Tổng kết webinar với chủ đề làm đẹp cùng Rejuvaskin Việt Nam
Nói về việc thêm khung giờ chiếu phim, đại diện VFC cho hay khung giờ mới sẽ phù hợp hơn với nhiều đối tượng khán giả. Khung 20 giờ được kỳ vọng sẽ giúp các bộ phim tiếp cận đông đảo khán giả và tạo thói quen xem phim truyền hình ở một khung giờ cố định. Đơn vị sản xuất sẽ chuẩn bị những nội dung phong phú, mới lạ hơn, lựa chọn những kịch bản phù hợp với khung giờ phát sóng mới.Những bộ phim phát sóng tiếp theo ở khung giờ vàng mới sẽ là Mặt trời lạnh với câu chuyện tình yêu ở Đà Lạt mộng mơ; Cầu vồng ở phía chân trời với nội dung nhẹ nhàng của tình yêu và tuổi trẻ, do đạo diễn Vũ Minh Trí cầm trịch.Có thể thấy nội dung phim truyền hình Việt chiếu ở khung giờ mới mở đầu với những câu chuyện mới lạ, hấp dẫn về tình thân, tình người trong cuộc sống, xã hội hiện đại như Cha tôi người ở lại (đạo diễn Vũ Trường Khoa) hay Những chặng đường bụi bặm (đạo diễn Trịnh Lê Phong). Những con người vấp ngã, trải qua biến cố cùng tìm đến nhau và trở thành một gia đình thực sự."Họ gặp nhau và tạo nên một hành trình đầy tiếng cười và yêu thương. Đây là bộ phim với chủ đề khá mới lạ, không có bối cảnh chính mà bối cảnh được trải dài trên khắp cả nước. Các diễn viên và ê kíp đã vượt qua hơn 1.000 km với nhiều cung đường đẹp, những cảnh sắc hùng vĩ… để tạo nên một cuộc hành trình, một chuyến đi của tình người, của sự yêu thương. Nên có thể gọi đây là một bộ phim hành trình cũng được và có một cách kể rất khác", đạo diễn Trịnh Lê Phong nói về tác phẩm của mình.Còn ở khung 21 giờ trên VTV1, sau khi Không thời gian kết thúc sẽ là phim Mẹ biển của đạo diễn Nguyễn Phương Điền với những câu chuyện cảm động, đầy nhân văn về cuộc sống của người dân miền biển phía nam sau cơn bão.Về sự đổi mới nội dung phim truyền hình trong thời gian tới, Phó giám đốc VFC - đạo diễn Khải Anh cho biết: "Nếu làm tốt thì nội dung nào cũng có thể thu hút khán giả, dù đó là đề tài gia đình, tình yêu, chính luận hay hình sự. Chúng tôi luôn cố gắng đa dạng, thay đổi đề tài để khán giả được thay đổi khẩu vị liên tục nên sắp tới sẽ đầu tư vào kịch bản, tìm kiếm diễn viên và đa dạng đề tài để cho ra mắt những bộ phim hấp dẫn hơn trong năm nay".Trong thời đại công nghệ số, khán giả có nhiều sự lựa chọn với đa dạng các thể loại giải trí. Phim truyền hình dù là "món ăn khoái khẩu" nhưng nếu không thay đổi thì sẽ giảm sức hút. Nói về điều này, đạo diễn Trịnh Lê Phong cho rằng: "Khán giả giờ có nhiều sự lựa chọn, chỉ cần một cái điện thoại, máy tính bảng là họ có thể xem phim hoặc chương trình giải trí của bất cứ quốc gia nào. Vì vậy, nếu không nâng cao chất lượng thì phim truyền hình sẽ càng giảm sức hút".Để đáp ứng sự thưởng thức đa dạng và thu hút nhiều đối tượng khán giả, đặc biệt khán giả trẻ ít có thời gian, Hòa Bình Film và Digi Picture đang tổ chức casting tuyển diễn viên để sản xuất phim truyền hình ngắn tập sẽ chiếu trên HTV7 vào năm 2025. Đại diện đơn vị sản xuất này cho biết đây là bước đi chiến lược nhằm đổi mới ngành phim truyền hình, vốn chủ yếu tràn ngập các sản phẩm dài tập. "Chúng tôi nhận thấy khán giả ngày nay đang tìm kiếm những nội dung dễ tiếp cận, hiệu quả trong việc truyền tải thông điệp và có tính giải trí cao. Phim ngắn tập không chỉ phù hợp với nhịp sống hiện đại mà còn tạo điều kiện cho những câu chuyện sáng tạo được thể hiện một cách súc tích, hấp dẫn", vị này nêu rõ. Theo đó, 3 bộ phim truyền hình ngắn tập sẽ ra mắt sắp tới là Xét nghiệm (6 tập), Nhà bà Hà vui quá (12 tập) và Xin chào ngày mai (12 tập) với nhiều nội dung phong phú về gia đình, tình yêu, người trẻ trong cuộc sống hiện đại được chuyển tải qua những thước phim hài hước, tình cảm lãng mạn.Nói về xu hướng làm phim truyền hình ngắn tập, đạo diễn Khải Anh cho biết: "Sắp tới bên cạnh những bộ phim dài tập, để đáp ứng nhu cầu của nhiều khán giả trẻ, chúng tôi cũng tính tới sản xuất những bộ phim ngắn tập (dạng mini sê-ri từ 16 - 20 tập)".Ưu đãi khách hàng Viettel : Mua Samsung Galaxy S23 Ultra tại Viettel Store tặng Smart TV
Chiều 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Tùng, Phó chủ tịch UBND xã Thạch Lạc (TP.Hà Tĩnh) cho biết, lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang tổ chức trục vớt 3 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm trên biển.Trước đó, vào khoảng 6 giờ sáng cùng ngày, ông Nguyễn Văn Ngọc, ông Nguyễn Văn Cảnh và ông Trần Đình Xuân cùng 3 ngư dân khác ở xã Thạch Lạc cùng nhau đi trên 3 chiếc thuyền cá có công suất 24CV ra biển thả lưới đánh bắt cá trích.Đến trưa, 3 chiếc thuyền cá khi đang trên đường trở về, cách bờ khoảng 6 hải lý thì tất cả đều bị sóng đánh chìm. Phát hiện sự việc, các thuyền cá di chuyển ở gần đó đã nhanh chóng tiếp cận, ứng cứu kịp thời 6 ngư dân trên 3 chiếc thuyền gặp nạn đưa vào bờ an toàn. Người dân sau đó đã trình báo sự việc cho chính quyền địa phương và thông báo cho các tàu thuyền khác hỗ trợ, lên phương án trục vớt các thuyền cá bị chìm. "Sau nhiều giờ nỗ lực, lực lượng chức năng cùng các ngư dân địa phương đã đưa được 1 chiếc thuyền cá vào bờ. Để trục vớt 2 chiếc thuyền cá bị sóng đánh chìm còn lại, chúng tôi đang liên hệ với lực lượng Bộ đội Biên phòng để cử tàu lớn ra khơi cứu hộ", ông Tùng nói.
Công trình bích họa 'Việt Nam tươi đẹp' có diện tích gần 600 mét vuông
Sau chiến thắng thuyết phục 3-2 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Thái Lan ở trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 và lên ngôi vô địch (với tổng tỷ số 5-3), CĐV ở TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường ăn mừng chiến thắng.Ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch, hàng nghìn người dân tại TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường. Tại chân cầu Rồng (đoạn cầu Tình Yêu, Q.Sơn Trà), nhiều CĐV đã vui hết mình với đội tuyển, có cả du khách nước ngoài đứng bên lề đường Trần Hưng Đạo (Q.Sơn Trà) cổ vũ, ăn mừng như "những người trong cuộc".Cùng nhóm bạn du lịch TP.Đà Nẵng những ngày đầu năm mới 2025, em Hà Thị Thanh Hoa (quê tỉnh Quảng Bình) rất xúc động trước sự nỗ lực và tinh thần "chiến đấu đến hơi thở cuối cùng" của đội tuyển Việt Nam."Đây là kỷ niệm đẹp của em đối với Đà Nẵng và đội tuyển Việt Nam. Cả nhóm sẽ không thể quên được không khí ăn mừng ở thành phố biển xinh đẹp này", Hoa chia sẻ.Trong tâm trạng hồi hộp, nhiều du khách nước ngoài đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada, Mỹ… đã nhảy theo tiếng hô vang ăn mừng của người dân, du khách tại TP.Đà Nẵng.Anh Đặng Hoàng Thanh Thịnh (hướng dẫn viên tại TP.Đà Nẵng) dẫn đoàn du khách dõi theo trận đấu Việt Nam - Thái Lan xúc động chia sẻ: "Trước chiến thắng đầy quả cảm của đội tuyển Việt Nam khiến những vị khách của tôi không thể đứng yên. Họ đã đứng lên nhảy múa…".Quên đi diễn biến của trận đấu và pha ghi bàn thiếu fair-play của số 7 Supachok Sarachat, anh Nguyễn Đặng Phúc (du khách đến từ Quảng Bình) cảm thấy khá lo lắng trước chấn thương của tiền đạo Xuân Son khi số 12 phải bỏ dở trận đấu lịch sử."Xem lại pha quay chậm, tôi đã đoán Xuân Son gãy chân. Ăn mừng trước chiến thắng nhưng với tôi và hàng triệu con tim Việt luôn hướng về chấn thương của Xuân Son. Cảm ơn bạn đã thi đấu hết sức mình vì màu cờ sắc áo", anh Đặng Phúc xúc động.
Theo báo Khmer Times, báo cáo sơ bộ cho biết dự án kênh đào Phù Nam-Techo dự kiến ảnh hưởng trực tiếp đến gần 10.000 ngôi nhà, 3 nhà máy, 30 cây cầu, 36 tuyến đường quốc lộ, 600 đập/kênh và hơn 7.000 ha đất nông nghiệp. Diễn đàn tập trung thảo luận chi tiết về lợi ích của kênh đào Phù Nam-Techo, đồng thời đề ra kế hoạch phối hợp giữa các nhóm kỹ thuật, chính quyền địa phương và người dân bị ảnh hưởng để đánh giá toàn diện các rủi ro tiềm ẩn. Quy trình giải quyết tác động dự kiến khởi động từ tuần thứ hai của tháng 2.2024, áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm cân bằng giữa giải quyết lo ngại của cộng đồng và đảm bảo tiến độ phát triển dự án.Dự án kênh đào Phù Nam-Techo có kinh phí ước tính 1,7 tỉ USD, được tiến hành nhằm tạo ra một tuyến đường thủy mới, dài 180 km trải dài qua địa phận 4 tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep của Campuchia. Kinh phí xây dựng từ nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, được thực hiện theo hình thức xây dựng, vận hành và chuyển giao (BOT), dự kiến hoàn thành sau 48 tháng thi công.Dự án kênh đào Phù Nam-Techo được kỳ vọng tạo ra tuyến đường thủy chiến lược, thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế vùng. Tuy nhiên, việc triển khai cần đảm bảo hài hòa giữa lợi ích quốc gia và đời sống người dân địa phương.
'Mối tình' 17 năm ở ngôi trường xinh đẹp nơi phố núi
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm năm 2024, cả thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn như biến động chính trị, cạnh tranh chiến lược… tác động tới phát triển đất nước, hoạt động của doanh nghiệp. Ngay từ đầu năm 2025, thế giới đã xuất hiện những khó khăn, những diễn biến mới phức tạp nên các doanh nghiệp cần luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng khi lúc nào cũng có khó khăn xuất hiện.Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ rất chia sẻ với các doanh nghiệp trước các khó khăn và xác định luôn đồng hành, cùng tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là các vướng mắc về thể chế đang là "điểm nghẽn của điểm nghẽn" nhưng cũng là "đột phá của đột phá".Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, năm 2025 điểm mới là Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng tất cả các địa phương, bộ, ngành liên quan, các doanh nghiệp nhà nước, các lĩnh vực. Nếu cứ tăng trưởng "bình bình" thì không thể đạt được 2 mục tiêu phát triển 100 năm. Do đó, T.Ư đã ban hành Kết luận 123 yêu cầu tăng trưởng GDP ít nhất 8% năm 2025 để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế cho những năm tiếp theo phải đạt tăng trưởng 2 con số. Để thực hiện điều này rất cần sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.Thủ tướng cho biết, Chính phủ có kế hoạch gặp gỡ các ngân hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp FDI để chia sẻ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, góp ý cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Cần những giải pháp gì để đất nước tăng trưởng 2 con số: như các địa phương, doanh nghiệp trong nước, ngoài nước, doanh nghiệp FDI phải đồng bộ tăng trưởng. Phân tích kỹ, đánh giá ứng phó tình hình hiện nay như thế nào khi có kịch bản xấu xảy ra, Thủ tướng đặt vấn đề.Hiện chúng ta đang triển khai quyết liệt một số dự án rất lớn như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, 3 tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối với Trung Quốc, nhà máy điện hạt nhân; tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế; tinh gọn bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả…Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị trong các việc lớn nói trên của đất nước, các doanh nghiệp tư nhân "xem có thể làm được gì thì đăng ký làm và đề xuất cơ chế chính sách để làm, miễn là không tư lợi". Người đứng đầu Chính phủ lấy ví dụ, vừa qua đã đề nghị Tập đoàn Trường Hải (THACO) nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất toa tàu và tiến tới sản xuất đầu máy cho đường sắt tốc độ cao, Tập đoàn Hòa Phát làm ray đường sắt tốc độ cao, Tập đoàn FPT tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao, thiết kế chip bán dẫn…Báo cáo tình hình doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, lực lượng doanh nghiệp đóng góp khoảng 60% GDP, 98% tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho khoảng 85% lao động cả nước.Theo ông Dũng, năm 2024, môi trường đầu tư kinh doanh cũng đã được cải thiện mạnh mẽ với nhiều cải cách đột phá. Bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt, tạo "luồng xanh" cho việc triển khai dự án, giúp giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp...Để đạt được mức tăng trưởng 2 con số thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước cần tăng khoảng 11%/năm. Bên cạnh các giải pháp chung cho cộng đồng doanh nghiệp, theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT, các doanh nghiệp lớn cần phát huy mạnh mẽ hơn vai trò tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới, chủ động nhận nhiệm vụ giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia để tạo lực cho phát triển kinh tế.Đồng thời, phát huy vai trò "doanh nghiệp dẫn đầu", chuyển giao công nghệ, chủ động liên doanh, liên kết, dẫn dắt, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cùng phát triển theo chuỗi giá trị.