'Mình yêu nhau, bình yên thôi’ tập 21: Nhân đưa người yêu đến gặp gã thợ xăm
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hai bên đã có cuộc hội đàm rất thành công."Chúng tôi đã đặt lên bàn tất cả những gì mà hai nước có thể làm được, thúc đẩy mối quan hệ của hai nước đã có duyên nợ hơn 50 năm, trải qua các cung bậc khác nhau như đối tác toàn diện, đối tác chiến lược", Thủ tướng chia sẻ.Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, sau 16 năm thiết lập Đối tác toàn diện và 5 năm Đối tác chiến lược, hai nước thống nhất tuyên bố nâng cấp quan hệ Việt Nam - New Zealand lên Đối tác chiến lược toàn diện."Khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện này sẽ tăng cường tin cậy chính trị và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và New Zealand trên tất cả các lĩnh vực, đáp ứng nguyện vọng, mong muốn cũng như sự ủng hộ của nhân dân hai nước chúng ta", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định.Ông cho biết, việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện sẽ có "5 điều hơn", là tin cậy chính trị sẽ ở tầm mức cao hơn, chiến lược hơn, trong đó trao đổi đoàn cấp cao và các cấp trên các kênh thường xuyên hơn. Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác chiến lược toàn diện 2025 - 2028 cần được sớm xây dựng và toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn.Thứ hai, hợp tác quốc phòng và an ninh thực chất hơn. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như gìn giữ hòa bình, an ninh hàng hải, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, hợp tác ứng phó với an ninh phi truyền thống và truyền thống. Thứ ba là hợp tác tác kinh tế, thương mại, đầu tư chặt chẽ, hiệu quả hơn. Theo đó, hai nước sẽ tăng cường tiếp cận thị trường của nhau, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa các chuỗi cung ứng và đa dạng hóa sản xuất để có thể đáp ứng các nhu cầu của hai bên.Khuyến khích doanh nghiệp hai nước mở rộng các hoạt động để thúc đẩy các thỏa thuận song phương về thương mại, đầu tư. Trong thời gian tới đây hai bên sẽ nâng thương mại hai chiều lên 3 tỉ USD.Thứ tư là đưa hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ứng phó với biến đổi khí hậu trở thành trụ cột mới của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, tập trung triển khai các chương trình, dự án phát triển năng lượng tái tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế bền vững.Thứ năm là giao lưu nhân dân gắn kết chặt chẽ, đẩy mạnh các hợp tác phát triển nguồn nhân lực, lao động du lịch hiệu quả hơn, rộng hơn về phạm vi và đối tượng."Chúng tôi tin tưởng rằng, với việc chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện ngày hôm nay, quan hệ Việt Nam - New Zealand đã bước sang một trang sử mới, với những nội hàm hợp tác rất cụ thể", Thủ tướng khẳng định.Về phần mình, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon chia sẻ, ông rất vui được đứng ở đây, cùng với người bạn thân thiết - Thủ tướng Phạm Minh Chính, để công bố quyết định nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - New Zealand."Chúng tôi quan tâm tới việc làm sâu sắc hơn quan hệ thân thiết với Việt Nam và hy vọng đạt được nhiều thành công trong thời gian tới", Thủ tướng New Zealand nhấn mạnh.Thủ tướng Luxon khẳng định, 50 năm qua, hai nước đã thể hiện cam kết với những thành tựu phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước. Đồng thời cho biết, trong cuộc thảo luận với Thủ tướng Phạm Minh Chính, hai bên đã trao đổi nhiều vấn đề trọng tâm. Trong đó có việc, làm thế nào để thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. "Chúng tôi rất vui khi chứng kiến hành trình phát triển mạnh mẽ của Việt Nam, chứng kiến thương mại hai nước tăng 40% trong vòng 5 năm qua. Chúng tôi biết rằng chúng ta còn nhiều dư địa để khai thác hơn nữa", Thủ tướng Luxon chia sẻ."Việt Nam là một điểm đến vô cùng hấp dẫn với các nhà đầu tư", Thủ tướng New Zealand nói và cho biết hai bên đã có nhiều thành tựu trong việc kết nối các nhà đầu tư, doanh nghiệp của hai nước, đặc biệt trong các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, năng lượng tái tạo…Việt Nam và New Zealand đều có mục tiêu chung. Đó là xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, phát triển, vì sự phát triển thịnh vượng của từng quốc gia. "Chúng tôi mong muốn nâng cấp đối thoại quốc phòng - an ninh giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến thăm của tàu Hải quân Hoàng gia New Zealand đến Việt Nam trong năm nay và mong muốn thúc đẩy quan hệ đối tác mạnh mẽ hơn nữa", Thủ tướng New Zealand khẳng định. Cùng ngày, hai Thủ tướng đã chứng kiến các bộ, ngành, cơ quan của hai nước công bố logo chính thức kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.Trao đổi Biên bản thỏa thuận về hợp tác biến đổi khí hậu giữa Bộ TN-MT Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand; trao đổi Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand.Cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD-ĐT Việt Nam và Hội đồng các trường Đại học New Zealand trao Thỏa thuận hợp tác về đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.Nhân dịp này, hãng hàng không Vietjet công bố đường bay đầu tiên giữa Việt Nam và New Zealand, kết nối TP.HCM với Auckland - trung tâm kinh tế, du lịch và văn hóa của New Zealand.Hai Thủ tướng cũng chứng kiến trao đổi các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực y tế, chuyển đổi số, mua sắm hóa chất giữa các đối tác của hai nước.Nghỉ lễ 30.4 - 1.5: CSGT TP.HCM huy động 100% quân số, phạt nghiêm nồng độ cồn
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh về tờ văn bản "Biên bản xử lý vi phạm lỡ mồm" với nội dung sửa tiêu ngữ của Việt Nam. Cụ thể, dưới quốc hiệu "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", văn bản này lại chế phần tiêu ngữ thành "Độc lập - Tự do - Hé lộ tí thôi". Theo hình ảnh được chia sẻ trên các trang mạng, biên bản này được cho là xuất hiện tại một buổi chiếu phim tài liệu Anh trai say hi. Trong văn bản còn có logo của công ty Nomad Management Vietnam và DatVietVAC.Trên các trang mạng, hình ảnh về biên bản này vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội từ khán giả. Nhiều người tỏ ra bức xúc trước hành vi chế tiêu ngữ và yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc xử lý. Bên cạnh đó, một số người tấn công phía công ty quản lý dàn Anh trai say hi vì cho rằng liên quan đến đơn vị này. Ngày 10.3, phía công ty Nomad Management Vietnam đăng thông báo lên fanpage chính thức NOMAD MGMT Vietnam, phủ nhận liên quan đến hình ảnh văn bản đang lan truyền trên mạng xã hội. Công ty này cho biết: "Biên bản xử lý vi phạm lỡ mồm" nói trên đã cắt ghép hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp (logo) vào một cách trái phép."Thông qua thông báo này, chúng tôi khẳng định rằng văn bản nêu trên không xuất phát từ doanh nghiệp. Hình ảnh thương hiệu Nomad đã bị sử dụng mà không có sự đồng ý hoặc cấp phép. Hiện, chúng tôi đã và đang làm việc với cơ quan chức năng để làm rõ sự việc", thông báo nêu. Đối với những tổ chức, cá nhân cố tình lan truyền thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự doanh nghiệp, phía công ty khẳng định sẽ sử dụng biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Hiện sự việc vẫn đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Dân mạng đặt nhiều câu hỏi về nguồn gốc của tờ biên bản này và mong cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
Cô gái Khmer năm đó
Chưa hết bất ngờ trước sự xuất hiện của Honda Wave 125i "Made in Malaysia", giới mộ điệu mô tô, xe máy tại Việt Nam một lần nữa phải trầm trồ khi dòng xe máy số Yamaha 135LC (vốn chỉ được sản xuất, phân phối tại Malaysia) chính thức được nhà phân phối tại Việt Nam "khui thùng".Theo đó, sau khi cập cảng Việt Nam, hoàn tất các thủ tục thông quan, đăng kiểm… Ngày 9.3, cùng với Honda Wave 125i, xe máy số mang phong cách thể thao Yamaha 135LC nhập nguyên chiếc từ Malaysia chính thức trình làng. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, tương tự bản giới hạn Yamaha Y16ZR 6MRO, mẫu Yamaha 135LC do Rebel Motor nhập khẩu, phân phối thông qua một số cửa hàng chuyên kinh doanh xe máy nhập như Cub House, Cub Shop và mới nhất là Võ Motor tại Sóc Trăng.Sự góp mặt thị trường Việt Nam của Yamaha 135LC thực sự là bất ngờ với giới mộ điệu mô tô, xe máy. Bởi, kể từ khi Yamaha Exciter 135 do Yamaha sản xuất, phân phối bất ngờ bị "khai tử" vào năm 2014, "khái niệm" về dòng xe underbone 135 phân khối theo đó cũng dần mờ nhạt và đi vào dĩ vãng, khiến không ít khách hàng tiếc nuối. Từ đó, đến nay "dân chơi xe" có tìm mỏi mắt cũng hiếm có dòng xe số thể thao nào có thể sánh được với Exciter 135 "vang bóng một thời".Trong những ngày tháng đó, cùng với thay đổi về kiểu dáng, công nghệ của dòng xe Exciter nói chung tại Việt Nam. Exciter 135 với cái tên Yamaha 135LC vẫn tồn tại và phát triển bởi Boon Siew Honda - Công ty liên doanh giữa Honda và đối tác tại Malaysia. Dù vậy, trong chục năm qua, dòng xe này chỉ được sản xuất, phân phối tại Malaysia - một trong những thị trường "ăn nên làm ra" của Yamaha Motor.Khác biệt trong chính sách xuất khẩu hàng hóa của Malaysia so với các quốc gia còn lại trong khu vực, khiến những mẫu mã như Yamaha 135LC hầu như không được xuất khẩu. Chính vì vậy, một số người "sành xe" tại Việt Nam dù biết đến sự tồn tại của Yamaha 135LC nhưng không thể sở hữu được mẫu xe này.Mãi cho đến nay, khi Yamaha 135LC nhập khẩu "nguyên đai, nguyên kiện" từ Malaysia về Việt Nam "khui thùng" mở bán, một số khách Việt mới có cơ hội sở hữu mẫu xe này."Mẫu xe này về Việt Nam gồm 2 phiên bản 135LC tiêu chuẩn và 135LC SE đi kèm với nhiều lựa chọn màu sắc khác nhau. Một số cửa hàng phân phối hiện đã bắt đầu nhận đặt cọc với Yamaha 135LC tại Việt Nam và sẽ giao xe vào tháng 4.2025", đại diện đơn vị nhập khẩu Yamaha 135LC cho biết.Yamaha 135LC sở hữu diện mạo thể thao mạnh mẽ với những đường nét thiết kế liền lạc có độ hoàn thiện cao. Tất cả phiên bản đều được trang bị màn hình hiển thị LCD, đèn pha LED, bộ mâm đúc kích thước 17 inch, hệ thống phanh đĩa đơn trên cả hai bánh xe và bình xăng 4,6 lít… Xe có chiều cao yên ở mức 775 mm, trọng lượng 109 kg, khoảng sáng gầm 135 mm.Cung cấp sức mạnh vận hành cho Yamaha 135LC là động cơ SOHC, 4 van, 4 thì, dung tích 135cc, làm mát bằng dung dịch, kết hợp công nghệ phun xăng, cho công suất cực đại 12,5 mã lực tại vòng tua máy 8.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 12,2 Nm tại 6.000 vòng/phút. Động cơ này kết hợp với hộp số 4 cấp nhưng không sử dụng côn tay, điều này mang đến sự tiện dụng cho người dùng, đặc biệt khi sử dụng xe trong thành phố. Hệ thống treo của xe sử dụng phuộc ống lồng ở phía trước với giảm xóc đơn có thể điều chỉnh ở phía sau.Yamaha 135LC kết hợp hoàn hảo giữa phong cách thể thao, hiệu suất mạnh mẽ và các tính năng tiện ích hiện đại. Với việc phân phối tại thị trường Việt Nam, Yamaha 135LC không chỉ mang đến lựa chọn mới cho người tiêu dùng mà còn làm sống lại khái niệm xe máy 135 phân khối tại Việt Nam. Đây là lựa chọn lý tưởng với những ai đang tìm kiếm một mẫu xe số bền bỉ, tiết kiệm nhiên liệu nhưng vẫn đảm bảo cảm giác lái linh hoạt và an toàn. Theo các đơn vị phân phối, giá bán Yamaha 135LC vào khoảng hơn 100 triệu đồng.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (C03) Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án khai thác và bán trái phép quặng đất hiếm sang Trung Quốc.Trong vụ án, C03 đề nghị truy tố 27 bị can ở 6 tội danh. Trong đó, ông Bùi Văn Huấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Công ty CP Tập đoàn Thái Dương (Công ty Thái Dương), bị đề nghị truy tố 3 tội: vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và gây ô nhiễm môi trường.Kết luận điều tra cáo buộc Công ty Thái Dương đã khai thác, bán trái phép hơn 10.292 tấn quặng đất hiếm hàm lượng TREO 18 - 20%, trị giá 403 tỉ đồng và 280.846 tấn quặng sắt, trị giá 333 tỉ đồng tại mỏ Yên Phú (Yên Bái), qua đó hưởng lợi bất chính 736 tỉ đồng.Theo kết luận, một trong số khách hàng mua đất hiếm của Công ty Thái Dương là ông Lưu Đức Hoa (người Trung Quốc).Ông Hoa kinh doanh tự do, từng thuê đất, mở xưởng chế biến tinh quặng đất hiếm tại Hải Phòng và chỉ đạo sản xuất, trộn tinh quặng đất hiếm để xuất khẩu sang Trung Quốc.Ông Hoa đã mua 2.160 tấn quặng đất hiếm hàm lượng 14 - 17% (chưa được chế biến sâu) của ông Huấn. Sau đó, ông Huấn chỉ đạo bị can Nguyễn Thanh Đoàn (Phó giám đốc Công ty CP Thương Bình Trường Sơn; bị đề nghị truy tố về tội buôn lậu) vận chuyển số hàng này từ mỏ Yên Phú về các xưởng, thuê công nhân tinh chế lên hàm lượng từ 20 - 30%.Do nguồn gốc quặng của ông Huấn không hợp pháp và hàm lượng 30% chưa đủ điều kiện xuất khẩu nên ông Hoa chỉ đạo nhân viên pha trộn thêm các hóa chất và phụ gia tạo thành hỗn hợp chất màu trắng đục.Đất hiếm sau đó được đóng gói trong các bao bì có sẵn nhãn hiệu "Bảo Khang Rice, Chuẩn cơm mẹ nấu, cơm dẻo mềm thơm đặc trưng. NET WEIGHT: 50kg" nhằm ngụy trang, che giấu quặng đất hiếm. Đồng thời, thuê Khâu Vỹ Bung, Giám đốc Công ty GUANGZHOU (trụ sở tại Trung Quốc), làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, khai báo là "Hỗn hợp chất Oxalate" nhưng thực chất là đất hiếm, từ Việt Nam sang Trung Quốc để hợp thức.Khâu Vỹ Bung sau đó liên hệ và thuê Trần Đức, Giám đốc Công ty TNHH Dương Liễu Logistics (bị đề nghị truy tố tội buôn lâu), làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng "Hỗn hợp chất Oxalate" theo yêu cầu của Lưu Đức Hoa.Trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, do hàng hóa không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ nên ông Đức sử dụng pháp nhân công ty của mình để khai báo đất hiếm là chủ hàng, lập các hóa đơn thương mại hợp thức hóa nguồn gốc cho hàng hóa mở tờ khai xuất khẩu. Việc này vi phạm quy định của luật Hải quan.Với thủ đoạn nêu trên, từ ngày 5.5 - 2.9.2023, ông Đức đã mở 8 tờ khai tại Chi cục Hải quan cảng Đình Vũ (TP.Hải Phòng) để xuất khẩu mặt hàng là "Hỗn hợp chất Oxalate" tổng khối lượng 200,78 tấn, trị giá 501.950 USD.Thực tế, số hàng hóa trên là đất hiếm đã được ông Lưu Đức Hoa pha trộn, ngụy trang để xuất khẩu trái phép. Tính theo đơn giá quặng đất hiếm hàm lượng TREO 14-20%, cảnh sát cáo buộc Hoa buôn lậu 200,78 tấn với trị giá 341.326 USD (tương đương hơn 7,8 tỉ đồng).Ông Hoa xuất cảnh về Trung Quốc ngày 24.9.2023 nên C03 đã gửi văn bản sang Cục Đối ngoại (Bộ Công an), đề nghị phối hợp với Đại sứ quán Trung Quốc xác minh lý lịch, quá trình chấp hành pháp luật nhưng không có kết quả. Ngày 14.12.2024, cảnh sát ra quyết định truy nã trong nước và đề nghị truy nã quốc tế với ông Lưu Đức Hoa về tội buôn lậu.Ngoài ông Hoa, C03 cũng xác định ông Lưu Vũ (Liu Yu, 52 tuổi, quốc tịch Trung Quốc; bị đề nghị truy tố tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có) đã mua 1.953 tấn đất hiếm với tổng giá trị hơn 70 tỉ đồng của ông Đoàn Văn Huấn và đã thanh toán gần 60 tỉ đồng, còn nợ 10,9 tỉ đồng, dù biết rõ quặng đất hiếm đang mua bán là vi phạm pháp luật.
'Giải mã' cá vàng đầu sư tử, cá vàng Ranchu phổ biến trong giới chơi cá cảnh
Để đảm bảo tính công bằng, trung thực, chuyên nghiệp, năm nay Ban tổ chức giải bóng chuyền nam thanh niên Hà Tĩnh đã thuê lực lượng trọng tài quốc gia về điều hành trong các trận đấu.