Nức lòng bánh cuốn Thanh Trì
Một đoạn video khoe cành đào, cành quất được đăng tải trên trang cá nhân của tiền vệ Hendrio Araujo của CLB Nam Định đang khiến người hâm mộ Việt Nam thích thú. Nhiều người khen Hendrio nói tiếng Việt rất trôi chảy, tự nhiên.Hendrio là cầu thủ người Brazil. Hiện anh đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho CLB Nam Định. Anh không chỉ gây ấn tượng bằng kỹ năng chơi bóng, mà còn bởi nền tảng bóng đá đáng ngưỡng mộ. Hendrio từng có thời gian tập luyện tại lò đào tạo La Masia danh tiếng của CLB Barcelona, nơi đã sản sinh ra những ngôi sao hàng đầu thế giới như Lionel Messi hay Xavi Hernandez.Sau đó, anh thi đấu cho một số CLB tại Bồ Đào Nha và Georgia trước khi chuyển đến Việt Nam vào năm 2021 trong màu áo CLB Bình Định. Đến năm 2022, Hendrio gia nhập CLB Nam Định, nơi anh trở thành một nhân tố quan trọng trong đội hình.Sự góp mặt của anh góp phần đưa Nam Định lên ngôi vô địch V-League mùa giải 2023-2024, đánh dấu một cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp của anh tại Việt Nam.Hendrio cũng là một người bạn thân thiết với Nguyễn Xuân Son – tiền đạo đồng hương đã nhập tịch Việt Nam và tỏa sáng tại AFF Cup 2024.Thành công của Xuân Son trong màu áo đội tuyển quốc gia không chỉ giúp Việt Nam giành chức vô địch AFF Cup, mà còn thay đổi cái nhìn của người hâm mộ về việc sử dụng cầu thủ nhập tịch.Sau Xuân Son, Hendrio cùng với hậu vệ Jason Quang Vinh Pendant đang là hai cái tên được người hâm mộ kỳ vọng sẽ tiếp bước, trở thành cầu thủ nhập tịch và đóng góp cho đội tuyển quốc gia.Tuy nhiên, để đạt đủ điều kiện xin quốc tịch, Hendrio cần hoàn thành quy định cư trú liên tục 5 năm tại Việt Nam. Hiện tại, anh chỉ còn một năm nữa để đủ điều kiện này.Mặc dù vậy, Hendrio đã thể hiện khát khao mãnh liệt được cống hiến cho bóng đá Việt Nam. Trên trang cá nhân và trong các cuộc phỏng vấn, anh thường xuyên chia sẻ tình yêu với đất nước và văn hóa nơi đây. Hendrio từng chia sẻ anh đã thuộc quốc ca Việt Nam và dự định sẽ lấy tên tiếng Việt là "Hên," mang ý nghĩa may mắn tương tự như cái tên "Son" của người bạn thân Xuân Son.Hình ảnh anh hào hứng khoe cây quất, cành đào và giao tiếp bằng tiếng Việt một cách tự nhiên không chỉ khiến người hâm mộ thích thú, mà còn thể hiện tình yêu chân thành của một cầu thủ Brazil dành cho đất nước Việt Nam.Người hâm mộ bóng đá cả nước đang chờ đợi ngày Hendrio chính thức trở thành cầu thủ Việt Nam, để tiếp tục viết tiếp những câu chuyện đẹp cùng bóng đá Việt Nam.2 bé gái 'lạc' ở phố đi bộ Nguyễn Huệ: Mẹ đơn thân khóc tìm 3 ngày nay
Trước thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới Ất Tỵ 2025, AFC có động thái mới nhắc về bóng đá Việt Nam. Trên trang mạng xã hội chính thức, cơ quan quản lý bóng đá châu Á đăng tải dòng trạng thái đầy ý nghĩa: "Bóng đá Việt 2025 - Thật "cứng" trong năm "rắn", kèm theo hình ảnh có những đội tuyển quốc gia (nam, nữ) và các CLB xuất sắc tại V-League.Chưa hết, AFC còn tặng bóng đá Việt Nam một bài "vè": "Lối chơi chắc chắn - Mạnh mẽ cứng rắn - Diện mạo tươi tắn - Gặp nhiều may mắn".Có thể nói, bóng đá Việt Nam vừa trải qua năm 2024 thành công, với đỉnh cao là chức vô địch giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup 2024). Vào cuối năm 2024 âm lịch, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn, khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá luôn trông chờ những màn trổ tài của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025.Trong năm mới Ất Tỵ, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự nhiều đấu trường quan trọng. Trong đó, đội tuyển Việt Nam chinh chiến tại vòng loại Asian Cup 2027. HLV Kim Sang-sik được dự báo sẽ gặp nhiều thử thách hơn trong giai đoạn đầu của giải đấu hàng đầu châu lục, khi lực lượng bị sứt mẻ. Chân sút trụ cột Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng tại AFF Cup 2024 và chắc chắn sẽ không kịp trở lại để cống hiến cho đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2027, ít nhất là trong giai đoạn lượt đi của vòng bảng.Một sân chơi rất lớn nhận được sự quan tâm đặc biệt mà bóng đá Việt Nam sẽ góp mặt là Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025. U.22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài tại SEA Games 33, tổ chức ở Thái Lan. Đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ ra sân tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, giải đấu chắp cánh cho giấc mơ dự World Cup. Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng so tài tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.
Chúng ta cạnh tranh bằng gì nếu không phải là thế mạnh của đất nước?
Đây có thể xem là lần xuất hiện hiếm hoi của Noo Phước Thịnh trong một chương trình âm nhạc thực tế. Chia sẻ về lý do nhận lời, anh cho biết: "Tôi đã theo dõi chương trình này rất lâu và thấy việc kết nối mọi người thông qua âm nhạc rất hay. Tôi cũng là người được chữa lành bởi chương trình nên mong lần này có thể kết nối được với những nguồn năng lượng trẻ trung, tươi mới, qua đó có thể gửi đến khán giả những giây phút truyền nhiều cảm hứng và ý nghĩa”.Noo Phước Thịnh xuất hiện hết sức rạng ngời tại sân khấu và được Lâm Bảo Ngọc, Bùi Công Nam, Anh Tú chào đón đặc biệt. Lúc nghiêm túc chân thành, khi hài hước dí dỏm, anh đã mang đến tiếng cười cho rất nhiều khán giả. Ở tập vừa phát, anh đã cùng Anh Tú thể hiện Yêu Một Người Sao Buồn Đến Thế là sáng tác của Nguyễn Minh Cường. Lần đầu hát chung, không gian vội vã của thành phố như chợt lắng lại nhường chỗ cho nỗi buồn miên man...Đến với chương trình, Noo Phước Thịnh cũng giới thiệu một ca khúc mới - Thương. Không chỉ đặc biệt vì đây là lần đầu tiên nam ca sĩ thể hiện bài hát, mà còn bởi đây là sáng tác do chính người hâm mộ của anh viết, gửi tặng. Được biết, bạn trẻ giấu tên này đã đăng tải bản demo lên mạng xã hội và nhờ cộng đồng mạng gửi đến cho Noo. Khi biết đằng sau bài hát là một câu chuyện xúc động về hoàn cảnh bệnh tật khó khăn mà bản thân bạn đang phải vượt qua, Noo Phước Thịnh quyết định sẽ hát sáng tác của bạn, như một lời động viên đến người hâm mộ của mình. Noo bày tỏ: “Trên đời này có những thứ tưởng chừng không thể xảy ra nhưng lại có thể xảy ra. Nếu bạn cho rằng việc được thần tượng hát ca khúc mình sáng tác là một phép màu thì thông điệp của Noo là bạn cũng hãy mạnh mẽ tin rằng cuộc sống này sẽ có phép màu đến với bạn, như cách mà bài hát này đến với Noo. Món quà này chứa đựng niềm tin và hy vọng bạn kiên cường vượt qua tất cả".
Để hạn chế những câu chuyện buồn như trên, chị Như cho rằng khi khởi sự kinh doanh, dù là lĩnh vực, mặt hàng, dịch vụ nào đi chăng nữa, cũng cần lưu tâm nhiều vấn đề.
Nhật Bản, Mỹ bắt tay phát triển dự án đánh chặn tên lửa bội siêu thanh
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.