Đội tuyển vô địch LCK Mùa Xuân Gen.G sắp về Việt Nam giao lưu với người hâm mộ
Công ty cổ phần thép Vicasa - VNSteel (mã chứng khoán VCA) thông báo nhận đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Xuân Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Thép Vicasa nhiệm kỳ 2023 - 2028 vì nghỉ hưu theo chế độ. Song song đó, doanh nghiệp này còn nhận đơn từ nhiệm chức vụ Trưởng Ban kiểm soát của ông Nguyễn Phước Hải vì lý do sức khỏe suy giảm. Hai đơn từ nhiệm này sẽ được trình cổ đông tại Đại hội thường niên dự kiến tổ chức ngày 9.4. Năm vừa qua, công ty đạt doanh thu gần 1.362 tỉ đồng, giảm 21% so với năm 2023 do sản lượng tiêu thụ giảm 17,9% và giá bán cũng giảm 4,84% so với cùng kỳ. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 86%, chỉ còn hơn 1 tỉ đồng.Hay một doanh nghiệp khác là Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (mã chứng khoán BMP) cũng vừa công bố miễn nhiệm vị trí Tổng giám đốc với ông Chaowalit Treejak theo đơn từ nhiệm vì lý do sức khỏe. Ngày bắt đầu có hiệu lực từ 1.6. Ông Chaowalit Treejak sinh năm 1966, quốc tịch Thái Lan và làm việc tại Nhựa Bình Minh từ năm 2021 với vị trí Phó tổng giám đốc, sau đó làm Tổng giám đốc từ tháng 8.2022 đến nay. Thay vào đó, công ty bổ nhiệm ông Niwat Athiwattananont (quốc tịch Thái Lan) giữ chức Tổng giám đốc Nhựa Bình Minh kể từ ngày 1.6.2025 - 31.5.2030. Ông Niwat hiện đang là Giám đốc nghiên cứu và Công nghệ chất của Công ty SCG Chemicals Public Company Limited (Thái Lan). Tại Công ty cổ phần Vimeco (mã chứng khoán VMC), ông Dương Văn Mậu cũng nộp đơn từ nhiệm Chủ tịch HĐQT để thực hiện một số nhiệm vụ công tác theo phân công của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Bên cạnh đó, ông Nguyễn Khắc Hải cũng xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT để thực hiện công tác khác của Vinaconex. Riêng ông Nguyễn Tiến Khánh cũng có đơn từ nhiệm vị trí thành viên Ban kiểm soát Vimeco vì lý do cá nhân. Đáng chú ý, Chủ tịch HĐQT và thành viên HĐQT xin từ nhiệm sau khi Vinaconex đã bán thành công toàn bộ 12,1 triệu cổ phiếu VMC, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại Vimeco từ 51,41% (tương ứng 13,4 triệu cổ phiếu) xuống còn 5% (tương ứng 1,3 triệu cổ phiếu) và không còn là công ty mẹ của Vimeco.Gây chú ý nhất với các nhà đầu tư trong những ngày vừa qua là toàn bộ 5 thành viên HĐQT của Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (mã chứng khoán RDP) đồng loạt xin từ nhiệm. Trong đó có ông Hồ Đức Lam - Chủ tịch HĐQT. Đây là doanh nghiệp được thành lập từ những năm 1960, nổi tiếng với thương hiệu Nhựa Rạng Đông nhưng liên tục rơi vào tình trạng thua lỗ. Hiện tại toàn bộ hệ thống công ty gần như dừng hoạt động, nhân viên nghỉ việc gần hết và cổ phiếu RDP cũng bị ngừng giao dịch. Đầu tháng 1 vừa qua, Rạng Đông còn bị công ty con là Công ty cổ phần Rạng Đông Films nộp đơn yêu cầu phá sản.Một loạt lãnh đạo của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng 40 (mã chứng khoán L40) cũng nộp đơn xin từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân bao gồm Chủ tịch HĐQT Lê Đình Hiển; hai thành viên HĐQT là ông Trần Bắc Việt và ông Hà Huy Khánh cùng Tổng giám đốc Nguyễn Văn Sơn...Công ty bán vàng mã duy nhất trên sàn vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm
Thực hiện chủ trương điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về tổ chức cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện, chiều 27.2, Sở LĐ-TB-XH Bình Thuận đã tổ chức lễ bàn giao nhiệm vụ cho Công an tỉnh Bình Thuận. Phát biểu tại lễ bàn giao, bà Lê Thị Bích Liên, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bình Thuận cho biết, kể từ ngày 1.3, sở chính thức hợp nhất với Sở Nội vụ (có tên gọi mới là Sở Nội vụ). Theo quy định của Chính phủ, chức năng quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện được chuyển từ Sở LĐ-TB-XH sang Công an tỉnh Bình Thuận và có hiệu lực từ 0 giờ ngày 1.3.Bà Liên mong muốn Công an tỉnh Bình Thuận với chức năng của mình sẽ làm tốt công tác cai nghiện cũng như quản lý sau cai nghiện ma túy; đồng thời tiếp nhận lực lượng cán bộ, viên chức, người lao động nhằm đảm bảo không gián đoạn, không ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của đơn vị.Phát biểu tại lễ tiếp nhận, đại tá Huỳnh Ngọc Liêm, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận, cho biết công tác kiểm soát ma túy, trong đó có việc điều trị và cai nghiện cho người nghiện là nhiệm vụ quan trọng. Theo đại tá Liêm, hiện nay toàn tỉnh có trên 6.000 người nghiện ma túy được quản lý. Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn nhiều điểm nóng về ma túy đang được ngành công an tập trung triệt phá."Tội phạm luôn tìm cách tuồn ma túy vào các trung tâm cai nghiện. Đồng thời có hiện tượng gây mất trật tự trong các cơ sở cai nghiện hoặc để người nghiện trốn khỏi nơi cai nghiện vẫn xảy ra", đại tá Liêm cho hay. Từ đó, đại tá Liêm yêu cầu trung tâm phải làm tốt chức năng của mình sau tiếp nhận. "Nếu để xảy ra tình trạng học viên trốn khỏi nơi cai nghiện thì thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và phải bị xử lý", đại tá Liêm nhấn mạnh. Đại tá Liêm cũng đề nghị chính quyền các địa phương, phối hợp tốt với ngành công an để phát hiện và đưa người nghiện vào trung tâm điều trị cai nghiện. Nếu không quản được người nghiện ngoài xã hội thì trưởng công an địa phương phải chịu trách nhiệm trước công an tỉnh.
Bãi xà bần nhếch nhác dưới chân cầu Sài Gòn
Thanh Pháp, sinh năm 1986, nghệ sĩ người dân tộc Chăm, quê thôn Châu Hanh, xã Phan Thanh, H.Bắc Bình (Bình Thuận), lớn lên trong gia đình làm nông có đến 11 anh chị em. Cả nhà không có ai theo nghệ thuật, nhưng Thanh Pháp lại bén duyên và say mê ca hát từ khi còn nhỏ.Là con thứ 10 trong gia đình, tuổi thơ của Thanh Pháp cũng như bao đứa trẻ khác ở làng Chăm Pley Chăm, theo anh chị chăn dê, chăn bò bên bờ sông Lũy và giúp cha mẹ làm ruộng, cấy lúa. Khi còn học cấp 3, Thanh Pháp đã tham gia đội văn nghệ dân tộc Chăm của Bình Thuận đi biểu diễn nhiều nơi. Tốt nghiệp khoa Sư phạm âm nhạc của Nhạc viện TP.HCM, anh trở về phục vụ quê hương, làm việc tại Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh (thuộc Sở VH-TT-DL Bình Thuận) từ đó đến nay.Với chất giọng tenor khỏe khoắn, Thanh Pháp hát được nhiều thể loại dân ca, đặc biệt dòng nhạc dựa trên chất liệu dân ca Chăm.Vài năm trở lại đây, anh chuyển qua sáng tác và hòa âm phối khí. Một số ca khúc do Thanh Pháp sáng tác được giới chuyên môn đánh giá có chiều sâu, thấm đượm văn hóa dân tộc; đặc biệt là những sáng tác dựa trên nền tảng dân ca Chăm. Có thể kể đến ca khúc Giọt tháp do Thanh Pháp sáng tác và biểu diễn đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc 2021 ở TP.Hải Phòng. Hay như bài Lời thỉnh cầu Pô Yan do anh sáng tác và biểu diễn, đạt giải B tại Liên hoan âm nhạc các nước ASEAN 2022 ở TP.Hội An (Quảng Nam). Đặc biệt, tác phẩm Xương rồng đất tháp đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan âm nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, tổ chức tại Bình Dương vào tháng 9.2024.Chỉ khoảng 10 năm sáng tác, Thanh Pháp đã cho ra đời gần 60 ca khúc, trong đó có những tác phẩm mà anh tâm sự là "viết bằng cả trái tim mình". Chẳng hạn bài Giọt tháp, Thanh Pháp cho biết: "Tôi lấy hình ảnh những ngôi tháp Chăm ở khắp các tỉnh thành miền Trung, ví như những giọt nước của đất trời ban tặng, nổi lên trên mặt đất. Đó là những cảm xúc thôi thúc để tôi viết nên ca khúc này". Còn với bài Giấc mơ shiva thì lại khác. "Trong tiếng Chăm, shiva là tượng, nhưng có một điệu múa Chăm truyền thống cũng có tên shiva. Tôi muốn khắc họa lại điệu múa truyền thống của dân tộc mình bằng làn điệu âm nhạc. Thế là bài hát ấy ra đời và lần đầu do chính tôi phổ biến đến công chúng", Thanh Pháp tâm sự.Nhưng đối với Thanh Pháp, tâm đắc nhất vẫn là bài hát Xương rồng đất tháp. Anh chia sẻ: "Tôi viết để tôn vinh những người mẹ Chăm, trong đó có hình bóng mẹ tôi. Những người phụ nữ Chăm mưu sinh vất vả trong cái nắng, cái gió rát mặt ở ruộng đồng vào mùa khô. Họ như những cây xương rồng trong sa mạc, dù khô cằn vẫn vươn mình xanh tốt để nuôi sống đàn con lớn lên".Đặc biệt, bài hát Có một trái tim, Thanh Pháp viết về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi vừa nghe tin ông tạ thế. "Tôi nghĩ rằng một người như ông, cả đời vì sự nghiệp của Đảng, của dân. Ông mất đi nhưng câu nói "Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất" lại khiến chúng ta phải suy nghĩ. Bằng tình cảm yêu quý của một đảng viên trẻ tuổi, tôi viết ca khúc ấy rất nhanh ngay sau khi nghe tin ông mất. Sau đó, bài hát (do ca sĩ Minh Đức thể hiện) được Đài truyền hình Bình Thuận dàn dựng và do chính tôi hòa âm, phối khí trước khi công chiếu", Thanh Pháp kể.Điều đặc biệt hơn nữa, Thanh Pháp vinh dự được mời biểu diễn tại 2 kỳ đại hội Đảng toàn quốc. Tại lễ khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (12.1.2011), Thanh Pháp được mời biểu diễn với bài hát Hỡi em Nurisa (Khánh Vinh sáng tác, viết về người Chăm Nam bộ). Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Thanh Pháp được biểu diễn ở lễ bế mạc (28.1.2016) với bài hát Làng Chăm ơn Bác của nhạc sĩ A Mư Nhân.Tháng 10.2024, Thanh Pháp cũng được mời biểu diễn phục vụ tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X (17.10.2024). "Tôi nghĩ mình may mắn được trình diễn phục vụ các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và đó là niềm vinh dự, tự hào của một người nghệ sĩ, giúp tôi có động lực để cố gắng hoàn thiện mình hơn nữa", Thanh Pháp cho biết.Thanh Pháp cũng tâm sự: "Dù biểu diễn ở đâu, tôi cũng cống hiến hết mình để quảng bá văn hóa truyền thống. Còn mỗi khi được về biểu diễn cho bà con đồng bào Chăm nghe các làn điệu dân ca, tôi cảm thấy hạnh phúc như được về chính ngôi nhà của mình để hát cho mẹ nghe".Năm 2023, Thanh Pháp được vinh danh là một trong 70 gương mặt tiêu biểu của ngành VH-TT-DL. Anh được nhận nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. Thanh Pháp hiện là Trưởng phòng Biểu diễn nghệ thuật, thuộc Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh, Bình Thuận.Nghệ sĩ nhân dân Minh Mẫn, nguyên Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Biển Xanh, chia sẻ: "Thanh Pháp hội đủ 3 yếu tố tạo nên một nghệ sĩ triển vọng. Thứ nhất, được đào tạo bài bản ở Nhạc viện TP.HCM. Thứ hai, là người luôn có ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh của nghề nghiệp. Thứ ba, nghệ sĩ có tố chất sáng tạo, có tư duy mới, chịu học hỏi, luôn khát vọng sự đổi mới để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị phục vụ công chúng. Tôi nghĩ rằng không chỉ giữ lửa nghề, Thanh Pháp sẽ phát huy, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của người Chăm nói riêng và phong trào văn hóa nghệ thuật của Bình Thuận nói chung".
Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời thủ môn Đặng Văn Lâm và HLV thể hình Bùi Thị Yến Xuân khi cả hai chính thức kết hôn sau 6 năm gắn bó. Trước đó, dù luôn xuất hiện bên nhau trong các sự kiện lớn nhỏ, cả hai vẫn giữ kín về chuyện tình cảm, không khoa trương nhưng lại vô cùng bền chặt.Cặp đôi từng khiến nhiều người ngưỡng mộ với tình yêu lâu năm, trải qua không ít thử thách về khoảng cách địa lý khi Văn Lâm thi đấu ở nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, tình yêu ấy vẫn vững bền, minh chứng rõ ràng nhất là vào đầu năm 2024, khi thủ môn số một của đội tuyển Việt Nam chính thức đưa bố mẹ sang ra mắt gia đình Yến Xuân. Không lâu sau đó, một đám cưới ấm cúng được tổ chức tại Nha Trang, nơi có biển xanh thơ mộng, chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng của 2 người.Chia sẻ với Kênh 14, khi được hỏi về cuộc sống sau hôn nhân, Yến Xuân cho biết không có quá nhiều thay đổi lớn, nhưng điều quan trọng nhất là cả hai ngày càng thấu hiểu nhau hơn."Thực ra, cưới nhau không làm mình yêu nhiều hơn hay ít đi, mà là giúp mình hiểu được giá trị của người bạn đời nhiều hơn. Có những điều trước đây mình không để ý, nhưng khi sống chung, mình thấy trân trọng anh ấy hơn. Văn Lâm là người sống rất có trách nhiệm, luôn đặt gia đình lên hàng đầu", cô nói.Ngoài việc chăm lo cho tổ ấm nhỏ, Yến Xuân vẫn tiếp tục theo đuổi đam mê với lĩnh vực thể hình. Cô đã hoàn thành một dự án lớn vào năm 2024 – khai trương phòng tập gym riêng, nơi cô có thể vừa làm việc, vừa lan tỏa tình yêu với thể thao và lối sống lành mạnh đến nhiều người hơn: "Có một công việc mà mình đam mê giúp mình luôn giữ được sự cân bằng trong cuộc sống. Làm vợ một cầu thủ chuyên nghiệp, mình hiểu rằng mỗi người đều cần có không gian và sự nghiệp riêng, từ đó mới có thể đồng hành cùng nhau lâu dài mà không bị mất đi bản sắc của bản thân".Đón tết tại nhà chồng lần đầu tiên, Yến Xuân không giấu được sự hồi hộp nhưng cũng rất háo hức. Khi được hỏi về cảm giác khi bước vào vai trò nàng dâu mới, cô thẳng thắn chia sẻ: "Mình không nghĩ rằng làm dâu có nghĩa là phải gồng mình lên để làm hài lòng ai cả. Mình cứ chân thành là được. Gia đình chồng rất thoải mái và yêu thương mình. Mình không cảm thấy có sự xa cách hay áp lực gì cả".Với việc nhà chồng có sự pha trộn giữa hai nền văn hóa Việt – Nga, tết của gia đình Văn Lâm cũng có nhiều nét thú vị. Dù vậy, Yến Xuân vẫn hòa nhập rất nhanh. Cô chia sẻ: "Mẹ chồng mình rất chu đáo. Bà luôn cố gắng để mọi người trong gia đình cảm thấy thoải mái nhất. Năm nay mình có cơ hội phụ bà chuẩn bị mâm cỗ Tết, cảm giác rất đặc biệt".Nói về những phong tục trong ngày tết, cô hào hứng kể lại kỷ niệm đáng nhớ nhất: "Anh Lâm rất thích lì xì cho mọi người. Anh ấy cứ đi quanh nhà phát lì xì, ai cũng có phần. Mà buồn cười lắm, mình trêu anh ấy là lì xì cho vợ đi, thế là anh ấy lấy ngay một phong bao lì xì đỏ, nhưng trong đó không có tiền mà chỉ có một mảnh giấy nhỏ ghi: Chúc vợ luôn vui vẻ. Vậy mà mình vẫn cảm thấy rất hạnh phúc!".Cô cũng cho biết, tết năm nay đặc biệt hơn vì có thêm nhiều phong tục khác nhau nhưng cô vẫn cảm thấy vô cùng thoải mái. Đối với cô, quan trọng nhất vẫn là cảm giác gia đình sum vầy, chia sẻ những bữa cơm ấm áp và cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ.Kết thúc năm 2024 với nhiều dấu ấn, Yến Xuân không giấu được niềm hạnh phúc khi nhìn lại những gì cô đã đạt được. Bên cạnh sự nghiệp ổn định và một cuộc hôn nhân viên mãn, vợ chồng Văn Lâm - Yến Xuân cũng chuẩn bị chào đón thành viên mới trong gia đình. Con đầu lòng của cả hai là một bé trai.Cô tiết lộ rằng cả hai vợ chồng đều yêu trẻ con và cô đang ở những tháng cuối của thai kỳ. Để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình làm mẹ, Yến Xuân đã tìm hiểu rất nhiều về chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp cho giai đoạn thai kỳ, đồng thời giữ tinh thần lạc quan, thoải mái nhất.Yến Xuân chia sẻ rằng cô không đặt quá nhiều áp lực lên bản thân mà chỉ muốn tận hưởng từng khoảnh khắc của cuộc sống. Đối với cô, một năm mới ý nghĩa không nằm ở việc đạt được bao nhiêu thành tựu, mà quan trọng hơn là được sống hạnh phúc bên những người mình yêu thương.
Hoa Kiếm Mobile chính thức cập bến Việt Nam trong tháng 6
Ngày 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa chỉ đạo các Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn toàn tỉnh tạm dừng chỉnh lý biến động các thông tin thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), để chờ chủ trương tiếp tục sáp nhập xã và bỏ cấp huyện."Lý do của việc dừng chỉnh lý trên sổ đỏ là để nhằm giảm bớt thủ tục cho người dân, khi sắp tới sẽ bãi bỏ cấp huyện và tiếp tục sáp nhập một số xã. Riêng với những trường hợp cần chỉnh lý gấp để làm các thủ tục vẫn được xem xét giải quyết", lãnh đạo này thông tin. Trước đó, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, Hà Tĩnh đã sắp xếp 4 đơn vị cấp huyện và 23 đơn vị cấp xã để hình thành 3 đơn vị cấp huyện và 16 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp huyện và 7 đơn vị cấp xã.Cụ thể, Hà Tĩnh điều chỉnh, mở rộng địa giới đơn vị hành chính TP.Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên vào TP.Hà Tĩnh.Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, thị trấn còn lại của H.Lộc Hà vào phần diện tích tự nhiên, dân số còn lại của H.Thạch Hà.Ngay sau khi sáp nhập, người dân đổ xô đi điều chỉnh thông tin về địa chỉ cư trú trên sổ đỏ. UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh này phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân ở các xã vừa sáp nhập thực hiện việc chỉnh lý, đăng ký biến động đất đai trên sổ đỏ thuận lợi nhất.Đến nay, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh H.Thạch Hà đã chỉnh lý được 5/11 xã, với 7.200 sổ đỏ trong kế hoạch. Còn tại TP.Hà Tĩnh đã hoàn thành chỉnh lý được hơn 13.500 sổ đỏ cho người dân ở 10/20 xã, phường.