Có phải người trẻ 8X không còn nhiều cơ hội tìm việc làm?
Chính quyền Hàn Quốc ngày 3.1 đã không thực hiện được lệnh bắt giữ đối với tổng thống bị luận tội Yoon Suk-yeol. Đó là kết quả sau một cuộc đối đầu kịch tính diễn ra suốt nhiều giờ tại Dinh Tổng thống.Các nhà điều tra do Văn phòng điều tra tham nhũng dành cho các quan chức cấp cao (CIO) đứng đầu đã vấp phải sự ngăn chặn của các thành viên của Cơ quan an ninh tổng thống và các binh sĩ được điều động đến.Đến 13 giờ 30 phút (giờ địa phương), CIO đã hủy bỏ nỗ lực bắt giữ ông Yoon vì lo ngại về sự an toàn của nhân viên.Trong một tuyên bố, CIO cho biết “phán đoán rằng hầu như không thể thực hiện lệnh bắt giữ vì cuộc đối đầu đang diễn ra” và văn phòng “rất lấy làm tiếc” về thái độ không hợp tác của ông Yoon.Truyền thông Hàn Quốc đưa tin giám đốc và phó giám đốc cơ quan an ninh tổng thống đang bị điều tra vì tội cản trở công lý.Ông Yoon đã bị điều tra vì tội nổi loạn sau khi ban hành thiết quân luật tháng 12.2024, gây sửng sốt cho đông đảo người dân Hàn Quốc.Lệnh bắt giữ hiện tại có hiệu lực đến ngày 6.1 và chỉ cho các nhà điều tra 48 giờ để giam giữ ông Yoon sau khi tổng thống bị bắt. Sau đó, CIO phải quyết định có nên yêu cầu lệnh bắt giữ ông hay phải thả ra.Luật sư của ông Yoon trong một tuyên bố ngày 3.1 cho biết việc thi hành lệnh bắt giữ không hợp lệ đối với tổng thống là bất hợp pháp.Ông cho biết sẽ có hành động pháp lý, nhưng không giải thích thêm.Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc khủng hoảng chính trị, bùng phát khi Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố thiết quân luật vào ngày 3.12, với lý do ông đang tiêu diệt “các thế lực chống nhà nước” trong số những đối thủ chính trị của mình.Trong vòng vài giờ sau đó, ông đã thu hồi lệnh vì quốc hội đã bỏ phiếu chống lại lệnh này.Ngoài cuộc điều tra hình sự, vụ luận tội ông Yoon hiện đang được Tòa án Hiến pháp xem xét để quyết định nên phục chức hay cách chức ông vĩnh viễn.Danielle New Jeans lấy lại 'điểm cộng' sau hàng loạt bình luận chê kém sắc
Ngày 7.1, Công an TP.HCM cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bắt tạm giam đối với 5 bị can về tội mua bán người gồm: Nguyễn Thanh Cường (19 tuổi, ở Q.1), Trần Nhựt Minh (28 tuổi, ở Q.4), Võ Hải Đương (23 tuổi, ở Q.7), Bùi Thị Tâm Tuyền (29 tuổi, ở tỉnh Đắk Lắk), Huỳnh Thị Hoàng Quyên (27 tuổi, ở tỉnh An Giang).Trong thời gian qua, Công an TP.HCM đã nhận diện và chủ động triển khai các kế hoạch, giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, tập trung đấu tranh hiệu quả với nhiều loại tội phạm, trong đó có tội phạm mua bán người. Trong năm 2024, Công an TP.HCM đã điều tra, khởi tố 4 vụ, 22 bị can liên quan hành vi mua bán người, giải cứu 54 người. Trước đó, tháng 8.2024, Công an TP.HCM triệt phá đường dây mua bán trẻ sơ sinh núp bóng hoạt động cho/nhận con nuôi có liên quan đến 32 tỉnh, thành trên cả nước.Tháng 7.2024, Công an TP.HCM nhận được công điện của Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia về việc đề nghị tổ chức tiếp nhận đưa 31 công dân Việt Nam đang bị tạm giữ tại Campuchia do vi phạm pháp luật (xuất nhập cảnh trái phép, lao động trái phép) và 5 công dân được cơ quan chức năng giải cứu, trong đó có công dân cư trú tại TP.HCM.Ban giám đốc Công an TP.HCM đã chỉ đạo Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01) - Công an TP.HCM phối hợp Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, các cơ quan liên quan để tiếp nhận công dân và xác minh làm rõ có hay không các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hành vi đưa người ra nước ngoài trái phép. Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, có dấu hiệu nghi vấn hoạt động dụ dỗ, lôi kéo, cưỡng ép đưa người trong nước sang Campuchia làm việc tại các casino trá hình, công ty hoạt động lừa đảo qua mạng. Do đó đã tiếp tục triển khai xác minh, tập trung thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ dấu hiệu tội phạm mua bán người và các hành vi vi phạm pháp luật khác.PC01 khám xét khẩn cấp nhiều địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, đồ vật liên quan; xác minh, truy tìm, triệu tập 16 cá nhân có liên quan để đấu tranh làm rõ; tạm giữ 7 điện thoại, thiết bị điện tử có liên quan.Theo kết quả điều tra, tại Campuchia có các khu vực do người nước ngoài thuê và thành lập ra các trung tâm lừa đảo trực tuyến, “Casino trá hình”… với nhiều tên gọi “hai con voi”, “tam thái tử 1”, “tam thái tử 2”, “King Crow”, “osamat”, “titan”, “kimsa 1, 2, 3”, “kim tài 1, 2, 3”… (gọi tắt là các trung tâm).Các đối tượng này thuê người Việt Nam làm các công việc như: phiên dịch, phụ trách giao tiếp và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong đó có dụ dỗ khách nạp tiền vào các trò chơi trực tuyến để chiếm đoạt.Tại các trung tâm trên có các đại lý phụ trách tìm kiếm, dẫn dụ người từ Việt Nam sang Campuchia, cung cấp nguồn lao động bất hợp pháp cho các khu trung tâm. Giúp sức cho đại lý là các đối tượng đang sinh sống tại Việt Nam từng làm việc tại Campuchia hoặc biết được cách liên lạc với đại lý. Với thủ đoạn đưa ra thông tin gian dối như tuyển dụng lao động làm việc tại nước ngoài việc nhẹ, lương cao và nhiều thủ đoạn khác để dụ dỗ, lôi kéo, dẫn dắt các cá nhân trong nước sang Campuchia để nhận được tiền giới thiệu.Công an xác định 3 nghi phạm làm việc cho các đại lý để đưa người xuất cảnh trái phép sang Campuchia gồm Nguyễn Thanh Cường, là người liên hệ trao đổi với các đối tượng ở Campuchia, Trần Nhựt Minh và Võ Hải Đương nhận nhiệm vụ tìm người có nhu cầu để dẫn dụ, ép buộc, đưa sang Campuchia.Đáng chú ý, lợi dụng việc nạn nhân nợ tiền, không có khả năng chi trả, các đối tượng đã có hành vi đánh đập, đe dọa, ép buộc nạn nhân phải xuất cảnh trái phép sang Campuchia và bán cho đại lý.Tháng 8.2024, PC01 đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can, tạm giam đối với Nguyễn Thanh Cường, Trần Nhựt Minh và Võ Hải Đương về tội mua bán người, đồng thời tập trung mở rộng điều tra, xác minh truy bắt các đối tượng liên quan.Mở rộng điều tra, xác định Bùi Thị Tâm Tuyền và một đối tượng nữ sinh sống tại Campuchia, thường xuyên qua lại giữa Việt Nam và Campuchia để chọn, dẫn dụ các nạn nhân đưa sang Campuchia lao động trái phép tại các trung tâm lừa đảo.Giữa tháng 9.2024, công an khởi tố, bắt tạm giam Bùi Thị Tâm Tuyền và Huỳnh Thị Hoàng Quyên về tội mua bán người. Theo PC01, các lao động Việt Nam sau khi bị bán sẽ bị nhốt tại trụ sở công ty, xung quanh có hàng rào thép và người canh gác 24/24. Bị ép làm việc liên tục, nếu không làm đủ doanh số sẽ bị các quản lý đánh đập, tra tấn, bỏ đói, chích điện và bán sang các công ty khác.Ngoài ra để lôi kéo người lao động, các đại lý đưa ra lợi ích là 300 USD tiền giới thiệu cho mỗi người dụ dỗ được. Nhiều người ban đầu là nạn nhân sau đó đã trở thành chân rết của đường dây, tìm con mồi để đưa sang Campuchia, hưởng lợi 300 USD/người.Hiện Công an TP.HCM tiếp tục điều tra các hành vi còn lại như cho vay lãi nặng, xuất nhập cảnh trái phép, bắt giữ người trái pháp luật.Để không trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người, người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, cân nhắc thật kỹ trước những lời mời gọi "việc nhẹ, lương cao" để tự bảo vệ chính mình.
Mẹo chụp màn hình ít người biết trên iPhone
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Nghệ sĩ Linh Tâm là ngôi sao cải lương nổi tiếng, ghi dấu ấn qua các vở kinh điển như Giũ áo bụi đời, Đèn khuya, Tướng cướp Bạch Hải Đường, Người không cô đơn… Linh Tâm thường kết hợp ăn ý với NSƯT Vũ Linh, tạo nên một cặp thiện - ác trên sân khấu. Khi đàn anh qua đời, nam nghệ sĩ lập bàn thờ riêng, không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng vì mất đi một người bạn diễn ăn ý trên sân khấu cải lương.
Bị bắt quả tang đang 'yêu' trên máy bay, cặp đôi được cảnh sát đưa đi
Sau khi chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 theo ERPA đã ký, Việt Nam còn dư 5,91 triệu tấn CO2 trong giai đoạn 2018 - 2019. Bộ NN-PTNT đề xuất cho phép chuyển nhượng 1 triệu tấn CO2 cho WB theo ERPA đã ký với giá 5 USD/tấn, khoảng 95% kết quả chuyển nhượng này sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để đóng góp vào NDC.