Du học sinh Việt ‘dạy’ bạn bè quốc tế... chơi tết
Người mua dễ bị lầm nếu bỏ qua khâu lái thử xe trước khi "xuống tiền"Trao tiền bạn đọc giúp cháu bé sinh non
CÔNG TY TNHH LỮ HÀNH QUỐC TẾ AB TRAVELHotline: (+84) 28-6653-6666Địa chỉ: 143B - 143C Khánh Hội, phường 3, quận 4, TP.HCM, Việt NamWebsite: https://abtravel.vn
Nhận định Inter Milan vs Sassuolo (23g45 đêm nay 7.4): Nerazzurri kéo dài chuỗi bất bại
Có 12 đội lọt vào vòng chung kết (VCK) futsal nữ châu Á 2025, gồm chủ nhà Trung Quốc, đương kim vô địch Iran, Thái Lan (nhóm hạt giống số 1); Nhật Bản, Việt Nam, Uzbekistan (nhóm 2); Indonesia, Đài Loan, Hồng Kông (nhóm hạt giống số 3); Bahrain, Philippines và Úc (nhóm 4).Việc phân nhóm hạt giống dựa trên xếp hạng của các đội theo bảng xếp hạng FIFA. Nguyên tắc bốc thăm vòng đấu bảng thuộc VCK giải futsal vô địch châu Á 2025: sẽ có tổng cộng 3 bảng, mỗi bảng có 4 đội, các đội trong từng bảng đến từ các nhóm hạt giống khác nhau, sao cho từng bảng có đủ đại diện của cả 4 nhóm hạt giống. Chiếu theo nguyên tắc này, về lý thuyết, cả 4 đội Đông Nam Á có thể rơi vào cùng 1 bảng đấu tại VCK. Nếu điều đó xảy ra, đây sẽ là trường hợp hy hữu trong lịch sử bóng đá trong khu vực.Đặt trường hợp 4 đội Đông Nam Á gồm Thái Lan (hạng 6 FIFA), Việt Nam (hạng 11), Indonesia (24) và Philippines (59) cùng bảng tại VCK giải châu Á, cơ hội vượt qua vòng bảng của đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể. Thái Lan dù là đội futsal nữ tại Đông Nam Á có thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng FIFA, nhưng đội tuyển futsal nữ Việt Nam mới là đội đương kim vô địch giải futsal nữ khu vực. Theo điều lệ của VCK giải futsal nữ vô địch châu Á 2025, các đội thi đấu vòng tròn 1 lượt ở vòng bảng, tính điểm, xếp hạng. 2 đội đứng đầu mỗi bảng, cùng 2 đội xếp thứ 3 có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền vào vòng tứ kết. Từ vòng tứ kết, các trận đấu sẽ diễn ra theo thể thức loại trực tiếp sau 1 lượt trận.VCK giải futsal vô địch châu Á 2025 sẽ diễn ra từ ngày 7-18.5, tại Trung Quốc. 3 đội có thứ hạng cao nhất giải châu Á năm nay (không tính chủ nhà của World Cup là Philippines), sẽ tham dự World Cup futsal nữ 2025, diễn ra cuối năm nay.
Theo Hãng AFP, ông Trump đã đặt thời hạn 60 ngày để Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trình kế hoạch triển khai "lá chắn phòng thủ tên lửa thế hệ mới", được thiết kế nhằm chống lại các loại tên lửa đạn đạo, bội siêu thanh và hành trình tiên tiến, mà ông Trump gọi là hệ thống "Vòm Sắt của Mỹ".“Trong 40 năm qua, mối đe dọa từ vũ khí chiến lược thế hệ mới thay vì giảm bớt thì đã trở nên dữ dội và phức tạp hơn”, nội dung sắc lệnh ngày 27.1 có đoạn, đề cập một số đối thủ của Mỹ đã gia tăng năng lực phát triển tên lửa, dù không nêu cụ thể nước nào.Tổng thống Trump nói rằng Mỹ "đang bảo vệ các nước khác nhưng lại không bảo vệ bản thân", đồng thời đề cập cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng muốn xây dựng hệ thống phòng không kiểu Vòm Sắt từ thời Chiến tranh Lạnh nhưng bị hạn chế về công nghệ."Bây giờ chúng ta có công nghệ phi thường. Có thể thấy điều đó ở Israel. Do đó tôi nghĩ Mỹ cũng nên làm điều tương tự. Mọi thứ sẽ được sản xuất tại Mỹ 100%", Fox News dẫn lời ông Trump phát biểu tại buổi gặp mặt của các thành viên đảng Cộng hòa ở bang Florida ngày 27.1.Vòm Sắt (Iron Dome) là hệ thống phòng không tầm ngắn được quân đội Israel sử dụng kết hợp với các loại tên lửa đánh chặn tầm xa Arrow-2/Arrow-3 và tầm trung David's Sling, tạo thành lớp phòng không đa tầng. Theo Reuters, Vòm Sắt là hệ thống phòng không được sử dụng nhiều nhất của Israel, tập trung đánh chặn các loại rốc két tầm ngắn và máy bay không người lái (UAV).Hiện chưa rõ phương án xây dựng hệ thống phòng không theo sắc lệnh của ông Trump sẽ như thế nào. Giới quan sát quân sự cho rằng các loại tên lửa liên lục địa mới là mối đe dọa chính của Mỹ, do đó lớp phòng không tầm ngắn tương tự Vòm Sắt của Israel bị cho là không phù hợp nếu được phát triển tại Mỹ.Cũng trong ngày 27.1, ông Trump đã ký các sắc lệnh thay đổi quy định và cơ chế trong quân đội Mỹ, trong đó có lệnh cấm người chuyển giới tham gia lực lượng vũ trang.
Premier League: Ai đang… hưởng lợi nhờ Covid-19?
Tháng 12.2024, tại Đồi Bù, H.Chương Mỹ, TP.Hà Nội, chị Mai đã cùng con chó tên Chopper thực hiện màn bay dù. Chopper thuộc giống chó Shiba (Nhật Bản).Theo chị Mai, Chopper sở hữu tinh thần dũng cảm, sự nhanh nhẹn và bản tính mạnh mẽ. Những đặc điểm này khiến Chopper trở thành người bạn đồng hành lý tưởng trong mỗi chuyến đi của chị Mai. Khi quyết định thực hiện màn bay dù này, chị Mai không chỉ muốn thử thách bản thân mà còn mong muốn Chopper được trải nghiệm cảm giác bay cùng chủ, nhìn ngắm cảnh quan từ trên cao."Chopper đã đồng hành với mình trong rất nhiều thử thách, từ leo núi đến khám phá những miền đất mới. Với mình Chopper là một người bạn không thể thiếu trong những cuộc hành trình khám phá vùng đất mới. Màn bay dù này chỉ là một trong những trải nghiệm đặc biệt mà mình muốn cùng Chopper trải nghiệm”, chị Mai nói.Mặc dù đây là lần đầu tiên Chopper tham gia hoạt động này, nhưng theo chị Mai, con chó này đã tỏ ra cực kỳ tự tin và bình tĩnh. Điều này không có gì ngạc nhiên vì Chopper vốn dĩ là một chú chó ưa mạo hiểm, với quá trình luyện tập thể lực và các bài huấn luyện nghiêm túc của chị Mai."Trước khi thực hiện chuyến bay, mình đã chuẩn bị cho Chopper một chiếc đai bảo vệ an toàn. Mặc dù người hướng dẫn khuyến cáo rằng thú cưng có thể sẽ lo lắng khi bay, nhưng mình hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của Chopper. Vì Chopper đã vượt qua nhiều thử thách khó khăn trước đó, chẳng hạn như chinh phục các đỉnh núi cao”, chị Mai nói.Chopper không chỉ là một chú chó bình thường mà còn là một người bạn đặc biệt của chị Hà Mai. Được nhận nuôi vào tháng 5.2022, Chopper là con chó nhỏ và có phần yếu nhất trong đàn. Tuy nhiên, nhờ sự chăm sóc, huấn luyện của chị Mai, con chó này đã trở thành người bạn đồng hành tuyệt vời trong mọi chuyến đi, đặc biệt là chinh phục những ngọn núi cao.Đến thời điểm hiện tại, Chopper đã cùng chị Mai chinh phục 10 ngọn núi cao ở phía bắc như: đỉnh Sa Mu U Bò và Tà Xùa (Sơn La), đỉnh Nhìu Cồ San (tỉnh Lào Cai)... Một trong những câu chuyện đáng nhớ nhất giữa chị Mai và Chopper là leo Putaleng (tỉnh Lai Châu), vào một buổi sáng mùa đông, khi băng qua rừng tre, trúc, để chinh phục đỉnh núi vào tháng 3.2024."Chúng mình xuất phát từ 4 giờ sáng, khi trời vẫn tối như mực, với mục tiêu lên đỉnh núi để kịp ngắm bình minh. Sự hiện diện của Chopper khiến mình cảm thấy an tâm và dũng cảm hơn rất nhiều. Đó là một chuyến đi tuyệt vời, với ánh trăng lãng mạn và khoảnh khắc chạy đua với mặt trời”, Chị Mai nhớ lại.Việc leo núi đã trở thành một phần không thể thiếu trong các chuyến đi của chị Mai và Chopper. Chú chó này được chị Mai huấn luyện để duy trì thể lực tốt và luôn sẵn sàng cho mọi thử thách, từ việc chạy bộ mỗi sáng. Tối đến học các hiệu lệnh giúp nghe lời chị Mai."Chopper rất thích leo núi và là người bạn đồng hành tuyệt vời. Mình không nuôi Chopper theo kiểu chiều chuộng mà tập trung vào việc huấn luyện kỷ cương và sự thích nghi. Vì thế, Chopper rất độc lập, dũng cảm và thích khám phá”, chị Mai chia sẻ.