Người tự nhận cầu mưa được cho TP.HCM bất ngờ nhận lỗi: Vì chuyện gì?
Ngày 13.1, đại diện UBND TP.Kon Tum (Kon Tum) đã đến thăm hỏi gia đình các nạn nhân trong vụ đuối nước thương tâm xảy ra trên địa bàn.Trước đó, vào khoảng 14 giờ ngày 11.1, các cháu gồm: Rơmah Y Pond (12 tuổi), Rơ Mah Cham Pi On (6 tuổi), Rơ Mah Cham Pio (5 tuổi) và Y Ngọc Thương (2 tuổi, cùng trú tại thôn 3, xã Kroong, TP.Kon Tum) rủ nhau đến khu vực bán ngập tại lòng hồ thủy điện Yaly chơi. Đến khoảng 17 giờ 40 cùng ngày, cháu Rơmah Y Pond và cháu Y Ngọc Thương bị trượt chân đuối nước. Các cháu còn lại liền chạy đi tìm người ứng cứu. Sau đó, các cháu được vớt lên bờ và đưa đến Trạm y tế xã Kroong cấp cứu. Tại đây, nhân viên y tế đã thực hiện sơ cứu nhưng các cháu không còn dấu hiệu sự sống. Người nhà tiếp tục đưa 2 cháu đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, tuy nhiên các cháu đã tử vong do ngạt nước. Được biết cả 2 cháu bị đuối nước đều là người đồng bào dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.Mua bán vàng miếng lập hóa đơn, chứng từ
Ngày 17.1, Công an P.Tân Chánh Hiệp (Q.12, TP.HCM) đang xác minh, trích xuất camera an ninh nhà dân để làm rõ vụ người đàn ông bị 2 người lạ mặt đuổi đánh tới tấp trên địa bàn.Trước đó, tối 16.1, mạng xã hội lan truyền clip, ghi lại cảnh một người đàn ông bị hai người lạ mặt đuổi đánh trên đường. Nạn nhân không chống trả nhưng hai người này đuổi theo đánh tới tấp. Chứng kiến vụ việc, người dân đến can ngăn nhưng không được. Vụ đánh người gây náo loạn trên đường. Sự việc xảy ra trên đường Tô Ký (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP.HCM).Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, người dân tại khu vực cho biết, khoảng 20 giờ ngày 16.1, người đàn ông chạy xe máy trên đường Tô Ký, hướng từ quốc lộ 1 về đường Nguyễn Ảnh Thủ. Khi đến trước trụ sở Công ty điện lực An Phú Đông (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12) thì xảy ra va chạm với xe máy của một người đàn ông khác chạy từ hẻm ra đường Tô Ký. Sau va chạm hai bên có xảy ra cự cãi."Vụ việc chỉ là va chạm nhẹ nhưng họ đánh người ta dữ quá. Lúc đầu, hai bên có cự cãi, sau đó định bỏ đi thì một người đi đường không liên quan đến vụ việc lao đến đánh người đàn ông chạy xe máy đi đúng chiều (người chạy xe máy trên đường Tô Ký). Thấy vậy, người có va chạm xe máy với nạn nhân cũng lao đến cùng tấn công người đàn ông. Tôi thấy họ còn cầm cây sắt nhưng lúc đó tiệm có khách nên tôi chạy vào bán hàng, không biết họ có đánh nạn nhân nữa không", bà T. (chủ tiệm bán quần áo gần hiện trường) bức xúc.Ngay khi nhận tin báo vụ việc người đàn ông bị đánh hội đồng trên đường Tô Ký (Q.12), lực lượng công an địa phương đã đến hiện trường, trích xuất camera an ninh nhà dân quanh khu vực, truy xét những người có liên quan, làm rõ.
Tiêu chí lựa chọn chốn an cư lý tưởng cho gia đình hạt nhân
Chiều nay 5.1, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, ngày 2.1, một số trang thông tin điện tử nước ngoài đưa tin về một đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (human metapneumovirus - HMPV) và nhận định dịch bệnh lây lan nhanh với triệu chứng tương tự như cúm, Covid-19 đồng thời lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau Covid-19.Bên cạnh đó, nhiều hình ảnh về tình trạng quá tải tại các bệnh viện ở Trung Quốc do các trường hợp nhiễm virus HMPV cũng được chia sẻ trên các trang mạng xã hội.Ngay sau khi ghi nhận các thông tin nêu trên, Cục Y tế dự phòng đã liên hệ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và khu vực châu Á Thái Bình Dương; và Cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của Trung Quốc (Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc). Đến thời điểm hiện tại, WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đồng thời chưa được xác minh độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội nêu trên.Cục Y tế dự phòng cho biết thêm, theo báo cáo kết quả giám sát trọng điểm các bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp trong tuần 52 năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc, các mẫu bệnh phẩm thu thập từ khoa khám bệnh ngoại trú và khoa cấp cứu của các bệnh viện ghi nhận các tác nhân chủ yếu là virus cúm, HMPV và rhovirus; các mẫu bệnh phẩm của các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng phải nhập viện ghi nhận các tác nhân chủ yếu là virus cúm, mycoplasma pneumoniae và HMPV.Trung Quốc đang mùa đông, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có xu hướng gia tăng trong thời gian này, bao gồm các tác nhân chính là vi rút cúm mùa, virus hợp bào hô hấp ở trẻ em (RSV), HMPV. Kết quả giám sát trọng điểm các bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp trong tuần 52 (tháng 12) của năm 2024 của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Trung Quốc, số trường hợp mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, có triệu chứng giống cúm thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Ngày 4.1 Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã thông tin bệnh nhiễm trùng đường hô hấp đang lây lan ở nước này là bệnh thường quy, không phải sự kiện y tế bất thường, các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường đạt đỉnh vào thời điểm này trong năm tại quốc gia này.Trên cơ sở các thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho biết, đã chủ động việc theo dõi, giám sát thông tin về diễn biến tình hình mắc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại Trung Quốc. Cục Y tế dự phòng sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh; phối hợp chặt chẽ với WHO, đầu mối thực hiện IHR của Trung Quốc để cập nhật thông tin và chủ động cung cấp, chia sẻ thông tin đầy đủ chính xác, không để xảy ra hoang mang, lo lắng nhưng đồng thời không chủ quan, lơ là trước các diễn biến của tình hình dịch bệnh, nhất là trong giai đoạn mùa đông xuân hiện nay với điều kiện thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan.
Trong trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 diễn ra hôm 29.12.2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Hồ Tấn Tài dính chấn thương dây chằng đầu gối sau một tình huống nỗ lực khống chế và dứt điểm. Sáng 30.12.2024, anh được đưa đi kiểm tra và các bác sĩ chẩn đoán hậu vệ này chỉ bị đụng dập dây chằng chứ không đứt, không cần phải phẫu thuật. Chấn thương này cần 6 đến 8 tuần để hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, kết quả đó là không chính xác do phần cơ của Tấn Tài còn căng sau khi thi đấu. Đến sáng 13.1.2025, cầu thủ quê Bình Định đi chụp chiếu, kiểm tra lại đầu gối. Lần này, các bác sĩ cho biết hậu vệ sinh năm 1997 cần phải phẫu thuật do đứt bán phần dây chằng đầu gối phải. Anh sẽ cần khoảng 9 tháng để có thể trở lại sân cỏ. Dự kiến, Tấn Tài sẽ lên bàn mổ vào sáng ngày 14.1. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) muốn hậu vệ này được phẫu thuật ở Vinmec tại Hà Nội, nơi tiền đạo Nguyễn Xuân Son đang điều trị, phục hồi. Trong khi đó, CLB Bình Dương đề nghị cho Tấn Tài được phẫu thuật ở TP.HCM để tiện cho việc phục hồi sau chấn thương. Nếu ca mổ được thực hiện ở TP.HCM, người phẫu thuật cho Tấn Tài cũng là một bác sĩ tay nghề cao, từng phẫu thuật cho các tuyển thủ quốc gia như Đỗ Hùng Dũng, Đoàn Văn Hậu... VFF và CLB Bình Dương sẽ làm việc với nhau để sớm thống nhất phương án điều trị tốt nhất cho Tấn Tài, đề cầu thủ này trở lại sân cỏ nhanh nhất có thể. Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, khả năng hậu vệ này được phẫu thuật ở TP.HCM là cao hơn.
Thừa Thiên-Huế: Giông lốc thổi bay nhiều phòng học, học sinh phải tạm nghỉ
Bà Fagan, một đô đốc 4 sao và là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo Lực lượng Tuần duyên Mỹ (USCG), đã bị chính quyền Trump cách chức vào ngày 21.1, một ngày sau khi ông Trump nhậm chức. Các viên chức thuộc Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS), cơ quan giám sát USCG, đã nêu ra các vấn đề an ninh biên giới và "tập trung quá mức" vào sự đa dạng, công bằng và hòa nhập là một trong những lý do khiến bà Fagan bị cách chức.Bà Fagan, được bổ nhiệm làm chỉ huy USCG vào năm 2022, đã trở thành mục tiêu thuận lợi cho một tổng thống mới muốn thể hiện sức mạnh của mình, theo NBC News. Quy trình cách chức bà Fagan ít phức tạp hơn so với việc sa thải các chỉ huy của bốn nhánh chính thuộc quân đội Mỹ.Đuổi bà Fagan ra khỏi nhà trong thời gian ngắn là một bước tiến xa hơn. "Thật nhỏ nhen và mang tính cá nhân. Đó thực sự là một trò chơi quyền lực kỳ lạ", một đồng minh của bà Fagan bình luận.Trong khi đó, một quan chức DHS phản bác rằng việc bà Fagan bị chuyển khỏi nhà tại Căn cứ chung Anacostia Bolling ở Washington D.C là hợp lý. "Bà ấy đã bị cách chức có lý do chính đáng cách đây hai tuần và bà ấy vẫn sống trong khu nhà dành cho đô đốc", vị quan chức khẳng định, và xác nhận rằng bà Fagan đã được yêu cầu rời đi. Vị quan chức cho hay họ không thể xác nhận hoặc phủ nhận mốc thời gian 3 giờ.NBC News dẫn một nguồn tin khẳng định giới lãnh đạo USCG đã cho bà Fagan thời hạn 60 ngày để tìm nhà ở mới. Tuy nhiên, trong ngày 4.2, giới chức DHS đã nói với quyền Chỉ huy USCG Kevin Lunday rằng ông phải đuổi bà Fagan ra vì "tổng thống muốn bà ấy ra khỏi khu nhà đó", theo một trong những nguồn thạo tin.Vị quan chức DHS không thể xác định ngay lập tức liệu chỉ thị này có thực sự đến từ Tổng thống Trump hay không. Đến 14 giờ ngày 4.2, ông Lunday đã thông báo cho bà Fagan rằng bà có 3 giờ để ra ngoài. Ngay sau đó, nhóm của bà Fagan nhận được cuộc gọi từ các trợ lý của ông Sean Plankey, một cố vấn cấp cao của DHS và là sĩ quan USCG nghỉ hưu, yêu cầu bà Fagan mở cửa nhà để có thể chụp ảnh bên trong, theo một nguồn tin.Bà Fagan phản đối giới chức DHS chụp ảnh bên trong ngôi nhà. "Tôi không cho phép họ vào nhà, bất kể tôi có ở đó hay không", bà Fagan nói với một thành viên USCG. Ông Lunday đã chuyển lại thông tin đó cho nhóm của ông Plankey, lưu ý rằng nỗ lực tiếp cận ngôi nhà bà Fagan ở sẽ bị xem là xâm phạm, theo một nguồn tin. Tuy nhiên, bà Fagan đã rời khỏi nhà dù "nhiều đồ dùng cá nhân và đồ gia dụng của bà vẫn còn ở đó", theo một cựu quan chức quân đội Mỹ. Bà Fagan đã ngủ qua đêm tại nhà của bạn bè.Bộ Tư lệnh Vận tải Mỹ hiện chịu trách nhiệm chuyển đồ đạc cá nhân của bà ra khỏi nhà tại Căn cứ chung Anacostia Bolling. "Bà ấy đã được cấp một nơi khác để ở. Chúng tôi vẫn đang cung cấp nhà ở cho bà ấy", vị quan chức DHS khẳng định, theo NBC News.