Xem 'Cẩm nang tuyển sinh 2024' phiên bản điện tử
Nhiều tiểu thương bán hoa tết ở các chợ hoa TP.HCM thở dài nói rằng năm nay, tình hình buôn bán chậm hơn so với những năm trước. Họ cũng chủ động hạ giá hoa ở mức phù hợp để hút khách mua hơn, mong sớm bán hết về ăn tết cùng gia đình.9 năm bán hoa tết ở một chợ hoa nổi tiếng ở Q.Gò Vấp, chị T., một chủ vườn ở miền Tây tâm sự năm nay, bán "ế thê thảm". Ngồi từ sáng tới chiều 28 tết, chị chỉ mới bán được vài cặp bông vạn thọ, trong khi còn hàng trăm chậu đang chờ khách mua.Chăm bón hoa vất vả để tết mang lên TP.HCM bán, chị T. hạnh phúc vì được đem tết đến mọi người. Ở chợ hoa này bao năm nay, chị có vô số những kỷ niệm cùng khách, đặc biệt là những vị khách dễ thương, năm nào cũng ghé ủng hộ."Có người này cũng có người kia, không ít khách trả giá ở mức quá đáng, mình không chịu thì họ kỳ kèo mãi. Nhiều người đợi tới ngày giao thừa mình bán ế, đòi mua với giá rẻ không thể chấp nhận được dù mình đã giảm giá sâu", chị bày tỏ.Chủ vườn nói rằng có năm bán không hết, chị thà đập chậu bỏ hoa, những năm gần đây thì đem cho chùa chứ nhất quyết không bán rẻ vì sợ tạo tiền lệ xấu. Chị lo lắng nếu bán với mức giá "khó chấp nhận" đó, nhiều người sẽ có thói quen chờ đến ngày cuối cùng để ép giá người bán. Người phụ nữ chia sẻ rằng việc trả giá trong buôn bán là điều bình thường, nếu thuận mua vừa bán thì tốt, còn không cũng chẳng sao. Tuy nhiên, chị hy vọng người mua hiểu được giá trị của từng chậu hoa để có mức trả giá phù hợp vì chị khẳng định từ trước đến giờ, chị chưa bao giờ nói thách với khách."Tình hình buôn bán năm nay tệ quá. Nếu năm nay thất bại, mình cũng nghĩ tới chuyện bỏ nghề", chị thở dài, chia sẻ.Vừa mua hoa chị T. chiều 28 tết, một vị khách cho biết mình là khách quen của chị và hầu như năm nào cũng đến ủng hộ. "Hoa ở đây đẹp, những năm trước chưng được lâu. Thêm nữa là chị bán rất dễ thương.Bản thân mình nghĩ việc trả giá khi mua hoa cũng là điều vui, nhưng trả giá sao cho vui mình mà cũng vui người ta, chứ nếu trả quá sâu, kỳ kèo mãi thì cũng kỳ. Tôi cũng không bao giờ lợi dụng sát giao thừa để ép người bán vì thứ nhất lúc đó hoa không còn quá đẹp, thứ hai là làm vậy cũng tội người bán, họ cũng từ quê lên thành phố để mưu sinh những ngày này, ăn ngủ ngoài đường, xa gia đình…", chị bày tỏ.Chị H., một nhà vườn đến từ Bến Tre cũng có hàng chục năm bán hoa tết ở TP.HCM. Tết năm nay là một năm buôn bán không mấy thuận lợi, nhưng chị nói rằng "còn nước còn tát", cứ đợi đến phút cuối xem tình hình thế nào.Nhiều năm buôn bán, chị gặp nhiều khách khác nhau. "Năm nay, tôi gặp nhiều vị khách dễ thương lắm. Có một khách là cô Việt kiều Mỹ, cũng gần 80 tuổi rồi mà nhìn trẻ lắm, cô mua chậu hoa kiểng giá 1 triệu, nhưng trả giá còn 800.000 đồng. Thấy cô dễ thương nên mình cũng chịu giá. Lúc thanh toán, cô gửi mình 1 triệu, nói còn lại lì xì. Lúc đó, mình bất ngờ mà cũng vui lắm", chị cười kể lại.Có những năm bán đắt, chị H. không phải bán hoa tết tới ngày giao thừa. Nhưng cũng có những năm bán chậm, chị phải ở lại. Chị H. cho biết Tết Nguyên đán Ất Tỵ này, chị phải ở lại vì còn hàng trăm chậu hoa cúc mâm xôi chưa bán xong.Hiện tại, chị cho biết đã giảm giá sâu. Tuy nhiên ngày mai, chị chia sẻ sẽ tiếp tục giảm, hy vọng bán hết để có thể sớm về ăn tết cùng gia đình. Chị H. nói rằng mức giảm giá của mình chạm đáy cũng 200.000 đồng/cặp cúc mâm xôi, không thể thấp hơn."Cúc của tôi là cúc bự, hoa đẹp, nếu giảm nữa thì không có lời. Tôi không phải người trồng mà cũng nhập về từ bà chị. Nếu ai đó lợi dụng ngày 30 để ép giá, mua với giá rẻ mạt, tôi thà bỏ chứ không bán. Bán mà không có lời thì bán làm chi, còn tạo tiền lệ xấu", chị tâm sự.Anh V., một người bán hoa tết khác ở Q.Gò Vấp cũng cho biết ngày cuối cùng trong năm, anh vẫn hay xả hàng với mức giá rẻ. Tuy nhiên theo anh, giá của chợ vãn vẫn phải ở mức chấp nhận được chứ không phải "rẻ như cho". Anh hy vọng năm nay buôn may bán đắt để không phải bán xả lỗ.Điều gì gây tiết dịch núm vú ở nam giới?
Ngày 28.1 (tức 29 tết), thực hiện chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở Du lịch, UBND Q.8 phối hợp các đơn vị mua lại hoa của tiểu thương tặng người dân chơi tết. Đây là hoạt động nằm trong chương trình "Mua hoa tặng hộ gia đình khó khăn" diễn ra từ ngày 27.1 đến hết ngày 28.1 (tức từ 28 tết đến hết 29 tết). Theo đó, từ sáng 28 tết, tại tuyến đường hoa Bến Bình Đông – một phần của chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền", ban tổ chức đã tiến hành thu mua hoa và chậu cảnh tại hơn 50 gian hàng. Các loại hoa phổ biến như hoa cúc, hoa cúc mâm xôi, hoa vạn thọ, hoa mào gà… được chọn mua để hỗ trợ các tiểu thương tiêu thụ số lượng hoa còn lại. Số hoa này sau đó được trao tặng cho 400 hộ gia đình khó khăn và 40 khu phố trên địa bàn Q.8, góp phần lan tỏa tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng. Bên cạnh đó, trong hai ngày 28 và 29 tháng chạp năm Giáp Thìn, Sở Du lịch tiếp tục phối hợp các đơn vị tài trợ thu mua thêm khoảng 2.000 chậu hoa, cây cảnh để trang trí "Đường hoa nghĩa tình" đợt 2. Đây là hoạt động nhằm làm mới không gian, phục vụ du khách đến tham quan, thưởng lãm và chụp ảnh trong dịp tết. Tính chung cả chương trình, tổng cộng có khoảng 9.500 chậu hoa các loại được thu mua để phục vụ trang trí tuyến đường hoa và trao tặng các hộ gia đình khó khăn, góp phần tô điểm thêm vẻ đẹp ngày xuân. Tuyến "Đường hoa nghĩa tình" tạo nên một không gian văn hóa đặc sắc, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và du khách. Mỗi ngày, tuyến đường hoa đón khoảng 10.000 lượt khách tham quan, chụp ảnh và được duy trì đến hết mùng 3 Tết Ất Tỵ. Theo Sở Du lịch TP.HCM, chương trình "Mua hoa tặng hộ gia đình khó khăn" và hoạt động trang trí "Đường hoa nghĩa tình" là lời tri ân đến cộng đồng tiểu thương và các gia đình khó khăn; đồng thời là sự kết nối giữa giá trị truyền thống với sự phát triển hiện đại của TP. Những chậu hoa rực rỡ không chỉ điểm tô sắc xuân mà còn truyền tải thông điệp về tinh thần đoàn kết, sẻ chia, tạo nên một mùa rết ấm áp và tràn đầy ý nghĩa cho tất cả mọi người."Đường hoa nghĩa tình" được tổ chức tại khu vực nhà cổ tuyến đường Bình Đông (P.13, Q.8). Đường hoa này gồm 6 khu vực bao gồm các cụm tiểu cảnh: Cổng chào - Trên bến dưới thuyền - Xuân Ất Tỵ 2025, Năm Ất Tỵ 2025, chợ Bến Thành, tái hiện Lễ hội Nghinh Ông - Cần Giờ, cụm tiểu cảnh tuần lễ Trái cây Q.8 và cầu khỉ - thuyền hoa.
Hoa thương hội quán ở TP.Thanh Hóa đang trở thành phế tích
Khi bỏ phiếu bầu ra 33 vị dân biểu trong nghị viện trên đảo, khoảng 40.000 cử tri ở đây không chỉ bầu chọn thành viên cho nghị viện mới để quyết định chính quyền tự trị mới mà còn thể hiện thái độ về chuyện chính trị thế giới liên quan trực tiếp đến đảo là chủ định của Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn mua đảo về cho nước Mỹ. Trong bài trình bày mới đây trước lưỡng viện lập pháp Mỹ, ông Trump tuyên bố nước Mỹ có lợi ích chiến lược về an ninh ở đảo băng này và rồi sẽ thu về được đảo "bằng cách này hay cách khác". Vì thế, cuộc bầu cử nghị viện năm nay trên đảo trong thực chất còn là cuộc trưng cầu dân ý ở đây về độc lập hay phụ thuộc, về "người Greenland là người Greenland, hay là công dân Đan Mạch hoặc công dân Mỹ".Cuộc bầu cử nhỏ vì thế lại có tác động lớn vì kết quả bầu cử sẽ còn là câu trả lời của người dân trên đảo về tham vọng của ông Trump về mở rộng lãnh thổ của nước Mỹ. Ngoài ý định về mua đảo Greenland, ông Trump còn lộ chủ định giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama cho nước Mỹ, biến Canada thành bang thứ 51 của nước Mỹ và kiểm soát trực tiếp dải Gaza ở khu vực Trung Đông. Sự thể hiện thái độ của người dân trên đảo Greenland vì thế sẽ có tác động không hề nhỏ tới chiều hướng diễn biến tới đây của người dân ở Panama, Canada và dải Gaza về những chủ định nói trên của ông Trump.Cứ theo kết quả các cuộc thăm dò dư luận trong thời gian vừa qua thì đại đa số người dân trên đảo Greenland muốn tiếp tục tự trị và tiến tới độc lập, không muốn đảo này trở thành bộ phận của cả Đan Mạch lẫn Mỹ. Cho nên có thể nói cuộc bầu cử nhỏ này chưa diễn ra thì ông Trump đã nhận được câu trả lời.
Ngày 16.3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 618/QĐ-TTg về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế Bộ Tư pháp, giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.Thời hạn bổ nhiệm đối với ông Tú là 5 năm. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.Thông tin từ Bộ Tư pháp cho biết, ông Nguyễn Thanh Tú 47 tuổi, quê Quảng Bình; có trình độ tiến sĩ luật, cử nhân kinh tế, cao cấp chính trị.Ông Tú là cán bộ được thu hút từ Trường ĐH Luật TP.HCM về Bộ Tư pháp vào năm 2011. Khi đó, ông được bổ nhiệm chức Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế.Tháng 9.2015, ông Tú được điều động đến công tác tại Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó vụ trưởng, giao giữ chức quyền Vụ trưởng rồi giữ chức Vụ trưởng đến trước khi được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Tư pháp.Hiện nay, bộ máy lãnh đạo Bộ Tư pháp gồm Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh và 5 thứ trưởng là các ông, bà: Đặng Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Tịnh, Mai Lương Khôi, Nguyễn Thanh Ngọc, Nguyễn Thanh Tú.
Nhan sắc đời thật của nữ diễn viên yêu nam chính trong ‘Người một nhà’
Nghệ sĩ Linh Tâm là ngôi sao cải lương nổi tiếng, ghi dấu ấn qua các vở kinh điển như Giũ áo bụi đời, Đèn khuya, Tướng cướp Bạch Hải Đường, Người không cô đơn… Linh Tâm thường kết hợp ăn ý với NSƯT Vũ Linh, tạo nên một cặp thiện - ác trên sân khấu. Khi đàn anh qua đời, nam nghệ sĩ lập bàn thờ riêng, không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng vì mất đi một người bạn diễn ăn ý trên sân khấu cải lương.