Vì sao Messi vẫn còn cơ hội dự FIFA Club World Cup 2025?
Chức vô địch AFF Cup 2024 mang đậm dấu ấn của HLV Kim Sang-sik. Không chỉ xây dựng lối chơi biến hóa và khích lệ tinh thần cầu thủ, nhà cầm quân người Hàn Quốc còn khai phá những "bông hoa nở muộn" từ V-League.Đấy là những cầu thủ dù ít tên tuổi trong màu áo tuyển (thậm chí chưa từng lên tuyển trước đây), nhưng sau đó đã chiếm được chỗ đứng và tạo nên thành công vang dội ở AFF Cup.Có thể kể đến Doãn Ngọc Tân, tiền vệ phòng ngự sinh năm 1994 ở CLB Thanh Hóa. Ngọc Tân cùng Văn Vĩ là những cái tên chưa từng lọt vào tầm ngắm của ông Kim Sang-sik trước đây. Anh được điền bổ sung vào danh sách sơ bộ dự AFF Cup 2024, rồi đón "chuyến tàu muộn" đến Hàn Quốc tập huấn. Chỉ trong 10 ngày tập luyện tại xứ kim chi, Ngọc Tân đã thuyết phục HLV Kim Sang-sik cho một suất đá chính. Anh trở thành trụ cột tuyến giữa, với khả năng pressing, tầm hoạt động rộng và sở hữu sức chiến đấu bền bỉ, giúp đội tuyển Việt Nam vượt nhiều ải khó để lên ngôi vương AFF Cup.Nhiều người đặt dấu hỏi: tại sao một cầu thủ giỏi như Ngọc Tân phải chờ đến năm 30 tuổi mới lần đầu được hít thở bầu không khí đội tuyển quốc gia? Không lẽ, những người thầy tiền nhiệm như Park Hang-seo, Philippe Troussier không nhìn thấy tiềm năng của cầu thủ này!?Câu trả lời nằm ở sự phù hợp. Mỗi HLV có một triết lý, đấu pháp riêng. Mà tương ứng với nó sẽ là những cầu thủ phù hợp nhất định, để giúp đấu pháp vận hành hiệu quả. Ngọc Tân chưa lên tuyển trước đây bởi HLV Park Hang-seo hay Troussier có những cầu thủ ưa thích theo quan điểm của riêng từng người. Còn hiện tại, Ngọc Tân được chọn bởi anh hội tụ đủ những gì mà HLV Kim Sang-sik cần ở một tiền vệ: năng nổ, nhiệt huyết, dẻo dai và đeo bám tốt. Đó là chuyện đúng người, đúng thời điểm. Những phát hiện của thầy Kim như Ngọc Quang, Đình Triệu, Văn Vĩ, Vĩ Hào cũng lên tuyển bởi lý do này. Họ giỏi, và cái giỏi ấy phù hợp với quan điểm xây dựng đội tuyển của HLV Kim Sang-sik.Khi mới tiếp quản đội tuyển Việt Nam, HLV Kim Sang-sik dùng lại bộ khung của người tiền nhiệm Park Hang-seo. Ông ưu tiên những gương mặt kinh nghiệm, sẵn đáp ứng được cường độ thi đấu quốc tế. Song, đó là khi ông Kim chưa có triết lý và chiến thuật cụ thể, mà vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, dò đường. Còn khi đã định hình xong lối chơi, nhà cầm quân người Hàn Quốc đã mạnh dạn loại bỏ những cựu binh như Hùng Dũng, Ngọc Hải, Công Phượng để chọn lựa nhân sự dù tranh cãi, nhưng phù hợp theo quan điểm của cá nhân ông."Ông Kim dùng những cầu thủ mới mẻ bất chấp tranh cãi, đó là quyết định dũng cảm và đáng trân trọng. HLV Kim Sang-sik muốn cùng đội tuyển Việt Nam đi con đường riêng, không trùng lặp với bất cứ ai", chuyên gia Đoàn Minh Xương đánh giá.Triết lý nhào nặn đội tuyển của thầy Kim đã thành hình. Tương ứng với đó, triết lý và tiêu chuẩn tìm kiếm con người đã xây dựng xong. Với bộ tiêu chuẩn đó, HLV Kim Sang-sik sẽ dễ dàng chọn được nhân tố phù hợp với lối chơi. Dù đó là cựu binh như Tiến Dũng, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Hoàng Đức, hay "ngọc thô" như Ngọc Tân, Đình Triệu...Dẫu còn nhiều tranh cãi về chất lượng sân bãi và chuyên môn, hay bị "đóng khung" với lối đá phòng ngự phản công phụ thuộc ngoại binh ở một số đội, nhưng không thể phủ nhận: V-League những năm qua vẫn có những cái mới. Đơn cử như thành công của CLB Thanh Hóa. Với tiềm lực con người hạn chế, nhưng HLV Velizar Popov vẫn tạo nên tập thể kỷ luật và cứng cỏi, đoạt 3 cúp trong 2 năm và hiên ngang cầm hòa BG Pathum (đội mạnh của Thái Lan) trên sân khách. Đội Thanh Hóa đã giới thiệu cho đội tuyển Việt Nam những Ngọc Tân, Thái Sơn... và sắp tới có thể tìm thêm những tân binh thú vị từ CLB này. Hay như "đóa hoa nở muộn" Đình Triệu đã vươn lên từ khó khăn, cho thấy ngay cả ở sân chơi đã cũ với nhiều người, vẫn có thể điểm xuyết những gương mặt mới mẻ. HLV Kim Sang-sik khẳng định, ông luôn ưu tiên những cầu thủ giàu khát vọng, có tinh thần chiến đấu, ý chí vươn lên cùng sự cầu thị. Tinh thần là điều quan trọng nhất mà ông Kim nhắc lại nhiều lần trong bộ tiêu chí xây dựng tập thể mạnh. Mà ở V-League, còn rất nhiều "chiến binh" chờ thầy Kim đánh thức. "Tôi sẽ đến sân bóng thật chăm chỉ để tìm kiếm người phù hợp", HLV Kim Sang-sik khẳng định. Hy vọng, đội tuyển Việt Nam sẽ còn mới mẻ hơn nữa khi V-League đã sẵn sàng.Xem phim miễn phí tẹt ga trên ứng dụng giải trí Galaxy Play
Phát biểu trên Fox News ngày 5.3, ông Rubio cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump coi cuộc xung đột này là "một cuộc chiến kéo dài và bế tắc". "Thẳng thắn mà nói, đây là một cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai cường quốc hạt nhân: Mỹ, quốc gia đang hỗ trợ Ukraine và Nga. Cuộc chiến này cần phải chấm dứt", ông Rubio nhấn mạnh.Ngoại trưởng Mỹ cho biết việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine "nhiều nhất có thể trong thời gian dài" không phải là một chiến lược. Ngoại trưởng Rubio cho biết Washington muốn có sự tham gia của cả Nga và Ukraine để giải quyết cuộc xung đột và "chúng tôi đã yêu cầu Ukraine không phá hoại nó"."Để tìm ra cách chấm dứt xung đột, đòi hỏi sự nhượng bộ từ cả hai bên, nhưng chúng ta phải đưa họ vào bàn đàm phán. Rõ ràng là Ukraine phải có mặt vì đó là đất nước của họ. Và Nga phải có mặt tại bàn đàm phán đó", ông Rubio nói.Phản ứng trước thông tin trên, Điện Kremlin ngày 6.3 tuyên bố quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ Rubio về việc xung đột Ukraine là cuộc chiến ủy nhiệm là phù hợp với đánh giá của Tổng thống Nga Vladimir Putin.Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu: "Chúng tôi có thể và muốn đồng ý với nhận định này. Đúng là như vậy. Chúng tôi đã nhiều lần nói rằng đây thực sự là cuộc xung đột giữa Nga và các quốc gia phương Tây, và nước đứng đầu chính là Mỹ"."Mỹ không phải là quốc gia thân thiện với chúng tôi ở tình thế đó. Tuy nhiên, hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực khôi phục và cải thiện quan hệ song phương", theo Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của ông Peskov ngày 6.3.Cùng ngày, Đặc phái viên Mỹ về Ukraine Keith Kellogg xác nhận các tác động của quyết định ngừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine của Mỹ. Tuy nhiên, ông Kellogg nói rõ đó là một trong những lý do khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định để chính phủ Ukraine nhận ra Mỹ nghiêm túc như thế nào trong việc chấm dứt xung đột, theo The Guardian.Ông Kellogg cũng nhấn mạnh: "Mọi chuyện chưa kết thúc, mà chỉ là tạm dừng", đồng thời cho rằng Ukraine nên nghiêm túc xem xét việc ký kết thỏa thuận khoáng sản với Mỹ là ưu tiên hàng đầu.Tại hội nghị thượng đỉnh tại Brussels (Bỉ) vào ngày 6.3, các nhà lãnh đạo châu Âu nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng và tái khẳng định sự ủng hộ dành cho Ukraine. Theo đó, Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch ReArm Europe nhằm huy động tới 860 tỉ USD cho quốc phòng châu Âu, bao gồm hỗ trợ các quốc gia thành viên khoản vay trị giá 162 tỉ USD để mua thiết bị quân sự ưu tiên. Phần lớn chi tiêu quốc phòng tăng thêm sẽ phải lấy từ ngân sách quốc gia, theo Reuters.Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết: "Châu Âu đang phải đối mặt với mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu, do đó lục địa này phải có khả năng tự bảo vệ mình". Do đó, "khoản ngân sách trên cung cấp nhiều không gian tài chính hơn cho các quốc gia thành viên để chi tiêu quân sự và tạo khả năng mua sắm chung ở cấp độ châu Âu. Và nó cũng có lợi cho Ukraine", bà Leyen nói.Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa thì khẳng định: "Chúng tôi ở đây để bảo vệ Ukraine". Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đến Brussels để tham dự hội nghị trên. Tại đây, ông đã cảm ơn các nhà lãnh đạo châu Âu vì sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với đất nước.Cũng tại cuộc họp, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết nước này sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng "chiếc ô hạt nhân của Paris" cho các đồng minh ở châu Âu. Các quốc gia châu Âu đã phản ứng đa chiều về phát biểu trên. Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda cho rằng "chiếc ô hạt nhân như vậy sẽ đóng vai trò răn đe thực sự nghiêm trọng đối với Nga". Trong khi đó, Ba Lan cho biết ý tưởng của Tổng thống Macron đáng để thảo luận, còn phía Đức nhấn mạnh sự tham gia của Mỹ.Điện Kremlin nhận xét bài phát biểu của ông Macron mang tính đối đầu, đồng thời cho rằng nhà lãnh đạo Pháp muốn kéo dài cuộc chiến ở Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov gọi bài phát biểu "là mối đe dọa" với Nga. Ông Lavrov cũng bác bỏ ý tưởng của châu Âu về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình từ các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đến Ukraine.Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quân đội lớn thứ hai trong NATO sau Mỹ, có thể đóng góp vào một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tiềm năng ở Ukraine, theo Reuters ngày 6.3 dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. "Vấn đề đóng góp cho nhiệm vụ sẽ được xem xét nếu thấy cần thiết để thiết lập sự ổn định và hòa bình trong khu vực, và sẽ được đánh giá cùng với tất cả các bên liên quan", theo nguồn tin.Nguồn tin cho hay các cuộc thảo luận về việc triển khai quân của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chỉ mang tính khái niệm và chưa có quyết định cụ thể. Theo nguồn tin, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng triển khai quân đội nếu Nga - Ukraine tuyên bố ngừng bắn và đợt triển khai ban đầu tại Kyiv nên có sự tham gia của các đơn vị phi chiến đấu để giám sát việc thực thi hòa bình.
Căn hộ ở vẫn là tài sản tích lũy hiệu quả lâu dài
"Chúng tôi cho rằng việc châu Âu tăng cường phòng thủ trong khi Mỹ tập trung vào những khu vực trên thế giới đang gặp nguy hiểm lớn là một phần quan trọng của việc cùng nhau tham gia một liên minh chung", Phó tổng thống Mỹ JD Vance phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich, diễn ra ở thành phố Munich của Đức, theo AFP.Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập luận rằng họ cần phải tập trung lại vị thế chiến lược của mình khỏi châu Âu và hướng tới châu Á để đối mặt với đối thủ chính là Trung Quốc, theo AFP.Trước đó cùng ngày, ông Vance nói với các phóng viên tại Munich rằng Tổng thống Trump thấy châu Âu đang đóng vai trò lớn hơn trong việc phòng thủ và Đức có vai trò lớn. "Rõ ràng là Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, sẽ có vai trò lớn ở đó", ông Vance nói.Phát biểu bên lề Hội nghị An ninh Munich, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 14.2 nói rằng châu Âu sẽ khó có thể thay thế quân đội Mỹ trên lục địa này, trong bối cảnh có đồn đoán rằng Washington có thể cắt giảm lực lượng. "Chúng tôi sẽ phải bù đắp cho những gì Mỹ đang làm ít hơn ở châu Âu. Nhưng điều đó không thể diễn ra trong một sớm một chiều", ông Pistorius nói.Bộ trưởng Pistorius cho hay ông đã đề xuất một "lộ trình" với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth, sau khi hai ông gặp nhau tại một hội nghị NATO ở Brussels (BỈ). Kế hoạch đó bao gồm "thay đổi trong việc chia sẻ gánh nặng" và "không có khoảng cách năng lực nguy hiểm nào phát sinh theo thời gian", theo ông Pistorius.Ông Pistorius nói rằng ông Hegseth "cũng nhìn nhận vấn đề theo cách tương tự. "Sẽ rất tốt nếu chúng tôi có thể nhanh chóng chuyển thỏa thuận bằng lời nói hôm qua thành hành động", Bộ trưởng Quốc phòng Đức nhấn mạnh.
Những khách mời tham gia nhiệt tình bằng cả tấm lòng và chuyên môn
Người mẹ đơn thân không có tiền phẫu thuật
Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên. Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Thị trường âm nhạc cuối 2024 đầu 2025 đánh dấu sự bùng nổ của ca khúc Tái sinh do Tùng Dương thể hiện. Bài hát được lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của nam ca sĩ không chỉ "gây bão" trong nước mà còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Năm qua cũng được xem là một năm thành công của Tùng Dương vì ngoài Tái sinh, anh còn được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vinh danh "Ca sĩ nổi bật". Nguồn năng lượng tích cực đó sẽ được Tùng Dương mang đến để "mở bát" chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên.Trong chương trình trò chuyện đầu năm cùng khán giả Báo Thanh Niên, Tùng Dương sẽ tiết lộ những bí mật thú vị đằng sau bản hit Tái sinh thông qua sự dẫn dắt của MC Vũ Mạnh Cường. Ngoài ra những câu chuyện về chặng đường làm nghề cũng như kế hoạch đón Tết Ất Tỵ cũng được Tùng Dương chia sẻ trong HOT THÌ HỎI.