Dat Bike ra mắt dòng xe Quantum DxDragon phiên bản đặc biệt
Mới đây, mạng xã hội chia sẻ câu chuyện về 2 người "anh hùng không mặc áo choàng" cứu người phụ nữ té sông bằng phao chuối.Theo bài đăng, câu chuyện xảy ra tại cầu Lớn, thuộc xã Xuân Thới Sơn (H.Hóc Môn, TP.HCM), hai người đàn ông dũng cảm lao xuống sông cứu người phụ nữ. Đáng chú ý là một trong hai người không biết bơi nên đã nhanh trí dùng cây chuối làm phao cứu người. Nhờ sự nhanh trí của 2 người đàn ông mà người phụ nữ được đưa vào bờ an toàn. Người trong cuộc nói gì?Trưa 10.2, ông Trần Phong Sương trên đường từ Long An về ngang qua cầu Lớn thấy nhiều người đang đứng cầm điện thoại quay phim ở hai bên kênh An Hạ nên tấp vào hỏi xem có chuyện gì. "Có người chết trôi", 1 người dân trả lời. Nhìn khoảng cách từ cầu đến bóng người dưới dòng nước cách xa khoảng 200 - 300 mét, ông Sương chạy xe rà rà theo bờ kênh.Đến khoảng đất trống, ông Sương nhìn thấy người phụ nữ còn chới với trên dòng nước trôi, đang kêu "Cứu tôi với"; nhưng trên bờ đoạn này chỉ có phụ nữ, trẻ em không ai dám lao ra.Trong tích tắc, nghĩ cứu người là quan trọng hơn hết, ông cởi áo, để hết giấy tờ, ví tiền và xe trên bờ lao ra phía bụi cây. Thấy bụi chuối có 3 cây, trong đó 1 cây ngã xuống nên ông nảy ra ý tưởng lấy thân cây chuối làm phao."Cây chuối thường khó giật vậy lắm, may sao có ai đã chặt đứt sẵn nên tôi giật xíu là ra. Ngay lúc đó có một anh đi ngang qua, tôi nói 'Anh anh giúp em cái, mình em không cứu được' nên 2 anh em bơi ra chặn theo hướng nước trôi, dùng phao từ cây chuối cứu người. Thấy người khác chơi vơi sinh tử, không cứu không được", ông Sương kể.Theo ông Sương, nói ông không biết bơi cũng không phải mà biết bơi cũng chưa đúng vì ông chỉ biết lội dưới nước. "Lúc đó tôi cởi áo rồi nên không có cây chuối vẫn lao xuống cứu người. Không biết động lực từ đâu, thấy người bị nạn thì nhảy xuống cứu, tới đâu hay tới đó. Giờ đưa tôi ra bờ kênh đó kêu tôi lội thì tôi không dám đâu", ông nói.Gần 1 ngày sau khi xảy ra sự việc, ông Sương nghĩ lại vẫn chưa biết vì sao lại liều nhảy xuống dòng kênh cứu người dù đã rất lâu không lội nước. Khi ấy, trong đầu ông chỉ có duy nhất một suy nghĩ là phải cứu người nhanh nhất có thể. Có kinh nghiệm cứu người bị nạn, ông bình tĩnh tìm phương án phù hợp, dùng cây chuối làm phao chặn theo hướng dòng nước trôi để bảo đảm cứu được người mà không đuối sức
Sau chuyến công du lịch sử, thế cuộc Mỹ - Trung ra sao?
Dừa cạn là loại cây dại, mọc nhiều nơi. Tùy vào thổ nhưỡng, khí hậu, cây có tính dược liệu khác nhau. Theo kinh nghiệm dân gian, hoa dừa cạn có tác dụng hỗ trợ chữa trị một số loại bệnh như: cao huyết áp, tiểu đường, xơ gan… Việc trồng hoa dừa cạn được biết nhiều ở An Giang với mô hình làm thuốc nam, riêng tại Cần Thơ rất ít nơi trồng số lượng lớn.
Tìm lại những anh hùng: Vàng A Sình trên đỉnh Ngài Chồ
Ngày 3.1, tin từ Công an xã Ea Ngai (H.Krông Búk, Đắk Lắk), đơn vị vừa tổ chức cứu một phụ nữ bị rơi xuống giếng sâu trong rẫy cà phê.Theo thông tin ban đầu, trưa cùng ngày, người dân thôn 2, xã Ea Ngai báo tin đến Công an xã có một phụ nữ bị rơi xuống giếng sâu trên địa bàn. Ngay sau đó, Công an xã Ea Ngai cử lực lượng đến hiện trường, triển khai phương án cứu hộ. Qua đánh giá tình hình, công an nhận thấy giếng sâu, người rơi xuống giếng có thể bị thương nặng, thiếu dưỡng khí, cần cứu hộ nhanh.Lúc này, nhiều người dân nghe tin, đưa thêm phương tiện đến hỗ trợ. Khi có trục quay của người dân, một chiến sĩ công an ngồi trong rọ sắt, được nối dây đưa xuống giếng để thực hiện việc cứu hộ.Người phụ nữ sau đó được kéo lên mặt đất an toàn và đưa đến Trung tâm y tế TX.Buôn Hồ (Đắk Lắk) điều trị.Người bị nạn tên N.T.H (trú tỉnh Phú Yên), đang hái cà phê thuê cho người dân trên địa bàn. Trưa 2.1, bà H. đi lượm cà phê thì không may bị rơi xuống giếng sâu khoảng 25 m. Theo một cán bộ Công an xã Ea Ngai, giếng không có nước khiến nạn nhân rơi xuống bị gãy hai chân, đa chấn thương nhưng còn tỉnh táo.
Riêng TP.HCM nơi có nhiệt độ cảm nhận cao nhất khu vực Nam bộ, từ nay đến hết tháng 4 khả năng mưa không cao. Từ ngày 1 - 5.5 sẽ có mưa chuyển mùa và lượng mưa cao nhất vào ngày 4 và 5.5.
Bạn đọc viết: Loạn xe khách dừng, đậu trên đường cấm
Sau hơn 1 tháng tranh tài sôi nổi và hấp dẫn, giải bóng đá vô địch Thanh Hóa miền nam Cúp Đông Á năm 2024 (THF-11) đã chính thức khép lại với trận chung kết giữa Hậu Lộc FC và TP.Thanh Hóa.Đến với THF-11, Hậu Lộc FC đang là đội bóng đương kim vô địch nên được đánh giá cao hơn đôi chút so với đối thủ ở trận chung kết là TP.Thanh Hóa.Sự tự tin của Hậu Lộc FC còn đến từ việc họ là đội bóng đang giữ thành tích toàn thắng để bước vào trận chung kết. Nằm ở bảng C, Hậu Lộc FC từng đánh bại các đội Nông Cống (1-0), Thọ Xuân (3-0) và Quảng Xương (4-0) trước khi đánh bại Hà Trung (2-1) ở tứ kết.Chạm trán đối thủ nặng ký Triệu Sơn FC ở trận bán kết, đội bóng của bầu Dương tiếp tục thể hiện phong độ rất đáng ngưỡng mộ của mình. Đặc biệt, tiền đạo "Dũng Dzeko" và đội trưởng Sáng "Persie", bộ đôi này đã tỏa sáng giúp Hậu Lộc FC đánh bại Triệu Sơn 3-1.Bên kia chiến tuyến, đội TP.Thanh Hóa sở hữu hàng công có sức mạnh khủng khiếp khi đã ghi đến 20 bàn thắng sau 5 trận đã đấu. Dưới sự dẫn dắt của đội trưởng Lê Văn Đại, đội TP.Thanh Hóa thi đấu chắc chắn ở hàng thủ và có những pha tấn công biên cực kỳ xuất sắc.Chiến thắng 7-3 trước Bá Thước hay việc đánh bại Yên Định 5-1 cho thấy cách vận hành lối chơi ấn tượng của đội TP.Thanh Hóa. Nhưng bước vào chung kết, họ đã chủ động chơi phòng ngự phản công trước đối thủ Hậu Lộc FC.Trong khi đó, Dũng "Dzeko", Sáng "Persie", Quý Công, Phi "Cà Mau", Hoàng Anh "heo"… vẫn duy trì cách vận hành trơn tru tại Hậu Lộc FC. Chỉ sau 10 phút, thế cân bằng đã bị phá vỡ khi Phi "Cà Mau" dứt điểm quyết đoán, dù Lương Bá Sơn cản phá thành công nhưng Dũng "dzeko" có mặt đúng lúc ghi bàn mở tỷ số 1-0 cho Hậu Lộc.Dù bị dẫn bàn trước, nhưng TP.Thanh Hóa vẫn kiên trì với lối chơi phòng ngự chặt, phản công nhanh. Đúng phút bù giờ cuối cùng của hiệp 1, Văn Đại phát động tấn công sắc nét giúp Công Hiếu chớp thời cơ đánh bại thủ thành Quý Công san bằng cách biệt 1-1.Bước sang hiệp 2, Hậu Lộc FC tăng cường Đức "Jame" và Huynh "báo đen" vào sân. Ngay lập tức, Đức "Jame" tỏa sáng với pha kiến tạo để Hoàng Anh "heo" ghi bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1.Thời gian còn lại của trận đấu, đội TP.Thanh Hóa dồn lên tấn công, thế nhưng họ bất thành trong việc đánh bại thủ môn Quý Công. Bảo toàn được chiến thắng 2-1 trước TP.Thanh Hóa, Hậu Lộc FC chính thức bảo vệ thành công ngôi vô địch tại THF-11.Ở sân chơi lão tướng, dù Triệu Sơn là đội bóng được đánh giá cao và tấn công nhiều hơn, thế nhưng lão tướng Thanh Hóa đã chơi chặt chẽ ở trận chung kết, ghi bàn thắng phút bù giờ để đánh bại lão tướng Triệu Sơn, chính thức đăng quang ngôi vô địch nội dung lão tướng THF-11.Thành tích cá nhân tập thể giải THF-11 năm 2024Đội vô địch: Hậu Lộc FCĐội á quân: TP.Thanh HóaĐồng hạng ba: Triệu Sơn FC, Nông Cống FCHội CĐV xuất sắc: Nông Cống FCCầu thủ xuất sắc: Dũng "Dzeco"Thủ môn xuất sắc: Quý Công (Hậu Lộc FC)Vua phá lưới: Long "Lác" (Triệu Sơn)

Để có vòng 3 cong vút hãy theo 5 mẹo vàng của Á hoàng Vũ Ngọc Anh
Cẩm Vân ra MV 'Hành hương trên đồi cao' nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Những người sống bên dòng Kinh Giang có câu ca dao hay đọc cho bạn bè, du khách nghe: "Sông Kinh phong cảnh hữu tình/Dừa xanh tươi thắm đậm tình quê hương". Câu ca đã gói gọn tất cả những nét đặc sắc nhất của dòng sông.Bà Đỗ Thị Tiến (69 tuổi, ở thôn Trường Định, xã Tịnh Khê) đã gắn bó với rừng dừa nước bên dòng Kinh Giang từ thuở bé. Trải qua bao thăng trầm, rừng dừa đã trở mình thành điểm du lịch thú vị, đem lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.Bà Tiến kể giai đoạn từ năm 1969 - 1975, chiến sự ác liệt, rừng dừa nước là nơi che chở cho bộ đội và du kích. Khi ấy, máy bay địch cày nát xã Tịnh Khê, khiến vùng đất này trở nên hoang tàn. Lực lượng du kích không có chỗ trú ẩn nên rút ra rừng dừa nước bên sông, lấy đây làm căn cứ. Lúc đó, cá tôm ngoài rừng dừa nhiều vô số, gạo thì được người dân tiếp tế nên không sợ đói. Rừng dừa rất rậm rạp nên quân địch dùng máy bay truy lùng vẫn không phát hiện ra căn cứ. Dưới nước, bùn sình nhão cùng với bẫy mìn được cài cắm bí mật trở thành nỗi khiếp sợ của địch."Rừng dừa nước đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho bộ đội, du kích Tịnh Khê và các địa phương khác. Không có nó, có lẽ phong trào cách mạng ở Tịnh Khê sẽ gặp nhiều khó khăn", bà Tiến nói.Còn bà Nguyễn Thị Tía (69 tuổi, thôn Trường Định) vẫn nhớ như in những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Bà Tía tham gia du kích ở địa phương, từng chứng kiến không biết bao nhiêu trận đánh trên dòng Kinh Giang."Nhiều lần bom nổ ngay trước mũi ghe. Rồi khi địch càn, phải trốn dưới công sự trong rừng dừa nước, nước dâng ngang cổ, ngập đầu. Lúc đó, hiểm nguy rình rập, ai cũng có tâm lý sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đất nước", bà Tía bộc bạch.Cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông Phạm Vinh Tâm (72 tuổi, ở thôn Trường Định) sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang.Nhiều năm trôi qua nhưng ông Tâm vẫn nhớ mãi một thời con sông luôn dồi dào thủy sản. Thời ấy, người ta ví rừng dừa nước như một miền Tây thu nhỏ. Dưới tán rừng dừa, tôm, cá bơi thành đàn...Ông Tâm nhớ lại thời ấy, trừ mùa bão lũ, còn lại ngư dân thả lưới, thả rớ trên sông quanh năm, cá, tôm thu về không chỉ đủ ăn mà còn đem bán."Tôi là đời thứ tư trong gia đình tiếp nối nghề đánh bắt thủy sản trên dòng Kinh Giang. Con sông này một thời được ví như mỏ vàng. Ngoài đánh bắt tôm cá, người dân địa phương còn có thể dùng dừa để chằm lá, đan lát rồi mang bán. Làm nghề này thu nhập không cao nhưng người dân không nỡ bỏ vì cây dừa nước đã gắn bó qua nhiều thế hệ", ông Tâm kể.Chèo ghe chừng 5 phút, vào sâu bên trong rừng dừa nước, phong cảnh hiện ra trước mắt đẹp như một bức tranh. Ông Tâm vừa chèo vừa chia sẻ: "Rừng dừa là nơi tránh rét của những đàn chim, đàn cò hoang dã vào mùa đông, còn dưới những gốc dừa là nơi trú ngụ, sinh sản của biết bao loài tôm, cá đối nước lợ, cua càng xanh, ốc, ghẹ, sò...".Rừng dừa nước trên sông Kinh đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Căn cứ rừng dừa nước" và được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là điểm du lịch. Người dân nơi đây đang phát triển mô hình du lịch cộng đồng, thu hút nhiều khách phương xa đến tham quan, trải nghiệm. Đến đây, du khách được trải nghiệm chèo thuyền băng qua các con lạch, thưởng thức trái dừa nước và cùng người dân làm nghề thủ công.Gia đình ông Phạm Văn Hiền (ở thôn Trường Định) có 2.000 m2 dừa nước. Hằng ngày, ông Hiền mưu sinh nhờ rừng dừa, hái lá dừa về chằm thành tấm để bán. Khi địa phương có chủ trương phát triển du lịch, ông cùng nhiều người dân tham gia du lịch cộng đồng, trong đó, những nông dân thạo nghề sông nước làm hướng dẫn viên cho du khách."Mỗi lần có khách tham quan rừng dừa, tôi vừa chèo vừa giới thiệu về lịch sử. Tôi kể với họ rằng mỗi người dân nơi đây tự hào với rừng dừa nước vì gắn liền với lịch sử đấu tranh của dân tộc", ông Hiền chia sẻ.Ông Võ Minh Chính, Chủ tịch UBND xã Tịnh Khê, cho biết xã này có khoảng 12 ha dừa nước, tập trung ở thôn Trường Định và thôn Cổ Lũy, dọc dòng Kinh Giang. Địa phương đã thành lập Hợp tác xã nông nghiệp và du lịch cộng đồng Mỹ Khê, hiện có khoảng 10 hộ dân tham gia chèo thuyền phục vụ khách tham quan."Sắp đến, địa phương sẽ mở rộng mô hình phát triển du lịch cộng đồng, đưa du khách đi tham quan trải nghiệm tại các địa điểm di tích lịch sử, căn cứ, đền thờ… trên địa bàn", ông Chính nói.Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Ngãi, loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được tỉnh quan tâm phát triển định hướng gắn với lợi thế cảnh quan thiên nhiên và các giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương."Hiện TP.Quảng Ngãi đã đăng ký phát triển 6 mô hình phát triển du lịch nông thôn, gồm: mô hình du lịch cộng đồng dừa nước xã Tịnh Khê, mô hình phát triển du lịch làng hoa xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan vườn rau an toàn xã Nghĩa Hà, mô hình du lịch cộng đồng xã Nghĩa Phú, mô hình du lịch cộng đồng bãi biển xã Nghĩa An và mô hình du lịch cộng đồng gắn với tham quan các khu di tích lịch sử", ông Dũng cho hay.Trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rừng dừa nước Kinh Giang ở xã Tịnh Khê là căn cứ cách mạng vững chắc của lực lượng vũ trang phía đông Sơn Tịnh và là nơi đứng chân của Đại đội 21,Tiểu đoàn 48, Tỉnh đội Quảng Ngãi, đội công tác của các xã Nghĩa Phú, Nghĩa An, Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi).Rừng dừa nước có địa thế hiểm yếu, địch đã nhiều lần tổ chức hành quân càn quét, dùng nhiều lực lượng cùng xe tăng, máy bay yểm trợ và rải chất độc hóa học... hòng xóa bỏ căn cứ này. Tuy nhiên, tất cả đều bị quân ta đánh trả quyết liệt, bảo vệ vững chắc căn cứ.Căn cứ rừng dừa nước là biểu tượng cho ý chí kiên cường, bất khuất, niềm tự hào và tính sáng tạo trong nghệ thuật chiến tranh du kích của quân dân Tịnh Khê và phía đông Sơn Tịnh trong lịch sử đấu tranh cách mạng. Nơi đây được UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2007 và công nhận là điểm du lịch vào tháng 7.2024.
Hội đã khơi dậy ý chí vươn lên cho thanh niên
Ngày 13.3, đại tá Nguyễn Thanh Hương, Phó chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên, cho biết đã báo cáo lên Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng để thông báo đến các cửa khẩu tìm kiếm tàu nước ngoài liên quan vụ va chạm với tàu cá Phú Yên tại vùng biển tỉnh Khánh Hòa vào ngày 9.3.Theo báo cáo, lúc 14 giờ ngày 9.3, Đồn biên phòng Hòa Hiệp Nam (Bộ đội biên phòng tỉnh Phú Yên) nhận được tin báo về việc tàu cá PY 95157 TS (dài 18,8 m, công suất 730 CV) gặp nạn trên biển. Tàu cá này do ông Huỳnh Tấn Phong (41 tuổi, ở khu phố Phú Lạc, P.Hòa Hiệp Nam, TX.Đông Hòa, Phú Yên) làm thuyền trưởng, xuất bến vào ngày 20.2, trên tàu có 8 người lao động.Khoảng 13 giờ 15 ngày 9.3, khi tàu cá PY 95157 TS đang hoạt động cách bờ biển tỉnh Khánh Hòa hơn 200 hải lý thì bị tàu chở dầu nước ngoài hành trình đi Ả Rập Xê Út (đi hướng nam - bắc) va chạm.Sau khi gây tai nạn, tàu chở dầu không dừng lại mà tiếp tục hành trình. Vụ va chạm khiến tàu cá bị hỏng máy, vỡ lái, vỡ cabin... Đến khoảng 15 giờ ngày 9.3, 8 ngư dân trên tàu cá bị nạn được tàu cá PY 95221 TS của ông Võ Chí Cư (42 tuổi) cứu vớt an toàn."Tàu cá PY 95157 TS đang thả neo dù, chờ các tàu cá khác đến lai dắt. Vẫn chưa có thống kê về con số thiệt hại nhưng hiện tàu cá này bị hư hỏng khá nặng", đại tá Hương cho biết.
keonhacai hôm nay
Ngày 27.1, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuần tra xử lý vi phạm nồng độ cồn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cận tết.Trước đó, đêm 26.1 và rạng sáng 27.1, tổ công tác Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đã xử lý 11 trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung.Cụ thể, lúc 20 giờ 50 ngày 26.1, tại đường Đỗ Xuân Hợp (Phước Long B), tổ công tác phát hiện người đàn ông có dấu hiệu say xỉn chạy xe máy loạng choạng nên tiến hành dừng xe kiểm tra.Qua kiểm tra, người này vi phạm nồng độ cồn ở mức 1,161 mg/L khí thở. Người đàn ông cho hay bản thân hiểu rõ luật giao thông nhưng vì nghĩ nhậu tất niên gần nhà nên đã tự chạy xe về.Đến khoảng 21 giờ 15 cùng ngày, tổ công tác tiếp tục dừng xe máy người ông H.T trên đường Tây Hoà (P.Phước Long A), phát hiện người này vi phạm nồng độ cồn 0,636 mg/L khí thở. Ông T. cho hay đã sử dụng nhiều bia tại tiệc tất niên.Đến rạng sáng 27.1, tổ công tác đã phát hiện, lập biên bản 11 trường hợp tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn kịch khung (vượt quá 0,4 mg/L khí thở) và nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức 1 (chưa vượt quá 0,25 mg/L khí thở) và mức 2 (vượt quá 0,25 đến 0,4 mg/L khí thở).Theo quy định, vi phạm nồng độ cồn mức 1, tài xế xe máy bị phạt 2 - 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe; mức 2, tài xế xe máy bị phạt 6 - 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe và mức kịch khung, tài xế xe máy bị phạt 8 - 10 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.Hôm 20.1, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Thế Thắng (42 tuổi, ở Q.Tân Phú) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ. Thắng được xác định là người không chấp hành lệnh đo nồng độ cồn và tấn công, gây thương tích cho một chiến sĩ Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức.Theo điều tra, khoảng 21 giờ 30 ngày 11.1, Thắng chạy xe máy trên đường 5A hướng về đường số 8 (P.Long Bình, TP.Thủ Đức) trong tình trạng say xỉn, không tỉnh táo.Cùng lúc, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra lưu động, khi đến trước địa chỉ nói trên thì phát hiện Thắng loạng choạng, gây nguy hiểm cho người đi đường nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.Tuy nhiên, Thắng không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng chức năng, còn có hành vi tấn công, gây thương tích đối với CSGT.Tổ công tác cùng người dân khống chế Thắng và báo Công an P.Long Bình đến hỗ trợ đưa Thắng về trụ sở để làm rõ.Tại cơ quan công an, bước đầu Thắng khai nhận hành vi phạm tội như trên. Vụ việc sau đó được bàn giao Công an TP.Thủ Đức xử lý theo thẩm quyền.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư