Một ngành của Bách khoa TP.HCM vào top 100 thế giới, các ĐH khác ra sao?
Ngày 1.3, thông tin từ Ban chỉ đạo tổng kết và tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 18 - Tỉnh ủy Đắk Lắk, đơn vị vừa có thông báo kết luận của Trưởng ban chỉ đạo, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung về một số nội dung liên quan việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Theo đó, thống nhất tạm thời dừng thực hiện sáp nhập, hợp nhất cơ quan Báo Đắk Lắk và Đài phát thanh - truyền hình tỉnh này.Thông báo cũng nêu rõ, sau khi Chính phủ sửa đổi Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời, căn cứ công văn số 34 (ngày 17.2.2025) của Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư về việc "chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đối với báo chí tỉnh, thành phố" sẽ tổ chức sắp xếp lại các cơ quan báo chí của tỉnh theo quy định.Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng UBND tỉnh tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc xây dựng đề án sáp nhập Đài phát thanh - truyền hình tỉnh và Báo Đắk Lắk.Cũng theo thông báo trên, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk thống nhất tạm dừng việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức bên trong của Sở Công thương cho đến khi có văn bản bàn giao Cục Quản lý thị trường tỉnh về địa phương quản lý.Đối với những cơ quan, tổ chức, đơn vị dự kiến kết thúc hoạt động, theo chức năng, nhiệm vụ, tập trung phối hợp trong việc thực hiện các thủ tục bàn giao hồ sơ, tài liệu công việc, quyết toán kinh phí, bàn giao tài sản, tài chính, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc (nếu có); phối hợp chuyển giao tổ chức đảng, đảng viên, nhân sự; thực hiện lưu trữ tài liệu, giao nộp con dấu theo quy định.Trước đó, vào cuối năm 2024, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành văn bản về việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy các cơ quan thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện. Theo đó, Đài phát thanh - truyền hình Đắk Lắk sẽ sáp nhập, hợp nhất với Báo Đắk Lắk thành Trung tâm Truyền thông tỉnh Đắk Lắk, tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của hai đơn vị trước khi hợp nhất.Cách thêm thu nhập cho dân văn phòng chỉ với 2-3 giờ rảnh mỗi ngày
Nội thất VinFast Lux A2.0 thực dụng, tiện ích
Thi tốt nghiệp THPT 2022: Tình nguyện viên nhanh trí ‘cứu nguy’ thí sinh
Sau gần 20 năm giải nghệ, Ngọc Thúy thực hiện bộ ảnh đón năm mới, gây ấn tượng bởi vóc dáng thon thả cùng thần thái cuốn hút. Cựu người mẫu cho biết cô vẫn thường chụp ảnh với chồng con khi đón tết ở Mỹ và chụp ảnh áo dài xuân với bạn bè khi về quê nhà. Tuy nhiên đã lâu rồi cô mới quyết định thực hiện một bộ hình theo hơi hướng high fashion.Gần hai thập niên từ giã sự nghiệp người mẫu, người đẹp có chút lo lắng, e ngại khi làm người mẫu ảnh. Cô nói ban đầu bản thân lúng túng vì sợ quên cách tạo dáng. Tuy nhiên khi tiếng nhạc bật lên, dưới ánh đèn và ống kính, cô như được trở lại những giây phút thăng hoa của thời đỉnh cao.
Ngày 5.1, Sở VH-TT tỉnh Bình Định phối hợp với Viện Nghiên cứu văn hóa (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và võ cổ truyền Bình Định. Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình, cho biết võ cổ truyền Bình Định có từ ngàn xưa, thời cha ông đi mở cõi, có mặt ở nhiều khía cạnh đời sống văn hóa và được lưu truyền đến ngày nay. Không chỉ là hoạt động thể thao rèn luyện thể lực, trí lực, tâm lực mà võ cổ truyền Bình Định còn trở thành linh hồn của đất và người Bình Định, chứa đựng nhiều đạo lý, triết lý sống.Theo ông Thanh, tỉnh Bình Định đã triển khai đề án bảo tồn và phát huy võ cổ truyền; hỗ trợ kinh phí duy trì, trao truyền, phát triển các lò võ tiêu biểu, các câu lạc bộ võ thuật; tổ chức biên soạn và đưa võ cổ truyền vào truyền dạy trong trường học, tạo điều kiện để phát triển thể dục, thể thao. Qua đó, tìm kiếm, phát hiện những tài năng trẻ để kịp thời bồi dưỡng, rèn luyện, đưa vào các đội tuyển của tỉnh…Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về các nội dung khoa học như: võ cổ truyền Bình Định từ góc nhìn di sản văn hóa phi vật thể; bảo vệ và phát huy di sản võ - bài học từ các nước; võ cổ truyền Bình Định - bản sắc địa phương, sự biến đổi và hội nhập; bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trong bối cảnh đương đại: trường hợp võ cổ truyền Bình Định và các di sản khác.Ông Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, cho biết Việt Nam tự hào có 16 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh trong danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây không chỉ là minh chứng cho sự phong phú và đa dạng của di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng tộc người ở Việt Nam, mà còn là cam kết mạnh mẽ của chúng ta trong việc chung tay cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ di sản, đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững của Chính phủ Việt Nam và Liên Hiệp Quốc.Theo Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương, hội thảo này mang lại nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn, là dịp để các nhà khoa học quốc tế và trong nước cùng nhau nhận diện giá trị của di sản văn hóa phi vật thể nói chung, võ cổ truyền Bình Định nói riêng, hướng tới việc hoàn thiện hồ sơ võ cổ truyền Bình Định đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là nhiệm vụ quốc gia, không chỉ nhằm mục đích bảo vệ di sản cho thế hệ hiện tại và tương lai mà còn là cơ hội để giới thiệu tinh hoa văn hóa Việt Nam với thế giới, khẳng định vị thế trên bản đồ di sản văn hóa toàn cầu."Chúng tôi tin rằng, các nhà khoa học, các võ sư và cộng đồng thực hành di sản sẽ có những đóng góp thiết thực cả về lý luận lẫn thực tiễn cho những định hướng bảo vệ và phát huy giá trị võ cổ truyền Bình Định, mở ra cơ hội hợp tác quốc tế, giao lưu văn hóa và quảng bá sâu rộng di sản võ thuật truyền thống", Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nói.Bình Định hiện có 136 võ sư, võ sư cao cấp, đại võ sư, 110 chuẩn võ sư, 254 huấn luyện viên, 4.474 võ sinh tập luyện thường xuyên (không tính các võ phái Bình Định dạy võ trong nước và nước ngoài).
Người Việt có thể ngắm siêu trăng huyền ảo vào thời điểm nào năm 2024?
Tại quốc gia này vào thời điểm trên, có đến 17 "nhà tài trợ tinh trùng" đã hiến quá nhiều lần thông qua các kênh không chính thức và có trên 30 đứa con sinh học. Thống kê cũng đề cập đến việc 104 người đàn ông khác đã trở thành cha của khoảng 20-29 đứa trẻ, 1.557 người hiến tặng cũng có từ 10-19 con mà bản thân họ chưa bao giờ biết mặt, theo báo The Daily Telegraph.