Dấu ấn Chủ tịch Đặng Gia Bena về hành trình tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ
Vòng loại phía bắc giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - cúp THACO 2025 (TNSV THACO cup 2025) sẽ khai màn vào chiều nay (30.12), với màn thư hùng được trông đợi giữa chủ nhà Trường ĐH Thủy lợi và Trường ĐH Đại Nam, diễn ra lúc 14 giờ trên sân Trường ĐH Thủy lợi. Đội Trường ĐH Thủy lợi là ứng viên vô địch hàng đầu ở mọi giải đấu bóng đá học đường trong gần hai thập kỷ qua. HLV Vũ Văn Trung đã nhào nặn nên tập thể gắn kết và giàu sức chiến đấu nhờ phong trào bóng đá phát triển mạnh trong trường, cũng như các cầu thủ chất lượng đồng đều qua nhiều thế hệ sinh viên. Hai mùa giải TNSV THACO cup gần nhất, đội Trường ĐH Thủy lợi đã có tới hai lần lọt vào chung kết. Dù chưa có duyên với chức vô địch, nhưng thành tích này cho thấy sự ổn định và bền bỉ của thầy trò ông Vũ Văn Trung, ở sân chơi vốn dĩ khắc nghiệt và khó lường như giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên, thành tích tốt không đồng nghĩa đội Trường ĐH Thủy lợi sẽ có chiến dịch vòng loại dễ dàng. Mùa trước, chủ nhà Thủy lợi đã rất vất vả mới thắng được đội Trường ĐH TDTT Bắc Ninh ở vòng loại, sau đó đường đến vòng chung kết mới bằng phẳng hơn. Năm nay không phải ngoại lệ, khi đội Trường ĐH Thủy lợi chung bảng đấu với đội Trường ĐH Đại Nam.Đội Trường ĐH Đại Nam đã tiến bộ rất nhanh chỉ sau một mùa giải ở sân chơi bóng đá sinh viên. Nếu như năm đầu, đội Trường ĐH Đại Nam dừng bước sớm ở bảng đấu có Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội và Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam. Thì bước sang năm thứ hai (tức là mùa giải trước), cái tên Đại Nam đã suýt gây bất ngờ ở vòng play-off khi hòa 3-3 trước đối thủ hùng mạnh Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội. Dù thua trên chấm luân lưu, nhưng đây là bước tiến đáng ghi nhận của đội bóng còn mới mẻ trong làng bóng đá học đường. Lối đá phòng ngự phản công giàu tính thể lực và chiến đấu của đội Trường ĐH Đại Nam sẽ mang đến ngày ra quân không dễ chịu cho chủ nhà Trường ĐH Thủy lợi. Sau 2 mùa giải, đội Trường ĐH Đại Nam cũng đã tích lũy đủ kinh nghiệm để có đấu pháp phù hợp nhất, hòng lấy ít nhất 1 điểm trước chủ nhà. Điều này đòi hỏi đội Trường ĐH Thủy lợi của HLV Vũ Văn Trung phải rất nỗ lực, nếu không muốn cú sốc xảy ra như cái cách đương kim vô địch Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM đã gục ngã ở ngày ra quân.'Còn sức khỏe, tui còn cho trò nghèo cái chữ!'
Công ty TNHH MTV đường sắt đô thị số 1 (HURC 1) cho biết cho biết kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, tuyến metro số 1 (tuyến Bến Thành - Suối Tiên) đã nhận được sự quan tâm, yêu thích của đông đảo người dân thành phố. Đặc biệt, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lượng hành khách đi metro lại bất ngờ tăng cao. Đỉnh điểm nhất là ngày 29 và 30.1 (nhằm mùng 1 và 2 tháng giêng).Theo số liệu thống kê, từ ngày 24.1 (25 tháng chạp) đến 28.1 (giao thừa 29 tháng chạp) tổng số chuyến tàu hoạt động là 168, với hơn 45.000 – 52.000 lượt hành khách đi lại mỗi ngày. Trong khi đó, từ 29.1 (mùng 1 tết) lượng khách đến metro tăng đột biến lên đến hơn 92.000 lượt hành khách với 182 chuyến tàu. Đỉnh điểm nhất vào mùng 2 tết (ngày 30.1) lượng khách lên đến hơn 120.000, với 194 chuyến tàu; mùng 3 tết (31.1) số lượng khách là hơn 112.000; mùng 4 là 110.000; mùng 5 là hơn 88.000 lượt hành khách. Tổng số lượng hành khách đi lại trong 10 ngày trước và trong tết nói trên lên đến 761.416 lượt, trung bình mỗi ngày tuyến metro số 1 đón 76.142 lượt hành khách.Do đó, thời điểm tết, HURC1 đã điều chỉnh kế hoạch hoạt động và tăng cường số chuyến tàu. Cụ thể, sau ngày mùng 1 đầu năm mới, metro số 1 đón rất nhiều khách du xuân, nên đã được điều chỉnh tăng chuyến với tần suất 9 phút/chuyến chạy liên tục từ 18 giờ 30 đến 22 giờ.Hôm 31.1 đến 2.2, khung giờ từ 5 - 7 giờ 30 đã điều chỉnh thời gian giãn cách với tần suất 18 phút/chuyến; từ 7 giờ 30 - 8 giờ 40, giãn cách với tần suất 15 phút/chuyến; từ 8 giờ 40 - 9 giờ 40 giãn cách với tần suất 12 phút/chuyến; sau đó, từ 9 giờ 40 đến 22 giờ khi tàu ngưng chạy, cứ 10 phút có 1 chuyến tàu.Trong khi đó, doanh thu tạm tính từ hoạt động bán vé của metro số 1 cũng tăng cao trong thời điểm trong Tết Ất Tỵ. Theo đó, thời điểm trước tết, tính từ ngày 24 – 28.1, metro số 1 có doanh thu mỗi ngày từ hơn 554 – 946 triệu đồng. Còn thời điểm từ 29.1 – 2.2 (mùng 1 – 5 tết) từ hơn 1,3 – 1,8 tỉ đồng. Đặc biệt nhất vào ngày mùng 2 tết (30.1) metro số 1 đạt doanh thu cao nhất là hơn 1,8 tỉ đồng; ngày mùng 3 là hơn 1,7 tỉ đồng. Tổng doanh thu tạm tính trong 10 ngày vừa qua của metro số 1 là hơn 11,7 tỉ đồng, trung bình mỗi ngày thu được hơn 1,3 tỉ đồng.
MONO truyền tải thông điệp về tuổi trẻ qua MV 'Young'
Sáng 10.3, bị cáo Nghiêm Quang Minh, chủ chung cư mini bị cháy khiến 56 người tử vong, bị TAND TP Hà Nội xét xử về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC).Theo cáo trạng, ông Minh là chủ sở hữu thửa đất có diện tích 240 m2 trên phố Khương Hạ, được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, gồm 6 tầng, tầng lửng và tum thang, với tổng số 33 phòng. Tuy nhiên, bị cáo xây dựng và tự ý thay đổi thiết kế công trình thành 9 tầng và 1 tum, nâng tổng số phòng lên 45.Khoảng 23 giờ 20 ngày 12.9.2023, từ một mạch điện bị chập, tầng 1 tòa nhà, nơi để khoảng 80 xe máy, xe điện các loại, xảy ra hỏa hoạn, khiến 56 người chết, 44 người bị thương, thiệt hại về tài sản hơn 3,2 tỉ đồng.Khai tại tòa, ông Minh cho biết mật độ xây dựng khu chung cư mini được duyệt chỉ 70% song xây tới 100%; khi xây không thấy cán bộ hướng dẫn, yêu cầu gì về việc phải lập hồ sơ thiết kế, thẩm duyệt, nghiệm thu, quản lý về phòng cháy chữa cháy, nên bị cáo không lập.Tháng 7.2015, khi công trình đang xây dựng tại tầng 7, tổ thanh tra xây dựng P.Khương Đình lập biên bản yêu cầu ngừng thi công. Ông Minh bị Q.Thanh Xuân phạt 15 triệu đồng, buộc phá dỡ phần xây dựng sai phép, cưỡng chế thi hành, nhưng trì hoãn suốt 2 tháng.Chủ tọa hỏi "có phải đưa tiền cho ai để được để im công trình suốt 2 tháng không?", ông Minh nói "không". "Tức là cơ quan quản lý cứ làm ngơ và không có yêu cầu ý kiến gì à?", chủ tọa truy vấn. Ông Minh nói "không có yêu cầu gì" và cho rằng do "nhân lực và thời tiết khi đó chưa cho phép" nên chưa tháo gỡ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.Vẫn theo cáo trạng, cán bộ P.Khương Đình lập biên bản, ký xác nhận về việc ông Minh tự tháo dỡ phần công trình xây dựng sai phép tại tầng 7. Dù vậy, họ không báo cáo về đường lối tiếp tục xử lý công trình. Đối với phần xây dựng sai mật độ, các cán bộ không yêu cầu phá dỡ.Từ diễn biến trên, ông Minh sau đó tiếp tục xây thêm 3 tầng nữa, không thấy có ai xuống nhắc nhở, cấm đoán gì."Thế là làm ngơ hết à, có phải đưa tiền cho ai để được người ta làm ngơ cho xây tiếp không", chủ tọa hỏi. Bị cáo Minh một lần nữa khẳng định không, đồng thời cho biết ít khi xuống công trình, các lần xuống chưa khi nào gặp cán bộ xuống kiểm tra.Sau khi xây dựng xong chung cư mini, ông Nghiêm Quang Minh bán 45 căn hộ cho các cá nhân và hộ gia đình. Bị cáo này cho hay đã giao quyền sử dụng căn hộ cho người mua, bản thân không ở đó, chỉ chịu trách nhiệm vận hành, bảo trì năm đầu.Đáng chú ý, từ năm 2018 - 2020, Công an Q.Thanh Xuân phát hiện nhiều vi phạm về PCCC tại khu chung cư mini, có nguy cơ phát sinh cháy nổ và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.Tháng 6.2020, chính quyền quận Thanh Xuân ra quyết định đình chỉ hoạt động tầng một của tòa nhà. Ông Minh và các hộ dân phải thực hiện yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCC nhưng không làm.Thậm chí, Công an Q.Thanh Xuân gửi công văn cho ông Minh, các hộ dân và cả Công an P.Khương Đình nhưng các vi phạm chưa được khắc phục.Trả lời trước tòa về việc nhiều lần bị nhắc nhở, cảnh báo về vi phạm PCCC, bị cáo Minh nói không sinh sống ở đây nên không biết, cũng không nhận được văn bản của cơ quan thẩm quyền, không thấy cư dân nào nói cho biết."Rất nhiều lần cảnh báo, kiểm tra liên tục, bị cáo nhiều lần không chấp hành. Đài báo, truyền hình người ta cũng đưa tin chính cái ngôi nhà này luôn, quận cũng có quyết định đình chỉ, 1 tháng sau công an quận lại tiếp tục có văn bản đôn đốc PCCC, đã giao cho bị cáo rồi, nhưng bị cáo tiếp tục không thực hiện. Xây xong là hết trách nhiệm à?", chủ tọa truy vấn.Đáp lời, bị cáo Minh tiếp tục cho rằng văn bản đưa cho cư dân chứ bị cáo không nhận được.
Dan Gordon, giáo sư về sinh lý học tim mạch tại Đại học Anglia Ruskin (Anh), nói với tờ Daily Mail rằng tập luyện cường độ cao đã bộc lộ nhược điểm khi nó tỏ ra khá khó khăn để khởi đầu, tỷ lệ bỏ cuộc cao. Thay vì vậy, các bài tập chậm hơn, ít gắng sức hơn đang được ưa chuộng và cũng có những lợi ích nhất định.Theo đó, chạy bộ chậm hơn và thường xuyên có thể giúp tim khỏe hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hỗ trợ hệ thống miễn dịch cũng như thể lực tổng thể tốt hơn nhiều so với chạy hết tốc lực. Điều này cũng diễn ra tương tự ở các bài tập đạp xe, chèo thuyền, bơi lội.Trao đổi với Daily Mail, giáo sư Dan Gordon dẫn thêm một nghiên cứu của Đan Mạch được công bố vào năm 2015, cho thấy những người chạy bộ chậm và vừa phải có tỷ lệ tử vong thấp nhất vì mọi nguyên nhân, trong khi những người chạy bộ gắng sức có tỷ lệ tử vong tương tự như nhóm ít vận động.Chạy chậm lại cũng cải thiện sức bền, do bạn có thể chạy trong thời gian dài hơn, điều này làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu, nghĩa là máu có thể mang nhiều oxy hơn. Ngoài ra, việc chạy vừa phải còn giúp phát triển cơ tim và tăng kích thước các buồng tim để có thể chứa nhiều máu hơn trong mỗi lần bơm.Theo tiến sĩ Lindsy Kass, một nhà sinh lý học về thể dục tại Đại học Hertfordshire (Anh), khi vận động ở mức vừa phải khoảng 60-70% nhịp tim tối đa sẽ khiến cơ thể sử dụng chất béo dự trữ làm nhiên liệu, thay vì carbohydrate như khi luyện tập cường độ cao hơn.Tiến sĩ Lindsy Kass cũng chia sẻ quan điểm về việc hầu hết các vận động viên ưu tú dành tới 80% thời gian để luyện tập vừa phải. Điều này được lý giải là giúp giảm căng thẳng cho cơ thể, tránh bị nhiễm trùng hoặc chấn thương."Khi bắt đầu tập thể dục cường độ cao, chúng ta cần nhiều thời gian hơn để phục hồi (khoảng 48 đến 72 giờ sau đó), và trong thời gian phục hồi đó, bạn bị ức chế miễn dịch", giáo sư Dan Gordon cho hay.Như vậy, nếu chúng ta tập thể dục cường độ vừa phải thì chúng ta sẽ phát triển phản ứng miễn dịch tốt hơn và giảm khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng "vấn đề không phải ở tốc độ mà là mức độ nỗ lực mà bạn cảm thấy". Chúng ta cũng không nên vận động quá chậm, vì dễ ảnh hưởng đến hiệu quả đạt được.
Thênh thang ngọn gió chiều
Mỗi thứ bảy hằng tuần, chị Hương Lan sống tại TP.Kurume (tỉnh Fukuoka, Nhật Bản) đều đưa con gái đang học lớp 5 vượt hơn 50 km để đến TP.Fukuoka, nơi cô bé rất hào hứng tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa, ẩm thực và sinh hoạt với nhiều trẻ em Việt đồng hương, cũng như hòa nhập với trẻ em nhiều quốc tịch."Bạn nhỏ nhà tôi là con gái nên rất hứng thú với các hoạt động nấu ăn, làm bánh. Nhà ăn trẻ em còn có các bài học để cho con biết đến cội nguồn nơi cha ông các con sinh ra và lớn lên, như tìm hiểu về ngày 2.9 là ngày gì, bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam ra đời như thế nào và được đọc ở đâu, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành, bao nhiêu dân tộc anh em...", chị Lan chia sẻ với Thanh Niên về mô hình sinh hoạt cộng đồng do Hiệp hội Cư dân quốc tế Fukuoka (FIRA) tổ chức.Chị Bùi Thị Thu Sang (35 tuổi), Chủ tịch FIRA, cho biết tổ chức này ra mắt trong chương trình Tết Quý Mão hôm 16.1.2023 tại TP.Fukuoka. "Nhu cầu được hỗ trợ về giáo dục con cái của các bậc cha mẹ người Việt tại Nhật ngày càng lớn, nhưng hầu hết phó mặc cho phụ huynh và một vài tình nguyện viên", chị chia sẻ với Thanh Niên về động lực để thành lập FIRA.Năm ngoái, FIRA được chính quyền TP.Fukuoka và Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ tổ chức "Nhà ăn và Không gian cho trẻ em quốc tế Fukuoka" vào 2 ngày cuối tuần, cung cấp nơi sinh hoạt miễn phí không chỉ cho trẻ em người Việt mà còn trẻ em mọi quốc tịch, cũng như miễn phí cho phụ huynh đi cùng."Tại đây, chúng tôi tổ chức hỗ trợ làm bài tập, dạy ngôn ngữ (tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Việt) và hoạt động trải nghiệm đa văn hóa cho trẻ em như nấu ăn, thủ công, múa hát, nghiên cứu chủ đề…", chị Sang kể và cho biết: "FIRA nhận được nhiều sự chú ý ở Nhật do là tổ chức của người nước ngoài thành lập vì người nước ngoài, nhưng có thể hoạt động thu hút sự hưởng ứng, hợp tác, tài trợ của nhiều cá nhân và tổ chức".Trong gần 2 năm hoạt động, Nhà ăn và Không gian cho trẻ em quốc tế Fukuoka đã tổ chức cho nhiều trẻ em trải nghiệm ẩm thực và văn hóa Việt, cũng như của các quốc gia khác theo chủ đề. Nhà ăn này đã giới thiệu và phục vụ rất nhiều món ăn Việt như cơm lam, gà nướng, các món đặc trưng của Hà Nội như bún chả, chè khúc bạch hoặc bánh gai, phở Nam Định, mì Quảng, cháo lươn, những món lễ hội như xôi vò, giò lụa, chè hoa cau, bánh chưng, bánh khúc, nem bùi, bánh phu thê, bánh chưng rán, thịt đông, dưa muối, cỗ tết, cỗ tất niên, cỗ rằm tháng giêng, các món chay.Chị Tống Hồng Thắm, một người Việt sống tại Fukuoka, chia sẻ rằng 2 con chị gồm bé trai 5 tuổi và bé gái 2 tuổi rất thích đến học tập và vui chơi cùng các bạn tại không gian của FIRA. "Mình thấy mô hình này rất bổ ích vì bé được học và vui chơi, hòa nhập môi trường quốc tế nhưng vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa Việt", chị cho biết. Tương tự, chị Đàm Thị Khánh Huyền thông tin: "Bé gái nhà mình 4 tuổi rất thích khi đến lớp học vì bé vừa được học chữ, học nhảy, vừa được chơi trò chơi cùng cô và các bạn rất vui. Mình thấy mô hình này rất có ý nghĩa".FIRA còn tổ chức những buổi hướng dẫn và hội thảo dành cho cha mẹ mới đến Fukuoka, về giáo dục cho con cái, chế độ an sinh xã hội, phòng chống thiên tai…; tổ chức những sự kiện giao lưu quốc tế, giới thiệu về những ngày lễ tết cổ truyền của Việt Nam. Ngoài ra, FIRA còn tham gia đối thoại, đề bạt các chính sách về nhập cư như tại hội nghị đại biểu các cộng đồng nước ngoài tại Fukuoka, đối thoại về giáo dục tiếng mẹ đẻ cho trẻ em có nguồn gốc nước ngoài tại Nhật."Nếu có điều kiện, FIRA sẽ tổ chức thêm hoạt động cho các gia đình có con nhỏ 1 - 2 tuổi, xây nhà trẻ, trường mầm non đa văn hóa tại Fukuoka", chị Bùi Thị Thu Sang chia sẻ.