Đội bắt chó thả rông ở TP.HCM: Nơi làm rất tốt, nơi vẫn đang là kế hoạch?
Cuộc thi do Hội đồng Đội TP.HCM, Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ tổ chức đã diễn ra chung kết vào tối 11-1 tại Nhà hát TP.HCM. Với chủ đề Show the real you (Hãy là chính mình), 12 thí sinh đã tranh tài 3 vòng thi kịch tích thể hiện khả năng tiếng Anh lưu loát để trình bày những vấn đề, kiến thức đời sống... Quán quân đã gọi tên là Nguyễn Hồng Bảo Trân, học sinh lớp 4 Trường tiểu học Việt Mỹ (TP.HCM) và Long Phúc Bình Minh, học sinh lớp 9 Trường THCS Lê Quý Đôn, TP.Thủ Đức (TP.HCM).Phần thưởng của Bảo Trân là chuyến du học hè tại Singapore, Malaysia và học bổng học tiếng Anh, trị giá 150 triệu đồng. Còn Bình Minh sẽ nhận được chuyến du học hè tại Úc và học bổng học tiếng Anh, trị giá 190 triệu đồng.Sau cuộc thi, Bình Minh cho biết em biết đến cuộc thi này nhờ mẹ. "Mẹ nói em tham gia thử đi xem trình độ tiếng Anh của mình đạt đến mức nào. Không ngờ, em được bước vào vòng trong và giành được giải cao nhất. Em rất vui và cám ơn mẹ đã luôn đồng hành cùng em trên con đường chinh phục ngôn ngữ thú vị này".Bình Minh tiết lộ mẹ của em hiện là giáo viên tiếng Anh tại Trường TH Linh Đông, TP.Thủ Đức (TP.HCM). Vì thế, Minh có cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ này từ sớm. Hằng ngày, Minh thường trò chuyện các vấn đề trong cuộc sống cùng mẹ."Đây cũng là cơ hội để em nâng cao trình tiếng Anh của mình. Tuy nhiên, đôi lúc em gặp nản trong việc học, nhất là khi chinh phục các cuộc thi mà thành tích của em không như mong đợi. Lúc đó, em thấy việc học tiếng Anh rất khó, không muốn tiếp tục nữa. Mẹ động viên em, bảo rằng những thất bại ấy cũng như một cơ hội, trải nghiệm, bài học quý giá để chúng mình biết mình sai ở chỗ nào và khắc phục chỗ ấy. Em đã đứng lên và không ngại thất bại", Minh kể tiếp.Chị Lê Thị Hồng Phúc, phụ huynh em Bình Minh, chia sẻ rằng con gái mình rất tự lập, ham học hỏi và có khả năng ghi nhớ tốt. "Thế nhưng, không phải môn học nào con cũng yêu thích. Những lúc như vậy, mình chỉ biết động viên, nhắc nhở con rằng khi đã xem việc học là trách nhiệm của mình, con cần nỗ lực hoàn thành tốt. Đây cũng là cách mình đồng hành và hỗ trợ con vượt qua khó khăn", chị Phúc nói.Chị cũng chia sẻ rằng, dù con gái đã học lớp 9, nhưng em vẫn sử dụng một chiếc điện thoại "cùi bắp". "Mình luôn khuyến khích con tập trung hết sức khi thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào trong 30 phút. Mỗi ngày, con được thưởng 30 phút online như một phần thưởng giải trí, nhưng chỉ sử dụng chiếc điện thoại đơn giản đó. Con luôn nỗ lực hoàn thành tốt mọi việc để có được khoảng thời gian đặc biệt này", chị Phúc chia sẻ.Trong khi đó, Bảo Trân chia sẻ rằng em đã được mẹ cho học tiếng Anh từ khi mới 2 tuổi. Ở nhà, hai mẹ con thường xuyên cùng nhau đọc sách, chơi trò chơi… bằng tiếng Anh. Nhờ vậy, Trân thích ngôn ngữ này từ lúc nào không hay."Vì em còn nhỏ, mẹ thường tóm tắt kiến thức trên những tờ giấy để em dễ hiểu hơn. Sau đó, hai mẹ con cùng chơi trò chơi, ôn bài và luyện tập thuyết trình. Mẹ cũng giúp em chỉnh sửa bài thuyết trình cho hoàn thiện hơn. Mỗi lần được mẹ khen nhớ giỏi, em cảm thấy rất vui và có thêm động lực học tập", Bảo Trân kể.Đề nghị công nhận 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
Tự nhủ mình: nhìn thấy cây xanh, là nhìn thấy cái đẹp. Và biết bảo vệ cây xanh, là biết xiển dương cái đẹp.
Độc đáo hình ảnh chàng gymer hóa thân thành Thần Tài
Gole 56 tuổi, người Úc là gương mặt từng trải khi sự nghiệp golf kéo dài hơn 4 thập kỷ, còn Bảo Châu 12 tuổi của Việt Nam chỉ mới bắt đầu hành trình. Sự hiện diện của Gole với danh hiệu "cao tuổi nhất" cùng Bảo Châu với danh hiệu "trẻ nhất" trong danh sách 95 VĐV thi tài ở Hoiana Shores Golf Club do Robert Trent Jones thiết kế, từ ngày 6-9.3, được xem là niềm cảm hứng cho cộng đồng Golf trẻ và lão tướng trong khu vực.Dù không được kỳ vọng lên ngôi vô địch WAAP Championship 2025 trong cuộc đấu gậy qua 72 hố với phần thưởng là suất đấu tại 3 giải major nữ chuyên nghiệp danh giá, bản thân việc góp mặt của Gole và Bảo Châu đã được xem là thành tựu."Tôi rất hồi hộp khi góp mặt bên cạnh các VĐV tuổi trẻ tài cao như thế này. Bản thân tôi chẳng có gì để chứng tỏ nhưng tôi không vì điều đó mà quay lưng với cơ hội này", Gole chia sẻ trước thềm WAAP Championship 2025. Thực tế là Gole từng du đấu chuyên nghiệp, năm ngoái thi đấu áp đảo trong làng golf nữ lão tướng khi vô địch cả Women's Senior Amateur do R&A chủ trì và US Senior Women's Amateur do Hiệp hội Golf Mỹ tổ chức. Và như thế, Gole là người Úc đầu tiên ghi được chiến tích ấy. Cũng trong năm ngoái, Gole ghi tên vào tốp 100 bảng golf nghiệp dư thế giới (WAGR) và chiếm ngôi đầu nhánh nữ lão tướng thế giới.Khi còn chơi chuyên nghiệp, Gole thi đấu ở Úc, Nhật Bản, châu Âu trong đó đăng quang tại Danish Open thuộc Ladies European Tour 1996. Nhưng không lâu sau đó, Gole gác gậy để bắt đầu xây dựng gia đình. Khi hai con đều lên 20 tuổi, Gole mới trở lại với golf, ở diện nghiệp dư rồi sớm chiến thắng nhiều giải lão tướng khắp Úc cũng như châu Á.Gole mới bắt đầu chơi golf lúc 12 tuổi. Cũng ở tuổi đó, Bảo Châu đã có thể tự hào rằng mình hơn tiền bối người Úc đến 5 năm khi xét về thâm niên bước vào golf. Hồi năm 2020, trong mùa dịch Covid-19, Bảo Châu được làm quen với môn này, cùng bố và anh tập đánh bóng trong vườn hoa trước nhà. Rồi Bảo Châu sớm bộc lộ tài năng, đến năm 2024 có hai chiến thắng và 5 lần lọt vào tốp 10 chung cuộc các giải được tính điểm trên WAGR tại Việt Nam, bên cạnh vị trí thứ 20 giải Malaysian Women's Amateur Open.Bảo Châu đang đứng thứ 710 thế giới, cao thứ 3 trong nhóm 6 đại diện Việt Nam thi đấu tại WAAP Championship tuần này. Bảo Châu tự nhận xét mình mạnh nhất ở khâu phát bóng, bình quân 220 yard. Bảo Châu thừa nhận bản thân cần cải thiện "short game" và khía cạnh này sẽ phải ở mức sắc sảo nhất để có thể vượt qua cắt loại. Tài năng trẻ này tin mục tiêu đó sẽ đạt được nếu có thể qua cả hai vòng đầu đều ở mức 75 gậy. Với Gole cũng như Bảo Châu, Hoiana Shores Golf Club (Quảng Nam) là thử thách thú vị. "Sân này thật ngoạn mục và nhiều thử thách nhất là khi trời nổi gió", Bảo Châu nhận xét sau khi trải qua vài vòng đánh thử trước WAAP Championship 2025. Ngược lại, tuần này, Gole mới lần đầu đến. "Sân có nhiều điều kỳ thú trong đó có nhiều chỗ khiến tôi ngỡ mình đang chơi golf ở Ireland", Gole nói.
Nếu nói về trà/chè, với người VN chúng ta thì ai ai cũng biết, bởi trà hiện diện hằng ngày trong mỗi gia đình và cũng là thức uống quan trọng đãi khách nhất là trong những dịp lễ, tết. Thế nhưng chắc chắn rằng quá trình hình thành và phát triển ngành trà, người tìm ra cây trà thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt hơn, câu chuyện về thưởng trà của người Việt xưa và nay cũng như của nhiều nước trên thế giới thì có lẽ chỉ những người trong ngành trà (hoặc mở rộng hơn một ít) mới biết.Chính vì vậy, Bảo tàng trà Long Đỉnh của Công ty TNHH Long Đỉnh ở xứ sương giăng Cầu Đất (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) trở nên quý giá, giúp mọi người, nếu có nhu cầu thì sẽ tường tận được những điều liên quan đến cây trà, ngành trà.Bà Trần Phương Uyên, Phó giám đốc Công ty CP trà Long Đỉnh, cho biết từ năm 2009 công ty đã ấp ủ về một không gian văn hóa trà để làm nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tạo nên một câu chuyện xuyên suốt về trà VN và thế giới. Thế rồi vượt qua nhiều khó khăn trong suốt 10 năm, tháng 5.2020 bảo tàng trà được khởi công và đến tháng 1.2023 đi vào hoạt động trên diện tích 4.000 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỉ đồng."Thông qua bảo tàng trà, chúng tôi muốn tái hiện, quảng bá câu chuyện lịch sử của ngành trà VN và thế giới. Chúng tôi mong muốn lan tỏa để cho bà con hiểu được giá trị về văn hóa trà của VN, hiểu được lịch sử, nguồn gốc hình thành nên cây trà. Đồng thời, chúng tôi muốn tạo nên một giá trị về nhân văn, gắn liền câu chuyện trà với giáo dục cho giới trẻ, để bảo tồn các giá trị văn hóa của ngành trà, không để bị mai một", bà Uyên thổ lộ.Với hàng trăm cổ vật và tranh, ảnh, tượng được trưng bày một cách khoa học, người xem sẽ biết được lịch sử phát triển ngành trà. Khởi đầu là bức tượng Thần Nông được đặt trang trọng ngay cửa chính bước vào bảo tàng. Thần Nông, ông tổ của ngành nông nghiệp, chính là người đầu tiên tìm ra cây trà. Bên cạnh đó là những tượng, ảnh về những người có công với ngành trà trên khắp thế giới. Trưng bày bản đồ cổ về trà thế giới, lịch sử trà VN. Khu trưng bày các vật dụng, nông cụ thô sơ của ngày xưa như túi đựng cơm, gùi trà, nón lá, nia gầu múc nước, xe đẩy, bồ trà, rương đựng bảo quản trà, áo tơi của phu trà.Đặc biệt, có 8 bức tượng được chế tác rất độc đáo mô tả quy trình sản xuất trà cổ theo phương pháp thủ công truyền thống, gồm 8 công đoạn: hái, phơi, ngủ, thức, xào, vò, sấy, thưởng. Từ những công đoạn này, người làm trà đã phát minh ra những công cụ hỗ trợ để làm trà như: cối vò, cối thổi, lồng quay thơm. Khu vực trưng bày máy móc hiện đại phục vụ ngành trà hiện nay. Đến khu sản xuất sẽ tham quan quy trình làm trà hiện nay với 16 công đoạn chế biến, thực hiện trong 36 tiếng liên tục, mỗi công đoạn đều yêu cầu tỉ mỉ, cẩn thận để trà đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất.Đến với bảo tàng trà, chúng ta sẽ biết được trên thế giới có hơn 4.000 loại trà khác nhau và mỗi quốc gia có một loại trà đặc trưng. Lá trà tươi qua quy trình chế biến, lên men khác nhau sẽ cho ra các loại trà khác nhau. Trên thế giới, trà được chia thành 6 loại cơ bản: trà trắng, trà xanh, trà vàng, trà ô long, hồng trà và trà phổ nhĩ; trong đó trà ô long được gọi là vua của các loại trà bởi quy trình chế biến cầu kỳ và phức tạp hơn các dòng trà khác.Ngoài ra, bảo tàng cũng trưng các hiện vật thể hiện văn hóa trà trong dân gian VN, cách thưởng trà cùng thưởng trầm của tầng lớp quý tộc xưa; cách thưởng trà của các nước trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Hồi giáo, châu Âu…Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ việc Công ty trà Long Đỉnh xây dựng bảo tàng tư nhân về trà, về mặt quan điểm của chính quyền địa phương cũng như góc độ khoa học, góc độ du lịch, đây là hướng tiếp cận xu thế của thời đại."Điều này thể hiện qua mấy đặc điểm như sau: thứ nhất, đây là bảo tàng tư nhân sưu tập tất cả hiện vật liên quan đến trà trong và ngoài nước với trên 250 cổ vật. Thứ hai là chọn vị trí đắc địa bởi đây là vùng sinh thái nông nghiệp cao nhất của tỉnh Lâm Đồng, trà ở vùng Cầu Đất bao giờ cũng tốt hơn các nơi khác. Vấn đề thứ ba là khi chủ cơ sở xây dựng bảo tàng, xác định đây là nơi giới thiệu hình ảnh, cội nguồn về ngành trà của VN cũng như trên thế giới, do đó công ty đã sưu tầm tất cả các nguồn gien chè quý trong nước và quốc tế; trong đó thể hiện hai nhóm chè cao sản và chè chất lượng cao", ông Phạm S phân tích. Bà Trần Phương Uyên cho biết đầu năm 2024, Tổ chức Kỷ lục VN đã xác lập kỷ lục: "Không gian văn hóa trà Long Đỉnh (Bảo tàng trà Long Đỉnh - NV) là công trình giới thiệu vùng trà Cầu Đất, tái hiện và quảng bá câu chuyện lịch sử - văn hóa của trà VN và thế giới có diện tích lớn nhất". Năm qua, bảo tàng trà đón hơn 12.000 lượt khách đến tham quan, chủ yếu là các đoàn sinh viên, học sinh, du khách... Đến với bảo tàng trà, bà con sẽ được thưởng thức các món ăn từ trà, như: cơm trà, mì hồng trà, thạch trà, trứng nấu trà, thịt kho trà, khoai tây sốt trà, tempura trà.
Titan Gaming Trường Sơn: Đẳng cấp và tiện nghi
Vườn hoa cánh bướm (còn gọi là hoa sao nhái) có diện tích khoảng 5.000 m2, tọa lạc tại khu dân cư Ngân Thuận (Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ), được chăm sóc kỹ lưỡng. Hoa nở rộ đa sắc khiến nhiều người trẻ "ngất ngây", không bỏ lỡ cơ hội chụp ảnh.