn quốc tế thông qua hợp tác. VN có thể trở thành điểm đến của du lịch y tế, thu hút BN từ các quốc gia, từ đó góp phần phát triển kinh tế và nâng cao uy tín của ngành y tế nước nhà."Nhìn chung, việc ký kết hợp tác này không chỉ mang ý nghĩa cải thiện hệ thống y tế mà còn góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân", người đứng đầu ngành y tế TP.HCM nhận định.Bên cạnh đó, các BV lớn ở TP.HCM như BV Hùng Vương, BV Truyền máu - huyết học và BV Đại học Y Dược đã đạt các chứng nhận quốc tế uy tín. Điều này cũng khẳng định y tế VN đi đúng hướng trong hòa nhập y tế quốc tế.TS-BS Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế, phụ trách BV Chợ Rẫy, cũng nhận định, hợp tác quốc tế trong y tế là điều nên làm và khuyến khích làm. Vì điều này sẽ giúp bác sĩ VN tiếp cận được nền y học tiên tiến của khu vực và thế giới, đồng thời đưa kỹ thuật tiến bộ về phục vụ người bệnh.Để làm được việc này, theo ông Nguyễn Tri Thức, cũng cần phải tăng cường tiếng Anh cho các bác sĩ để họ tiếp cận tài liệu tiếng Anh và y học tiên tiến dễ dàng hơn. Và khi hợp tác quốc tế, bác sĩ VN sẽ tiếp cận được các giáo sư lớn đầu ngành của thế giới, sau đó tổ chức các hội nghị về chuyên môn sâu, mời các giáo sư qua VN để truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật cao, đó là cách tiếp cận thực tiễn nhanh và tốt. Song song đó, tổ chức hội chẩn quốc tế online với các giáo sư đầu ngành về những ca khó, điều này mang lại lợi ích rất lớn cho cả BV và bệnh nhân.
An Giang: Người đàn ông 'xin tha' đo nồng độ cồn không phải cán bộ tòa án
Tết Nguyên đán là thời điểm đầu của chu kỳ năm mới. Khi căn cứ vào các sử liệu và văn hóa dân gian, chúng ta khó xác định người Việt bắt đầu ăn tết vào dịp lập xuân từ khi nào; tuy nhiên, nhắc về nguồn gốc tết chúng ta lại có nhiều thông tin thú vị.PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ, Giảng viên cao cấp Viện Phát triển năng lực lãnh đạo, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt cổ sớm hiểu và xác định Tết Nguyên đán là mở đầu cho một năm nông lịch nhờ vào khả năng nhận thức sự tuần hoàn của thời tiết và sự thích ứng của vụ mùa ngoài đồng. Từ thời cổ đại, khi tổ tiên người Việt nhận thức được sự chuyển giao của thời tiết và chu kỳ thời gian trong năm đã có một số hình thức sơ khai về việc xác lập chu kỳ tuần hoàn và tổ chức đón tết. Khảo cứu về phong tục của người Bách Việt cổ, trong đó có tổ tiên Lạc Việt, cho thấy ngày tết đầu năm trước đây rơi vào đầu tháng 11 âm lịch (ứng với tháng Tý), chứ không phải đầu tháng giêng (tháng Dần). Cụ thể, người Việt xưa không dùng số đếm để gọi ngày, tháng mà dùng Thiên can – Địa chi để gọi tên, chẳng hạn hết tháng Tý thì tới tháng Sửu, rồi đến Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi là hết một năm. Giờ Tý là giờ chuyển giao giữa hai ngày trong đêm, tháng Tý là tháng lạnh nhất trong năm - tháng 11, ứng với thời điểm Đông chí, thời điểm để bắt đầu một chu kỳ đếm mới. Lúc này mùa màng cũng đã kết thúc, người Việt xưa nghỉ ngơi để chờ đến khi thời tiết ấm lên mới tính tới việc gieo cấy mùa sau. Vì vậy, họ đã chọn đầu tháng Tý (tức tháng 11 âm lịch) để ăn tết. Tính từ đầu tháng 11 cho tới đầu tháng 5 năm sau là trọn 6 tháng; do đó, người Việt gọi Tết Đoan ngọ ngày mùng 5.5 âm lịch là Tết nửa năm. "Có giả thuyết cho rằng, tháng 11 ở Việt Nam trời chưa quá lạnh, người Việt cổ có thể tổ chức các hoạt động đón tết. Trong khi đó, ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… tháng 11 là bắt đầu vào chính đông, quá lạnh không ăn tết được nên họ phải tính toán lựa chọn thời điểm tiết lập xuân để ăn tết, chính vì thế họ xác định tết âm lịch vào tháng Dần (tức tháng giêng, ngay trước hoặc sau tiết lập xuân). Họ xác định tháng Dần là tháng đầu năm, gọi là "Chính nguyệt" (tức tháng chính trong năm). Quá trình này diễn ra rất sớm trong lịch sử, dưới nhãn quan "di phong định tục" . Trong quá trình tiếp xúc văn hóa và hội nhập, người Việt cổ đã dần chuyển đổi tổ chức đón tết từ đầu tháng Tý (tháng 11) sang đầu tháng Dần (tháng giêng) như ngày nay vậy", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ chia sẻ.Trước đây không lâu, một số làng quê ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ - nơi được cho là vùng đất kinh đô xưa của nhà nước Văn Lang xưa của các vị vua Hùng còn lưu lại một số tập tục cổ (như tục ăn đất khoán hun khói, tục làm lễ mở cửa rừng...) gợi về ký ức của ngày tết cổ xưa vào đầu tháng 11 của người Việt cổ. Một số gia đình người Việt gốc Hoa ở Đồng bằng sông Cửu Long vốn có nền tảng Bách Việt cổ cũng tổ chức cúng tết Đông chí bằng chè trôi nước, bánh ngọt và trái cây, coi tết Đông chí là ngưỡng thêm tuổi mới của mọi người. Như đã nói, trên đây là một giả thuyết cần có nhiều khảo cứu hơn nữa để làm rõ hơn vấn đề.Theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ, khó có thể biết rõ người Việt xưa ăn tết thế nào nhưng cơ bản tết không thay đổi về ý nghĩa. Tết xưa còn lưu lại trong ký ức người Việt Nam hôm nay chỉ có thể là ký ức tết từ thời bao cấp hay ở giai đoạn đầu của cải cách – mở cửa mà thôi. Phong tục ngày tết xưa về cơ bản thể hiện sinh động các ý nghĩa tạ ơn đất trời, thần linh và tổ tiên, củng cố mối quan hệ vốn có của gia đình - dòng tộc, thực hiện các nghi lễ cổ truyền để chào đón năm mới và truyền dạy văn hóa cho các thế hệ con cháu, củng cố và mở rộng giao tiếp với láng giềng xung quanh, tổng kết – đúc kết kinh nghiệm của năm cũ và gửi gắm mong ước cho năm mới, chuẩn bị tâm thế mới cho năm làm việc tiếp theo. Nhìn chung, dù là tết xưa hay tết nay gì đi nữa thì ngày tết vẫn là dịp để chúng ta nhìn lại những thành quả của năm cũ và rút ra bài học cho năm mới (đối với cá nhân) và củng cố truyền thống gia đình và các mối quan hệ (đối với xã hội). Ông Thơ cho rằng, trước đây, cuộc sống hằng ngày chưa thật đủ đầy nên người ta mong đến tết để được nghỉ ngơi, ăn ngon, mặc đẹp. Vậy nên mới có câu:Cu kêu 3 tiếng cu kêuMong mau tới tết dựng nêu ăn chè.Còn ngày nay, cuộc sống no ấm hơn nên việc ăn mặc không là vấn đề nữa. Thay vào đó, sau một năm làm việc vất vả, dịp tết được nghỉ dài ngày, nhiều người quay về gia đình đoàn tụ và đón tết với gia đình trong khi không ít người muốn được nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp (không muốn các nghi lễ theo họ là "rườm rà"), hoặc đi du lịch..., nên dường như có sự chuyển dịch từ "ăn tết" sang "chơi tết". Dù vậy, dù là "ăn tết", "chơi tết" hay gì đi nữa thì các nghi lễ truyền thống trong dịp tết như cúng ông Táo, cúng tất niên và đ1n ông bà tổ tiên về ăn tết, cúng giao thừa, mừng tuổi ông bà cha mẹ, lì xì trẻ thơ, chúc tết dòng họ, láng giềng, thăm viếng thầy cô cũ thưở thiếu thời, tạ ơn những quý nhân đã giúp đỡ trong đời... vẫn được ưu tiên gìn giữ. Nói cách khác, các ý nghĩa cơ bản của ngày tết vẫn được giữ nguyên trạng qua phong tục và nghi lễ, việc tổ chức "ăn tết" hay "chơi tết" chỉ là hình thức thích ứng của cuộc sống đương đại. Cũng cần nhấn mạnh rằng, các phong tục, nghi lễ quan trọng trong mấy ngày tết chỉ đẹp khi chúng ta không tạo gánh nặng các thành viên gia đình, nhất là phụ nữ (chẳng hạn bắt buộc phải mâm cao cỗ đầy, nấu nướng phải tươm tất nhiều món, gánh nặng con cháu làm ăn xa quay về phải "lễ nghĩa" đầy đủ với cả họ, cả làng...). Tết là dịp sum vầy để củng cố hay xây đắp truyền thống gia đình, chúng ta cần chú ý đến nhu cầu được nghỉ ngơi, chơi tết của phụ nữ trong nhà và những người trẻ vốn đã vất vả ngược xuôi mưu sinh trong suốt năm qua. Theo nhà nghiên cứu văn hóa, dù là ăn tết hay chơi tết chúng ta cũng cần chú ý yếu tố về sự ấm cúng của gia đình, đặc biệt là những người có tuổi, ông bà cao tuổi vì ngày tết là khoảng thời gian thiêng liêng để các bậc cao niên được sống trong không gian thiêng liêng của gia đình, được tương tác, đối thoại và thể hiện lòng tôn kính, kính nhớ với tổ tiên. Đối với nhiều gia đình Việt Nam, bàn thờ tổ tiên những ngày tết phải đầy đủ lễ phẩm và nhang khói, có như vậy họ mới cảm thấy ấm cúng, an lòng. Vậy nên người trẻ mong muốn tổ chức chơi tết (như mời bố mẹ đi du lịch xa nhà chẳng hạn) phải lưu ý việc này."Do đó, nếu người trẻ mong muốn mời ba mẹ rời quê lên thành phố ăn tết hay cùng nhau đi du lịch đó đây mà ba mẹ từ chối thì không nên buồn, bởi ba mẹ và những người lớn trong nhà còn có những nhiệm vụ phải làm để giữ lửa, giữ phong tục, giao tiếp với người tổ tiên đã khuất", PGS.TS Nguyễn Ngọc Thơ lưu ý.Thêm vào đó, những ai đang làm bố làm mẹ cần chú ý tạo điều kiện để con trẻ được trải nghiệm không khí tết qua những tập tục cổ truyền như cùng bố mẹ tảo mộ ông bà, bài trí bàn thờ, dán liễn xuân, quây quần bên nồi bánh chưng/bánh tét và sum họp đêm giao thừa, được mặc trang phục đẹp nhất chúc tết ông bà cha mẹ, mừng tuổi dòng họ, láng giềng, khuyến khích các con biết thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, láng giềng. Tất cả những hình ảnh ấy sẽ kết thành ký ức tuổi thơ thật đẹp về ngày tết, sẽ theo các con suốt cuộc đời, và sẽ thôi thúc chúng thực hiện những điều tương tự đối với thế hệ sau nữa khi chúng trưởng thành.
"Cà phê trứng là sự trộn lẫn, kết hợp giữa lòng đỏ trứng gà, sữa đặc có đường, bơ, mật ong nguyên chất, đường… Tất cả được đánh mịn và uống cùng cà phê nóng. Ly cà phê trứng thường được trang trí thêm lớp bọt kem phía trên, tạo hình ảnh bắt mắt người dùng", Chuyền cho biết và nói thêm: "Trong vô vàn loại cà phê thì thức uống này vẫn để lại ấn tượng với những người thưởng thức. Bởi lẽ, hương thơm ngào ngạt và mùi vị đậm đà".
Có hay không vụ 1 học sinh lớp 4 bị 23 bạn cùng lớp đánh hội đồng?
Trả lời báo chí trong ngày 25.1, ông Trump cho biết đã nói chuyện với nhiều bên và nhận thấy có sự quan tâm lớn về TikTok. Trước đó, Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay chính quyền ông Trump có kế hoạch thúc đẩy Công ty phần mềm Oracle (Mỹ) phối hợp cùng các nhà đầu tư bên ngoài để mua lại TikTok.Nguồn tin tiết lộ theo thỏa thuận đang được Nhà Trắng đàm phán, công ty mẹ của TikTok là ByteDance (Trung Quốc) vẫn giữ cổ phần của công ty, nhưng việc thu thập dữ liệu và cập nhật phần mềm sẽ được giám sát bởi Oracle, công ty hiện đang cung cấp nền tảng cho website của TikTok.Các nguồn tin cũng cho hay thỏa thuận đang được đàm phán sẽ có sự tham gia của các nhà đầu tư hiện tại của ByteDance ở Mỹ. Ngoài ra, nhiều bên khác đang cạnh tranh để mua lại TikTok, bao gồm nhóm nhà đầu tư do tỉ phú Frank McCourt đứng đầu và một nhóm khác có sự tham gia của Jimmy Donaldson, một ngôi sao trên YouTube được biết đến với kênh “MrBeast”, có hơn 350 triệu người theo dõi.“Không phải với Oracle. Rất nhiều người đang nói chuyện với tôi về việc mua TikTok và tôi sẽ đưa ra quyết định đó trong 30 ngày tới. Quốc hội đã cho 90 ngày. Nếu chúng ta có thể cứu TikTok, tôi nghĩ đó sẽ là một điều tốt”, ông Trump nói.Hiện đại diện Oracle và TikTok chưa bình luận về thông tin trên.Sau khi nhậm chức, ông Trump đã ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok trong vòng 75 ngày, nhằm đưa ra những giải pháp ByteDance có thể bán lại TikTok cho một công ty Mỹ, sau khi quốc hội Mỹ năm ngoái thông qua luật cấm TikTok do lo ngại gây rủi ro an ninh quốc gia và thu thập dữ liệu người dùng Mỹ.Ông Trump được cho là muốn các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ sở hữu 50% cổ phần TikTok dưới dạng liên doanh, song việc thuyết phục quốc hội được xem là rào cản chính. Năm 2024, TikTok đã tuyên bố thà đóng cửa tại Mỹ còn hơn phải bán lại công ty, vốn đang có hơn 170 triệu người dùng tại Mỹ.