Truy sát kinh hoàng ở Phú Quốc, 2 người chết
“Tỉnh lại sau ca đại phẫu, tâm trạng mình rất tuyệt vọng, hụt hẫng và chán nản. Mẹ mình là người kề cận chăm sóc và bà cũng đã khóc rất nhiều. Sau 1 tháng nằm trên giường bệnh, mình được chuyển sang phục hồi chức năng. Mình dần tự an ủi bản thân, lấy lại tinh thần để làm chỗ dựa cho mẹ”, anh Hải chia sẻ.Thùy Tiên tiết lộ từng làm lễ tân khách sạn
Nguyễn Huỳnh Tâm Nhi (26 tuổi), quê ở Đồng Nai, lớn lên trong gia đình làm nghề nuôi bè cá. Cuộc sống vốn đã chẳng dư dả, nhưng khi gia đình làm ăn thua lỗ, giấc mơ đại học của Nhi đành gác lại ngay sau khi tốt nghiệp THPT. 18 tuổi, Nhi bắt đầu làm chuyên viên tại một spa, rồi chuyển sang tư vấn thẩm mỹ. Công việc không chỉ giúp Nhi trang trải cuộc sống mà còn là con đường để cô giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn.Hơn một năm rưỡi trước, Nhi bước chân vào thế giới TikTok, nơi cô chia sẻ những câu chuyện đời thường về tình yêu, công việc. Ban đầu, cô gặp không ít trở ngại: khả năng nói chuyện chưa lưu loát, sự tự tin còn thiếu. Nhưng Nhi không bỏ cuộc. Cô mày mò đọc sách, học cách cải thiện bản thân, từ giao tiếp đến ngoại hình. "Thời gian đầu, mình rất ngại, nhưng nghĩ đến gia đình, mình phải cố gắng", Nhi tâm sự.Thành quả đến từ sự kiên trì ấy không nhỏ. Tháng 5.2024, Nhi chi 100 triệu đồng sửa lại căn nhà cho ba mẹ ở quê, nơi ba chị em cô từng lớn lên mà không có nổi một phòng riêng. Giờ đây, cô còn gửi tiền về nuôi em út ăn học. Nhi giờ đã tự tin hơn, trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Dẫu đôi lúc phải đối mặt với những lời khiếm nhã khi livestream, cô chọn im lặng, lấy gia đình làm điểm tựa để vượt qua tất cả.Nguyễn Thị Kim Thoa (25 tuổi), quê Cần Thơ, đầy sự hy sinh cho gia đình. Gia đình vốn chỉ dựa vào đồng lương công nhân của ba mẹ để nuôi hai chị em ăn học. Nhưng biến cố ập đến khi Thoa học lớp 12, mẹ cô phát hiện u nang buồng trứng, phải phẫu thuật. Sức khỏe yếu khiến bà không thể đi làm, gia đình rơi vào cảnh nợ nần đúng lúc Thoa thi đậu Đại học Cần Thơ.Không muốn ba mẹ thêm gánh nặng, Thoa vừa học, vừa làm thêm để phụ giúp gia đình. Ngày tốt nghiệp đại học lẽ ra là niềm vui lớn, nhưng cũng là lúc gia đình vỡ nợ với số tiền hơn 40 triệu đồng, con số vượt xa khả năng chi trả của họ. Thoa đứng ra vay tiền từ người thân để trả nợ, đồng thời gánh thêm trách nhiệm lo cho em gái bước vào đại học. Rời quê, cô lên Bình Dương làm kiểm toán cho một công ty gỗ. Công việc vất vả, áp lực, nhưng Thoa chưa bao giờ than vãn. "Mình chỉ mong gia đình ổn định, em gái được học hành tử tế", Thoa nói.Hành trình của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (27 tuổi, quê Ninh Bình) bắt đầu từ một tai nạn kinh hoàng của chồng cô là anh Lực. Chồng Nguyệt bị liệt tứ chi sau tai nạn giao thông, mất khả năng tự vệ sinh và ăn uống. Từ một cô gái yếu đuối, Nguyệt buộc phải mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho chồng và con gái nhỏ.Một tháng sau tai nạn, Nguyệt đưa anh Lực đến Bệnh viện Phục hồi chức năng T.Ư (Thanh Hóa) để bắt đầu hành trình phục hồi. Những ngày ở viện, cô trải chiếu nằm dưới sàn để trông chồng, con gái thì gửi về ngoại. Anh Lực phải tập lại mọi thứ như một đứa trẻ: ăn, nói, đi đứng. Sau 50 ngày, anh mới tỉnh táo và nói được. 4 tháng sau, anh tự ngồi được. 5 tháng sau, anh đứng lên với đôi chân run rẩy. Nhưng hành trình ấy không hề dễ dàng. "Có lần tập đi, anh mất thăng bằng, mình không giữ nổi, cả hai cùng ngã. Lúc ấy chỉ biết ôm nhau khóc", Nguyệt kể."Chăm chồng khiến mình mạnh mẽ hơn. Dù khó khăn thế nào, chỉ cần hai vợ chồng cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên", cô nói. Hiện anh Lực đã hồi phục tốt, dù nửa người bên trái vẫn yếu. Nguyệt vẫn kiên nhẫn đồng hành, hy vọng một ngày chồng trở lại như xưa.Cuộc sống vẫn còn đó những khó khăn, Ánh Nguyệt nói: "Chỉ cần cùng cố gắng, mọi thứ sẽ tốt lên". Những người phụ nữ ấy không chỉ là trụ cột gia đình, mà còn là minh chứng rằng, trong nghịch cảnh, con người ta có thể tìm thấy sức mạnh để vươn lên, để yêu thương và hy vọng.
Có một Cần Thơ rất ‘ngọt’
Khi không khí xuân rộn ràng khắp nơi, nhiều người đã tạm gác công việc để trở về bên gia đình, thì tại công trường cầu vượt QL 61 thuộc nút giao IC4 cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang), không khí làm việc vẫn tất bật, khẩn trương.Giữa trưa nắng gắt, tiếng máy móc thi công vang rền, những bóng dáng công nhân, kỹ sư cần mẫn lao động không ngơi nghỉ. Bữa cơm giờ giải lao ai cũng ăn vội, nhanh chóng trở lại công việc, gác lại nỗi nhớ nhà để tập trung toàn lực đưa công trình cao tốc Bắc – Nam về đích trước ngày 31.12.2025.Công trường cầu vượt QL 61 hiện đã đạt 80% khối lượng hợp đồng, nhưng với quyết tâm đẩy nhanh tiến độ, đội ngũ thi công vẫn duy trì làm việc đến hết ngày 29 tết.Đội thi công có khoảng 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần vượt nắng, thắng mưa để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. Đối với các công nhân, kỹ sư nơi đây, cao tốc Bắc - Nam, đặc biệt là đoạn Cần Thơ - Cà Mau, không chỉ là một dự án giao thông trọng điểm mà còn mang ý nghĩa lớn lao với miền Tây Nam bộ. Người dân ai cũng mong mỏi công trình sớm hoàn thành, nên đội ngũ thi công rất ý thức về trách nhiệm của mình, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn.Theo BQL Dự án Mỹ Thuận – đơn vị chủ đầu tư cao tốc Cần Thơ - Cà Mau – tính đến ngày 24.1, dự án đã đạt 58% sản lượng thi công. Để đáp ứng tiến độ, các nhà thầu đang tổ chức thi công xuyên Tết, dù gặp một số khó khăn khi các mỏ vật liệu, đơn vị vận chuyển và nhà cung cấp tạm ngưng hoạt động trong 3 ngày tết (29, mùng 1, mùng 2 âm lịch).Tính chung trên cả hai dự án thành phần của cao tốc, hiện có 234 mũi thi công với 2.881 nhân sự và 926 thiết bị máy móc hoạt động ngày đêm.Với tinh thần trách nhiệm cao và sự phối hợp chặt chẽ, các công nhân, kỹ sư trên công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau không chỉ làm việc mà còn gửi gắm niềm hy vọng về một mùa xuân ý nghĩa, khi những cây cầu, con đường mới sẽ sớm nối liền miền Tây với cả nước.
Năm nay, Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh THCS - THPT lần đầu tiên được tổ chức theo quy định tại Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT ban hành ngày 10.4.2024.Theo đó, các đơn vị dự thi là sở GD-ĐT, mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 3 dự án dự thi; riêng các sở GD-ĐT Hà Nội và TP.HCM, mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 6 dự án dự thi (tăng lần lượt từ 2 đến 4 dự án so với quy chế cũ). Đối với các đơn vị dự thi là trường trực thuộc bộ, đại học, trường đại học, viện, học viện, mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 2 dự án dự thi. Đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi được đăng ký tối đa 6 dự án dự thi. Riêng đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi là Sở GD-ĐT Hà Nội hoặc Sở GD-ĐT TP.HCM, mỗi đơn vị được đăng ký tối đa 12 dự án dự thi.Các dự án tham dự cuộc thi được tuyển chọn từ các cuộc thi cấp tỉnh, cấp trường. Theo báo cáo của các đơn vị tham gia cuộc thi, hằng năm có từ 200 - 300 dự án tham gia vòng sơ tuyển để lựa chọn tham gia vòng chung kết cuộc thi cấp tỉnh, trên cơ sở đó lựa chọn dự án tham gia cuộc thi cấp quốc gia với số lượng dự án theo quy định từng năm của Bộ GD-ĐT. Từ kết quả cuộc thi, Bộ GD-ĐT lựa chọn những dự án đạt giải cao nhất và có đủ điều kiện để tham gia hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế dành cho học sinh trung học dự kiến diễn ra vào tháng 5 tại Mỹ. Cuộc thi nghiên cứu khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT được Bộ GD-ĐT tổ chức lần đầu vào năm 2013. Từ 2013 - 2019, cuộc thi được tổ chức tại 2 điểm ở 2 miền Bắc, Nam với số lượng tham dự là 4 - 6 dự án/đơn vị dự thi và được tổ chức lần lượt ở các địa phương khác nhau. Từ 2020 - 2024, cuộc thi giảm quy mô về số lượng dự án tham dự (2 dự án/đơn vị dự thi; riêng đối với Hà Nội, TP.HCM và đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi được tham dự 4 dự án) và được tổ chức tại một địa phương trên cả nước. Năm nay, cuộc thi có tổng số 212 dự án dự thi thuộc 22 lĩnh vực, trong đó có 23 dự án cá nhân, 189 dự án tập thể; 190 dự án của học sinh cấp THPT và 22 dự án của học sinh cấp THCS. Có tổng số 401 học sinh tham gia, trong đó có 358 học sinh cấp THPT và 43 học sinh cấp THCS.
Cà Mau: 70 công chức, viên chức đến hạn thực hiện chuyển đổi vị trí công tác
Cũng theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, dự án được triển khai trên diện tích 296 ha gồm 2 khu: Khu số 1 với diện tích 175,52 ha, nằm trên địa giới hành chính của xã Tân Quang và một phần xã Bá Xuyên; Khu số 2 có diện tích 120,72 ha nằm trên địa giới hành chính xã Bá Xuyên và một phần xã Tân Quang.