Tuyển sinh lớp 6 tại TP.HCM bằng kỳ khảo sát: Thực hiện chung hay riêng?
Trưa 4.2, các ngân hàng thương mại giảm giá USD từ 100 - 120 đồng sau mức tăng mạnh đầu năm, xuống dưới mức 25.000 đồng/USD. Giá mua đô la Mỹ tại Vietcombank còn 24.990 - 25.020 đồng, trong khi chiều bán ra còn 25.380 đồng. Điểm lạ tại ACB khi mua USD tiền mặt có giá cao hơn mua chuyển khoản, cụ thể mua USD tiền mặt ở mức 25.090 đồng, còn mua chuyển khoản 25.020 đồng. Chiều bán đô của nhà băng này ở mức 25.380 đồng. Tại Vietinbank, giá mua USD cũng giảm xuống 25.020 đồng, bán ra 25.380 đồng. Như vậy, sau mức giá tăng sốc vào ngày 3.2, các ngân hàng đã giảm giá USD.Giá USD dịu lại sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện bơm ròng lượng tiền với khối lượng lớn trên thị trường mở. Tổng lượng tiền bơm ra thị trường trong ngày 3.2 là 28.902 tỉ đồng, trong đó 6 thành viên trúng thầu 15.000 tỉ đồng với kỳ hạn 7 ngày và 6 thành viên trúng thầu 13.902 tỉ đồng ở kỳ hạn 14 ngày. Trong khi đó, lượng tiền hút về của nhà điều hành là 1.400 tỉ đồng đối với kỳ hạn 7 ngày. Lãi suất trúng thầu cả chiều bơm và hút tiền ở mức 4%/năm. Như vậy, trong phiên giao dịch đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 27.502 tỉ đồng.Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh giảm nhẹ 5 đồng, chiều mua vào còn 25.635 đồng, bán ra 25.735 đồng. Giá USD tự do đã tăng 130 đồng trong 1 tuần trở lại đây. Đô la Mỹ trên thị trường thế giới đã giảm trở lại sau khi tăng lên gần mức cao nhất trong vòng 3 tuần qua. Chỉ số USD - Index từ mức 109,77 điểm xuống 108,43 điểm và lên lại mức 108,79 điểm. Đồng USD giảm giá sau khi Tổng thống Mỹ ông Donald Trump hoãn áp thuế đối với Canada và Mexico.Tư vấn sức khỏe: Kỹ thuật mới trong nuôi cấy, đánh giá chất lượng phôi
Chia sẻ với Thanh Niên, bà Nguyễn Thị Hoa, Phó chủ tịch UBND TX.Mộc Châu (tỉnh Sơn La), cho biết trong kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, từ ngày 25.1 - 2.2, TX.Mộc Châu đã đón 105.000 lượt khách đến tham quan, du lịch. Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ du lịch ước đạt hơn 136 tỉ đồng.Một trong những điểm nhấn đặc biệt khiến ngành du lịch Mộc Châu bội thu ngay trong những ngày đầu năm mới chính là mùa hoa mận nở rộ, đang tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt, thu hút du khách từ khắp mọi nơi đổ về.Bên cạnh đó, mùa hoa mận nở đúng kỳ nghỉ tết nên khách du lịch có nhiều thời gian đến Mộc Châu vui chơi, du xuân. "Mùa hoa mận năm nay nở rộ và được đánh giá là mùa hoa đẹp nhất, hiếm có trong nhiều năm trở lại đây ở Mộc Châu", bà Hoa nói.Cũng theo đại diện lãnh đạo UBND TX.Mộc Châu, dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, địa phương đã chỉ đạo tổ chức tốt hoạt động tham quan du lịch tại các điểm di tích, danh thắng. Đặc biệt là tại Khu du lịch Mộc Châu Island, Happy land, hồ Rừng Thông, hang Dơi, c hùa Vặt Hồng, thác Dải Yếm, phố đi bộ, đồi chè của Công ty Chè Mộc Châu, Công ty Chè Đài Loan, thung lũng mận Nà Ka. Trong đó, ngày mùng 1 tết, khách du lịch chủ yếu tập trung tại các điểm Hang Dơi, chùa Vặt Hồng và từ ngày mùng 2 đến mùng 5 tết tất cả các điểm tham quan, du lịch đều đông khách. Ngoài hoa mận, các vườn hoa anh đào, hoa cả, vườn hồng... trên địa bàn TX.Mộc Châu đang là những điểm thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh.Anh Vũ Trọng Hải, Chủ nhà vườn du lịch Bích Hạnh, ở Tiểu khu 34 Tân Tập (TX.Mộc Châu), cho biết gia đình có 1,5 ha trồng mận, hồng làm điểm check-in đón khách tham quan, chụp ảnh xuyên tết. Từ mùng 1 tết đến nay, mỗi ngày nhà vườn này đón 500 - 1.000 khách, giá vé vào cổng 30.000 đồng/người. Khu homestay của gia đình với 15 phòng lưu trú cũng luôn trong tình trạng "cháy phòng" do khách đặt quá nhiều.Theo anh Hải, những năm trước, hoa mận thường nở rải rác, mỗi cây có từ 2 - 3 đợt hoa nở. Nhưng năm nay gần như toàn bộ nụ hoa dồn lại, nở đồng loạt một đợt nên đây là mùa hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất trong nhiều năm trở lại đây."Mận trồng ở Mộc Châu có hai loại mận cơm và mận hậu. Giống mận cơm thì hoa nở dày hơn, cánh to hơn nên có những cành nở rộ dài như đuôi chồn. Còn giống mận hậu thì hoa thưa hơn. Năm nay, trong thời gian cây mận ủ mầm hoa, trời mưa nhiều cây đủ nước, đủ chất dinh dưỡng đã nảy nụ đồng loạt, nở rộ luôn trong một đợt. Có những cây đã bung hết hoa, nhìn rất đẹp", anh Hải nói.
Hố nguy hiểm ven đường
Đã gần 40 năm kể từ khi nhận được lá thư viết tay đầu tiên của cậu con trai đầu lòng gửi về từ một đất nước châu Âu xa xôi, bà Đào Thị Hường (76 tuổi), vợ nhà thơ Vũ Quần Phương, vẫn rưng rưng cảm động khi nhắc đến một chi tiết trong thư."Văn sang Hungary du học năm 1987, hồi ấy cuộc sống ở Hà Nội còn khó khăn lắm, vì thế ai mà được "đi tây" thì đều choáng ngợp trước điều kiện sống bên đó. Văn cũng thế. Gửi thư về cho bố mẹ, anh ấy viết: "Bếp ở đây tiện nghi và đẹp lắm, con nhất định sẽ làm cho mẹ một cái bếp như vậy". Khoảng 6 năm sau, cô chú xây được căn nhà mới ở Thành Công, anh ấy tiết kiệm được một ít, đưa hết cho bố mẹ để góp phần xây bếp đẹp", bà Hường kể.Anh Văn trong câu chuyện chính là nhà toán học Vũ Hà Văn, con trai cả của bà Hường và nhà thơ Vũ Quần Phương. Là giáo sư ĐH Yale (Mỹ), gần đây anh quen thuộc với truyền thông trong nước bởi vai trò Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn VinBigData. Người con trai út của ông bà là TS Vũ Thanh Điềm, chuyên gia của Google. Cả 2 đều tài năng và hiếu thuận.Được hỏi vì sao GS Vũ Hà Văn lại ấn tượng đến thế với cái bếp chật hẹp của mẹ, bà Hường lý giải: "Hồi ấy Văn thường phụ mẹ trong bếp. Ăn xong rửa bát cũng là Văn. Không gian bếp chật chội đã đành, lại nấu bằng bếp dầu nên khói bốc lên hôi mù. Sau này tôi sang Hungary thì thấy bếp của căn tin sinh viên bên đó cũng bình thường nếu so với những gian bếp của các gia đình ở Hà Nội sau này, nhưng so với căn bếp thời nhà tôi ở tập thể Bách khoa Hà Nội thì đúng là một thế giới khác".Bà Hường nhớ lại, thời sinh Văn, gia đình chưa có tích lũy nên kinh tế rất chật vật. Bà phải dỡ áo của chồng ra để may đồ sơ sinh cho con, dỡ áo len của bà để đan cho con áo ấm. Những chi tiết này về sau được nhà thơ Vũ Quần Phương đưa vào thơ và khái quát hóa lên thành hình ảnh người mẹ: "Mẹ con can từng mẩu thời gian/ Như can từng mảnh vải/ Lo cho con mùa đông, mùa hè". Ông còn viết: "Mọi tấm áo mẹ may, con sẽ đều mặc chật/ Mọi con đường trên thế gian này con sẽ đều biết vượt/ Nhưng lòng con sẽ dừng lại sững sờ/ Trước đường khâu của mẹ…".Tiếp mạch chuyện, bà Hường cho biết Văn rất giản dị. Lên tới cấp ba, anh vẫn chịu mặc bộ đồ mẹ may từ vải được tận dụng từ những quần áo cũ. Đó là một bộ màu đen, nên các bạn trong lớp gọi anh là "cuộn giấy dầu". "Cuộn giấy dầu" ấy cứ bon bon trên chiếc xe đạp không phanh, không chuông, không gác-đờ-bu trong suốt những năm học cấp ba", bà Hường âu yếm kể về cậu con trai cả.Với cậu út, bà nhận xét: "Điềm rất thông minh, ham chơi, ham tìm tòi và sáng tạo. Hồi 7 - 8 tuổi, ở nhà một mình, anh ấy tự lấy kéo rồi lôi quần áo cũ của mình ra cắt nham nhở ở gấu quần. Bố mẹ về thì chạy ra khoe "con sửa quần áo đẹp không này". Nhà có cái đài hỏng, anh ấy tháo tung ra để sửa…".Điều khiến bà Hường hài lòng nhất về các con của mình là hai anh em rất yêu thương nhau. Thời gian du học bên Hungary, mỗi khi gửi thư về nhà, anh Văn luôn viết thêm một lá thư riêng cho em trai, trong đó luôn có một bài toán khó và lời bình về bài toán cũ mà thư trước Điềm đã giải. Năm em trai thi đại học, anh Văn từ Mỹ bay về để trực tiếp đưa em đi thi."Buổi đi thi nào hai anh em cũng thực hiện một nghi thức rất buồn cười. Anh xuống nhà trước mở cửa, đợi em đi qua rồi mới đóng cửa lại. Động tác này tạo nên một sự vững tin trong tâm lý của em rằng sẽ được hưởng "vía hên" của anh", bà Hường nhớ lại. Kết quả, trong số 4 trường dự thi, Điềm đỗ thủ khoa ĐH Bách khoa Hà Nội và á khoa Trường ĐH Mỏ - Địa chất. Hai trường còn lại cũng đỗ với điểm số rất cao. Anh Văn nghe tin tủm tỉm cười, buông lời khen: "Được!".Bà Hường vốn mồ côi mẹ, lớp 9 đã phải nghỉ học để nhường điều kiện đi học cho em trai. Đến lúc đi làm, bà mới học tiếp. Sau khi sinh anh Văn, bà thi đỗ vào Trường ĐH Dược Hà Nội. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét, một trong các yếu tố hình thành nên nhân cách của các con ông là tấm gương của người mẹ, với lối sống bao dung, nhân hậu, chân tình, lạc quan, nghị lực. Trong một bài thơ, ông viết: "Mẹ con không làm thơ/ Nhưng sống thơ hơn bố", và ví von: "Mẹ con như căn nhà, như chiếc tổ chờ trông".Bà Hường thì thấy mình thật may mắn vì có một người chồng rất yêu thương con, đặc biệt là rất chăm chút việc học của các con. Giữa hai vợ chồng hình thành một sự "phân công", mẹ lo việc hậu cần, cơm nước, chăm sóc các con, bố thì đưa đón và sát sao với các hoạt động ở trường của các con. Bố lo tìm thầy cô tốt, tìm trường tốt cho con học. Nhưng bà cũng cho rằng không có một "công thức" làm mẹ nào, cũng như không có mô hình gia đình hoàn hảo nào cả. "Người ta cứ yêu thương nhau hết mực, sống hết lòng với gia đình, rồi trời thương thì sẽ được hái quả ngọt", bà giản dị nói.Tuy vậy, bà cho rằng, để giữ được sự êm ấm của gia đình, người mẹ vô cùng quan trọng. "Tôi thấy một số gia đình, người mẹ ôm nhiều việc quá, lấn lướt vai trò của người bố. Như thế vừa khổ mình, vừa dễ tạo xung đột trong gia đình. Thứ hai là cái sự nhịn. Đặc biệt là trước mặt con thì nên giữ cái uy cho người bố, cần trao đổi gì thì nói sau đó", bà Hường bày tỏ.
Sáng 12.3, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm, quyết định y án sơ thẩm 4 năm 9 tháng tù đối với bị cáo T.V.M (16 tuổi, trú tại Q.Long Biên, Hà Nội) về tội cố ý gây thương tích.M. bị xác định là người đánh nam sinh lớp 8 tại khu vực sân đình Lệ Mật, khiến nạn nhân chết não, rồi tử vong sau 2 tháng điều trị tại bệnh viện.Hồi tháng 12.2024, tại phiên sơ thẩm, TAND Q. Long Biên tuyên mức án như đã nêu, đồng thời buộc bị cáo và người đại diện phải bồi thường cho gia đình bị hại hơn 1 tỉ đồng.Sau sơ thẩm, bị cáo, người đại diện của bị cáo và người đại diện của bị hại đều có đơn kháng cáo.Nạn nhân trong vụ án này là N.H.Đ (14 tuổi, học sinh lớp 8 Trường THCS Việt Hưng). Nam sinh Đ. có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, mồ côi cha. Mẹ Đ. từ Phú Thọ xuống Hà Nội làm thuê, nam sinh theo trọ học.Hồ sơ vụ án cho thấy, ngày 17.3, tại khu vực sân bát giác trong khuôn viên đình Lệ Mật (Q.Long Biên), T.V.K (12 tuổi, trú trên địa bàn) trong lúc chơi tại khu vực đình Lệ Mật thì xảy ra mâu thuẫn và bị Đ. tát vào mặt.K. sau đó chạy đi gọi anh trai là M. nhờ giải quyết mâu thuẫn. Cả hai gặp cha mình là ông T.V.T, kể lại sự việc. Ông T. liền chở 2 con bằng xe máy ra sân đình Lệ Mật để xem ai đánh con mình. Tại đây, ông T. nói 2 con đi vào sân đình rồi quay xe định ra về.Kết quả điều tra xác định thời điểm trên ông T. thấy M. chạy vào đấm làm Đ. ngã ra đất. Ông T. đến can ngăn rồi chở 2 con về nhà.Một lúc sau, ông T. trở lại khu vực sân đình Lệ Mật, thấy Đ. có biểu hiện choáng, mặt tái nên đưa nạn nhân vào Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Nạn nhân được chuyển đến Bệnh viện 108, được chẩn đoán chấn thương sọ não, hôn mê, tiên lượng tử vong cao.Ngày 27.3, Công an Q.Long Biên ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam M. về tội cố ý gây thương tích.Cùng thời điểm, nam sinh lớp 8 được đưa về Phú Thọ điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh, rồi chuyển xuống bệnh viện ở Hà Nội, đến ngày 21.5 thì tử vong.Liên quan đến vai trò của ông T.V.T (cha bị cáo M.), cơ quan công an nhận định ông này không đồng phạm với con trai.Đối với T.V.K (em trai bị cáo M.), cháu này đồng phạm về hành vi gây thương tích cho nạn nhân. Tuy nhiên, tính đến thời điểm phạm tội, K. chỉ hơn 11 tuổi nên chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Công an đã thông báo về địa phương nơi cư trú và trường học để phối hợp quản lý, giáo dục.
Điện mặt trời mái nhà vẫn khuyến khích 'xài một mình'
Chiều 2.1, tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết, đơn vị đang phối hợp cơ quan chức năng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thi thể phụ nữ nổi trên sông Mỹ Phước, đoạn thuộc ấp Phước An A, xã Mỹ Phước, H.Mỹ Tú. Khoảng 7 giờ cùng ngày, người dân địa phương phát hiện thi thể phụ nữ nổi trên sông Mỹ Phước, liền trình báo công an.Nhận được tin báo, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng phối hợp Công an H.Mỹ Tú nhanh chóng có mặt, khám nghiệm hiện trường để điều tra, làm rõ nguyên nhân. Nạn nhân được xác định là chị P.T.M.N (34 tuổi, ngụ ấp Phước An, xã Mỹ Thuận, H.Mỹ Tú). Thông tin ban đầu, chị N. làm công nhân cho một công ty ở Sóc Trăng. Chiều 1.1, chị N. chèo xuồng từ nhà qua sông Mỹ Phước để dự đám cưới. Đến tối cùng ngày, trong lúc chị N. chèo xuồng về nhà thì xuồng bị lật khiến chị rơi xuống sông mất tích. Sau khi phát hiện vụ việc, người thân đã cùng chính quyền địa phương tìm kiếm chị N. nhưng không thấy. Đến sáng 2.1, người dân phát hiện thi thể nạn nhân nổi trên sông Mỹ Phước. Chiều cùng ngày, sau khi khám nghiệm hiện trường, thi thể nạn nhân được Công an tỉnh Sóc Trăng bàn giao cho gia đình lo hậu sự.