Happy One Central khánh thành cầu kính và hệ thống chiếu sáng mặt dựng tòa nhà
Để đạt mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng và lượng CO2 đã đề ra, Siemens sẽ triển khai một chương trình toàn diện bao gồm các giải pháp và dịch vụ có khả năng mở rộng và nhân bản tại các cơ sở sản xuất trên toàn cầu của Heineken.Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2024
Đây là một sáng kiến hợp tác giữa Mastercard và các đơn vị giao thông công cộng, nhằm mang đến những trải nghiệm di chuyển tiện lợi và đầy sắc màu cho cộng đồng. Theo đó, từ ngày 31.12.2024 đến hết ngày 24.6.2025, hành khách sử dụng phương thức thanh toán chạm bằng thẻ Mastercard khi di chuyển bằng WaterBus thứ ba hằng tuần sẽ được giảm giá vé, nhận quà tặng, tham gia các hoạt động thú vị. Chương trình không chỉ tạo cơ hội trải nghiệm giao thông công cộng hiện đại mà còn khuyến khích thói quen sử dụng phương tiện công cộng của người dân.Hệ thống Tàu buýt sông Sài Gòn: WaterBus và WaterGo Hệ thống Tàu buýt sông Sài Gòn là giải pháp giao thông công cộng đường thủy đầu tiên tại TP.HCM, mang đến hình thức di chuyển mới mẻ, góp phần giảm tải giao thông đường bộ và tạo cơ hội khám phá cảnh quan sông nước độc đáo. Hệ thống bao gồm hai dịch vụ chính: Saigon WaterBus và Saigon WaterGo. Hệ thống Tàu buýt Sài Gòn không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển mà còn mang lại trải nghiệm mới mẻ ngắm cảnh thành phố từ dòng sông.Mỗi tháng, từ ngày 31.12.2024 đến hết ngày 24.6.2025, "Ngày Mastercard" sẽ diễn ra vào thứ ba với bốn chủ đề trải nghiệm đặc biệt, giúp hành khách tận hưởng những khoảnh khắc thú vị trong hành trình di chuyển.Thẻ Mastercard là thẻ thanh toán quốc tế được phát hành thông qua liên kết với các ngân hàng thương mại toàn cầu. Thẻ cho phép người dùng rút tiền, mua hàng trực tuyến và thanh toán tại các điểm chấp nhận trên toàn thế giới.Ngoài các hoạt động này, Ngày Mastercard còn mở rộng ra toàn bộ các phương tiện giao thông công cộng tại TP.HCM. Mỗi ngày trong tuần, hành khách di chuyển bằng các phương tiện như tàu điện metro số 1, xe điện bốn bánh (buggy), xe buýt, và các phương tiện công cộng khác sẽ có cơ hội trải nghiệm những hoạt động thú vị và nhận các phần quà hấp dẫn. Điều này không chỉ nâng cao chất lượng trải nghiệm giao thông mà còn thúc đẩy thói quen sử dụng các phương tiện công cộng, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường.Trong thời gian tới, Mastercard còn là đơn vị đầu tư và phối hợp với Saigon WaterBus và các phương tiện giao thông công cộng khác tại TP.HCM triển khai giải pháp thanh toán thẻ EMV. Với công nghệ này, người dân chỉ cần sử dụng một loại thẻ để thực hiện thanh toán một chạm nhanh chóng trên các phương tiện giao thông công cộng. Mastercard là một trong những công ty công nghệ thanh toán quốc tế, luôn đi đầu trong việc phát triển các phương thức thanh toán hiện đại, mang lại trải nghiệm mua sắm tiện lợi và an toàn cho người tiêu dùng. Thông qua Ngày Mastercard, chương trình mong muốn thúc đẩy trải nghiệm di chuyển hiện đại, giúp hành trình hàng ngày trở nên thuận tiện và thoải mái hơn. Giải pháp thanh toán một chạm Tap & Go của Mastercard cũng thúc đẩy việc sử dụng các phương thức thanh toán không tiền mặt trong cộng đồng, giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sự bất tiện cho người dân khi di chuyển. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ thanh toán hiện đại cũng sẽ góp phần tạo ra một xã hội thông minh, văn minh và bền vững hơn thông qua việc nâng cao trải nghiệm giao thông công cộng tại TP.HCM.Với các hoạt động thú vị và tiện ích vượt trội, Mastercard và Saigon WaterBus sẽ mang đến một cơ hội tuyệt vời cho cư dân và du khách, giúp họ di chuyển tiện lợi và tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ trên dòng sông Sài Gòn. Để tìm hiểu thêm về Ngày Mastercard với WaterBus, xem thêm thông tin tại:
Chặng đường 10 năm 'thay da đổi thịt' của bóng rổ Việt Nam
Phát biểu bên lề trận giao hữu đầu năm với đội bóng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, HLV Trịnh Đình Dương nói: “Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam có ý nghĩa quan trọng. Bóng đá rèn luyện sức khỏe, trí tuệ cho sinh viên, những thế hệ trí thức của Việt Nam".
Kết quả tăng trưởng GDP đã giúp nâng quy mô và xếp hạng GDP của Việt Nam, tăng thu nhập bình quân đầu người và tăng năng suất lao động - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi kết luận hội nghị Chính phủ với chính quyền các địa phương sáng 8.1.Theo người đứng đầu Chính phủ, thu chi ngân sách đạt cao, vượt thu 337.000 tỉ đồng trong khi giảm thuế, phí, lệ phí gần 200.000 tỉ đồng... Những kết quả này đã tạo đà, tạo lực cho năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030. Dù vậy, vẫn còn những tồn tại, hạn chế như phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra. Về kế hoạch năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, bảo đảm đi vào hoạt động bình thường, thông suốt, hiệu quả. Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Phấn đấu tăng trưởng ít nhất 8% hoặc cao hơn, Chính phủ sẽ rà soát, giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể về tốc độ tăng trưởng cho các bộ, ngành, địa phương.Bên cạnh đó, xây dựng các kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng, tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu); tạo đột phá thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, lực lượng sản xuất mới, tiên tiến...Xây dựng các chính sách tạo đột phá huy động các nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân (phấn đấu khu vực này đóng góp khoảng 65 - 70% GDP).Đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả" theo Nghị quyết 18. Thủ tướng cho biết, đến giờ này trung bình các cơ quan của Chính phủ giảm khoảng 30% đầu mối bên trong, có nơi giảm tới 50%, trên cơ sở đó cơ cấu lại đội ngũ lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức.Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây cũng là động lực mới, như "khoán 10" trong khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược; nghiên cứu khai thác không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm. Phấn đấu hết năm 2025 hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc và trên 1.000 km đường bộ ven biển; cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài. Ngoài ra, khởi công đường sắt kết nối với Trung Quốc, tiếp tục các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TPHCM; hoàn thiện việc xây dựng các dự án khả thi đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận; xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và TP. Đà Nẵng... Trong năm 2025, quyết tâm, quyết liệt xóa nhà tạm, nhà dột nát và xây dựng 100.000 căn nhà ở xã hội. Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng kéo dài trong các lĩnh vực ở các địa phương, đặc biệt là các dự án bất động sản…
Vụ 5 cầu thủ bị bắt vì ma túy: HLV CLB Hà Tĩnh nhận trách nhiệm, hứa trụ hạng
Chia sẻ tại hội nghị tổng kết Bộ GTVT chiều 30.12, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội gồm 15 tuyến với tổng chiều dài khoảng hơn 616,9 km. Hiện thành phố đã đưa vào vận hành khai thác 21,5 km của tuyến Cát Linh - Hà Đông dài 13 km và đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy dài 8,5 km, đạt khoảng 4%.Với mục tiêu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2035 đạt 50 - 55%, sau năm 2035 đạt 65 - 70%, ông Thường cho hay Hà Nội đã đề xuất đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị thủ đô "1 kế hoạch 3 phân kỳ".Theo đó, Hà Nội quyết tâm phấn đấu đến năm 2035 hoàn thành đầu tư xây dựng khoảng 410,8 km đường sắt đô thị và giai đoạn tiếp theo (2036 - 2045) phấn đấu hoàn thành đầu tư xây dựng khoảng 200,7 km nâng tổng số chiều dài hệ thống đường sắt đô thị lên khoảng 616,9 km.Thành phố đã nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm ưu tiên bố trí vốn đầu tư; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho thủ đô; rút ngắn trình tự, thủ tục nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án.Hiện nay, đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị TP.Hà Nội và TP.HCM đã được Chính phủ thống nhất chủ trương báo cáo Bộ Chính trị và dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường tháng 2.2025.Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết, các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ rút ngắn trình tự, thủ tục thời gian chuẩn bị đầu tư, tổ chức triển khai thực hiện nhanh. Trong đó có khung chính sách thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ, tái định cư phù hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.Ưu tiên tối đa bố trí vốn đầu tư cho đường sắt đô thị, trong đó đầu tư công đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt. Đồng thời, kiến nghị Bộ GTVT sớm hoàn thiện quy hoạch các tuyến, ga đường sắt, khu đầu mối như tổ hợp ga Ngọc Hồi (diện tích khoảng 250 ha), kết nối chặt chẽ với các loại hình vận tải công cộng khác như buýt nội vùng, buýt liên vùng."Với các chính sách mang tính đột phá, TP.Hà Nội quyết tâm hoàn thành để hiện thực hóa "kỳ tích" đường sắt đô thị", ông Thường nhấn mạnh.