Chiêu trò 'thả con tép, bắt con tôm' dụ nạn nhân sập bẫy lừa
Anh nói từng thấy một số công ty làm thiệp mừng dạng văn bản hành chính, làm mới hình ảnh những câu chúc khá hay, nên quyết định tạo một cái "biên bản" tặng chị em. "Ban đầu nghe hơi tiêu cực, nhưng thực ra đây là biên bản yêu thương, nói về những điều tốt đẹp ở bạn nữ: xinh đẹp, chăm chỉ, yêu đời, mạnh mẽ... và kèm những lời gửi gắm của các bạn nam trong công ty", anh Khang chia sẻ và nói ngoài "biên bản", các bạn nữ vẫn nhận hoa hồng và socola do đồng nghiệp nam chuẩn bị.Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây sắp 'dứt' nợ, có đơn vị quản lý mới
Sáng 30.12, Quận ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) công bố Nghị quyết 1251/NQ-UBTVQH15 ngày 24.10.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã TP.Đà Nẵng giai đoạn 2023 - 2025) trên địa bàn Q.Hải Châu.Theo đó, nhập 2 phường Hải Châu 1 và Hải Châu 2 thành đơn vị hành chính mới, có tên gọi là P.Hải Châu. Bí thư Đảng ủy là ông Nguyễn Quang Toản, Chủ tịch UBND phường là bà Lê Thị Thuận. Trước mắt, trụ sở P.Hải Châu đặt tại 38 Triệu Nữ Vương (UBND P.Hải Châu 2 cũ).Nhập 3 phường Phước Ninh, Nam Dương, Bình Hiên thành đơn vị hành chính mới có tên P.Phước Ninh. Bí thư Đảng ủy là bà Lương Thị Kiều Ngọc, Chủ tịch UBND phường là ông Nguyễn Phúc Bảo Nam. Trụ sở UBND phường mới đặt tại số 15 đường Lê Hồng Phong (UBND P.Phước Ninh cũ).Nhập 2 phường Bình Thuận và Hòa Thuận Đông thành đơn vị hành chính mới với tên P.Bình Thuận. Bí thư Đảng ủy là ông Nguyễn Hồ Hoàng Nam, Chủ tịch UBND phường là ông Nguyễn Văn Quốc. Trụ sở phường mới đặt tại 165 Trưng Nữ Vương (UBND P.Bình Thuận cũ).Q.Hải Châu cũng điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính P.Thuận Phước và P.Thanh Bình để mở rộng địa giới đơn vị hành chính P.Thanh Bình.Bà Cao Thị Huyền Trân, Bí thư Quận ủy Hải Châu, cho biết sau gần 1 năm chuẩn bị với những nỗ lực của toàn thể các đơn vị, hôm nay địa phương công bố các phương án sắp xếp. Ngay sau đó, các đơn vị bắt tay ngay vào các công việc quan trọng để đảm bảo sự thông suốt, kịp thời, chính xác, không để việc sắp xếp ảnh hưởng công việc chung, nhất là thủ tục hành chính của công dân.Cũng theo Nghị quyết 1251/NQ-UBTVQH15, các địa phương khác của TP.Đà Nẵng cũng công bố sắp xếp địa phương trong sáng 30.12.Theo đó, Q.Thanh Khê nhập 2 phường Thanh Khê Đông, Hòa Khê thành P.Thanh Khê Đông. Nhập 2 phường Tam Thuận và Xuân Hà thành P.Xuân Hà. Nhập 2 phường Thạc Gián và Vĩnh Trung thành P.Thạc Gián. Nhập 2 phường Tân Chính và Chính Gián thành P.Chính Gián.Điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính P.Hòa Minh (Q.Liên Chiểu) và P.Thanh Khê Tây (Q.Thanh Khê) để mở rộng địa giới đơn vị hành chính P.Thanh Khê Tây.Tại Q.Sơn Trà, nhập 2 phường An Hải Tây và An Hải Đông thành P.An Hải Nam. Điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính P.Thọ Quang và P.Mân Thái để mở rộng địa giới P.Mân Thái.Sau khi sắp xếp, TP.Đà Nẵng vẫn giữ 6 quận, 2 huyện với 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 36 phường, 11 xã.
Người học bằng lái ô tô kêu cứu: Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai vừa chỉ đạo…
Trong khi các nghiên cứu trước đây cho thấy ăn cá giúp giảm mức độ khuyết tật ở những người mắc bệnh đa xơ cứng (MS), thì ít nghiên cứu nào khám phá liệu nó có thực sự làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hay không.Để điều tra vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 2.719 bệnh nhân MS mới được chẩn đoán - trung bình 38 tuổi - từ nghiên cứu Điều tra dịch tễ học về bệnh đa xơ cứng (EIMS) của Thụy Điển.Trong khi đó, các nhà nghiên cứu theo dõi tiến triển bệnh của từng người tham gia trong tối đa 15 năm bằng thang đánh giá tình trạng khuyết tật mở rộng (EDSS) - công cụ dùng để đo mức độ khuyết tật ở bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng.Kết quả đã phát hiện ra rằng ăn càng nhiều cá nạc và cá béo càng giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật nghiêm trọng cho bệnh nhân MS.Cụ thể, những người tiêu thụ nhiều cá nhất đã giảm 44% nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng và giảm 45% nguy cơ khuyết tật độ 3 và giảm 43% nguy cơ tiến triển thành khuyết tật độ 4 so với những người ăn ít hoặc không ăn cá, theo chuyên trang khoa học ScitechDaily.Sau 5 năm, có 288 người tăng lượng cá tiêu thụ và 124 người giảm lượng cá tiêu thụ.Kết quả cho thấy những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 - 3 lên 5 - 6 trong vòng 5 năm sau khi phát bệnh đã giảm 20% nguy cơ khuyết tật nặng so với những người tiếp tục ăn ít hoặc không ăn cá.Đáng chú ý, những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 lên 5 - 6, đã giảm đến 56% nguy cơ bị khuyết tật nặng so với những người vẫn ăn ít cá nhất.Các nhà nghiên cứu giải thích rằng sở dĩ ăn cá làm được điều kỳ diệu này là nhờ các chất dinh dưỡng chống viêm và bảo vệ não trong cá. Điều này cho thấy chế độ ăn uống đóng vai trò lớn trong việc kiểm soát MS và các bệnh tương tự.Mặc dù axit béo omega-3, chủ yếu có trong cá béo, có thể góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, nhưng taurine, một loại axit amin có nhiều trong cá và hải sản, cũng góp phần quan trọng vào tác dụng này.Các tác giả đã kết luận rằng kết quả đã nhấn mạnh vai trò tiềm tàng của chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ cá, như một chiến lược điều trị bổ sung cho bệnh MS, theo ScitechDaily.Tuy nhiên, họ cũng cho biết cần nhiều nghiên cứu thêm để xác nhận các phát hiện và khám phá các cơ chế sinh học.Bệnh đa xơ cứng (MS) là căn bệnh trong đó hệ thống miễn dịch tấn công lớp vỏ bảo vệ bao phủ các sợi thần kinh. Từ đó làm gián đoạn sự giao tiếp giữa não và các bộ phận còn lại của cơ thể. Cuối cùng, căn bệnh này có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các sợi thần kinh.Bệnh có thể gây tê liệt, yếu, khó hoặc không thể đi lại, mất thị lực và các triệu chứng khác. Một số người bệnh nặng có thể mất khả năng tự đi lại hoặc không thể di chuyển. Không có cách chữa khỏi bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sau các cơn, làm chậm quá trình tiến triển bệnh và kiểm soát các triệu chứng, theo phòng khám Mayo Clinic (Mỹ).
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay, có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống miền Bắc nước ta.Dự báo, đêm 12 và sáng 13.2, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc bộ, sau đó đến khu vực Bắc Trung bộ và một số nơi ở Tây Bắc bộ. Gió trong đất liền chuyển hướng đông bắc mạnh cấp 2 - cấp 3, vùng ven biển cấp 3.Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, miền Bắc và Bắc Trung bộ từ ngày 13.2 trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 14 - 17 độ C, vùng núi 11 - 13 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C; Bắc Trung bộ phổ biến 16 - 18 độ C.Khu vực Hà Nội từ ngày 13.2 trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 15 - 17 độ C, mức nhiệt này sẽ duy trì trong khoảng 1 tuần.Cơ quan khí tượng cảnh báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với dòng xiết trong đới gió tây trên cao nên từ đêm 12 - 13.2, Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mưa, mưa nhỏ.Từ gần sáng 13.2, ở vịnh Bắc bộ, gió chuyển hướng đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8, biển động, sóng biển cao 1,5 - 2,5 m; khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8, biển động, sóng cao 2 - 4 m.Từ ngày 11.2 - 10.3, không khí lạnh tiếp tục tác động đến thời tiết nước ta. Tuy nhiên, do trung tâm áp cao lạnh lục địa có xu hướng lệch ra phía đông nên có thể gây ra nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù.Nhiệt độ trung bình trên cả nước trong giai đoạn này phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, Tây Bắc bộ cao hơn từ 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
LMHT: LCK sôi động thị trường chuyển nhượng trong khi T1 giữ nguyên đội hình
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, năm 2023, UBND H.Thạch Hà phê duyệt dự án nâng cấp, mở rộng đường giao thông từ xã Thạch Ngọc đến xã Việt Tiến nối với QL15B (thuộc H.Thạch Hà), dài khoảng 3 km. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng H.Thạch Hà làm chủ đầu tư, tổng kinh phí 60 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Dự án khởi công vào tháng 2.2023 và dự kiến hoàn thành sau 1 năm thi công. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 2 năm tuyến đường vẫn chưa hoàn thành.Ông Hoàng Ninh (68 tuổi, ngụ tại thôn Tùng Lang, xã Việt Tiến) cho biết nhà của ông nằm cạnh mặt đường nên chịu nhiều ảnh hưởng. "Sau khi hoàn thành hệ thống mương thoát nước, đơn vị thi công mới bắt đầu đổ đất để gia cố nền đường. Các hạng mục này cũng chỉ triển khai rất ì ạch, kéo dài từ ngày này sang tháng nọ chứ không làm liên tục. Mặc dù phần nền đường đã xong từ lâu nhưng chúng tôi vẫn chưa thấy đơn vị rải thảm nhựa để hoàn thiện con đường. Nhà tôi cạnh mặt đường nên ngày nắng thì bị bụi bặm bay vào nhà, còn ngày mưa đi lại lầy lội, bùn đất rất khó chịu", ông Ninh phàn nàn. Theo ông Ninh, nhà ông có cửa cuốn trước sân nên phần nào hạn chế được bụi bay vào, còn mấy nhà hàng xóm thì vất vả hơn khi phải dùng lưới hoặc bạt để che bớt mặt tiền.Ông Trần Trọng Luận (75 tuổi, ngụ tại xã Thạch Ngọc) bức xúc do tuyến đường thi công quá lâu gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình ông và các hộ dân xung quanh. "Nền đường đã làm xong nhưng nhiều tháng nay chúng tôi không thấy họ thi công nữa. Đường chưa hoàn thiện khiến người dân gặp khó trong việc đi lại, đó là chưa kể việc bụi bay mịt mù vào ngày nắng. Mong chính quyền có phương án tháo gỡ để tuyến đường sớm hoàn thành đưa vào sử dụng", ông Luận nói.Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, tuyến đường giao thông từ xã Việt Tiến đến xã Thạch Ngọc bị chậm tiến độ một phần là do tại khu vực nằm giữa tuyến đường này có dự án đường cao tốc Bắc - Nam cắt ngang. Do đó, chủ đầu tư phải mất thời gian chờ đợi để dự án cao tốc xác định điểm mốc mới thi công được cầu vượt. Đến nay, mặc dù cầu vượt cao tốc và phần nền đường đã xong, đạt khoảng 60% khối lượng nhưng đơn vị thi công vẫn chưa huy động máy móc đến để thi công mặt đường.Ông Nguyễn Hồng Thanh, Chủ tịch UBND xã Thạch Ngọc, cho rằng tuyến đường thi công kéo dài dở dang khiến người dân bị ảnh hưởng do bụi bặm, lầy lội. Mặc dù chính quyền xã đã có kiến nghị với cấp trên nhiều lần, song đến nay vẫn chưa được giải quyết."Tuyến đường này đi qua xã chúng tôi dài chỉ khoảng 900 m nhưng có đến 2 nhà thầu. Các nhà thầu này thi công với tiến độ rất chậm, nếu không muốn nói là bỏ bê. Không rõ nguyên nhân vì sao họ lại triển khai ì ạch như thế", ông Thanh giải thích.Ông Nguyễn Đức Quy, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng H.Thạch Hà, cho hay trong quá trình triển khai làm tuyến đường liên xã do có dự án đường cao tốc cắt ngang qua nên phải xin điều chỉnh. Đặc biệt, một số đoạn do vướng hệ thống cấp nước sạch nên mất thêm thời gian để di dời."Một nguyên nhân nữa là hiện nay công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong do hành lang đường vướng vào phần đất của một số hộ dân ở xã Việt Tiến. Thời gian tới, đơn vị tiếp tục làm việc với chính quyền địa phương nhằm xác định nguồn gốc đất, bồi thường cho người dân để giải phóng mặt bằng. Hiện chúng tôi đã xin gia hạn hoàn thiện tuyến đường vào cuối năm và đã được tỉnh chấp thuận", ông Quy cho biết.