Vedan Việt Nam lần thứ 3 được vinh danh tại Giải thưởng Rồng Vàng 2024
Đến 18 giờ ngày 1.3, lực lượng CSGT tại TP.Phú Quốc đã hoàn tất khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại địa bàn xã Dương Tơ khiến tài xế xe tải tử vong, đồng thời đưa hai phương tiện về trụ sở để tiếp tục điều tra làm rõ. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 15 giờ 30 cùng ngày, xe tải BS 68H - 6880 (chưa rõ danh tính tài xế) lưu thông trên tuyến đường DT46, hướng từ P.An Thới đi xã Hàm Ninh. Khi đến đoạn qua tổ 1, ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, xe tải BS 68H - 6880 bất ngờ tông vào xe tải BS 68H - 011.96 đang đậu phía trước để bốc dỡ hàng hóa. Cú tông mạnh làm cả hai xe trượt tới phía trước khoảng 10 m. Hậu quả, tài xế xe tải BS 68H - 6880 tử vong tại chỗ, phần đầu xe này bị bể nát, bẹp dúm, hư hỏng nặng. Còn xe tải BS 68H - 011.96 bị móp méo khá nhiều ở phần đuôi. Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng CSGT tại TP.Phú Quốc đã đến khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến một tài xế tử vong.'Vương quốc độc lạ' tự xưng giữa nước Mỹ
Đèn pha LED có bóng gương cầu projector cao cấp
Uống rượu 'đụng gì ngâm nấy', coi chừng rước họa vào thân
Thạc sĩ Tín chia sẻ thêm: "Quan niệm của người xưa có câu: "Nữ thập tam, nam thập lục" (tức nữ 13 tuổi, nam 16 tuổi). Đây là độ tuổi mà nam và nữ bắt đầu biết e thẹn, biết yêu, có thể lập gia thất và sinh hài tử. Tuy nhiên, để có cơ sở khoa học hơn, đối với nữ, nếu tính từ lúc bắt đầu dậy thì (13 tuổi) thì phải khoảng 2 năm sau mới gả chồng và có thể sinh nở. Đó là thời gian phù hợp nhất, bởi lúc này các cơ quan trên dưới, những tuyến nội tiết mới đủ "chín" và nảy nở. Tương tự, đối với nam giới thì thường phát triển chậm hơn, đến năm khoảng 16 tuổi. Và khoảng 1 năm sau thì sự phát triển đó mới đủ "chín", có thể cưới được vợ. Với cách tính này, "gái hơn 2" tức khoảng 15 tuổi, "trai hơn 1" tức 17 tuổi là có thể cho gặp, yêu nhau. Hay tìm hiểu thảo luận về nhau, thậm chí có thể bước vào tuổi lập gia thất".
Ông Thái quê ở TP.Rạch Giá, Kiên Giang. Trong những chuyến đi công tác tại Phú Quốc, ông cảm thấy yêu thích xứ đảo này rồi quyết định gắn bó và lập nghiệp từ khoảng năm 2014. Mong muốn góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch của đảo ngọc, năm 2016 ông bắt tay nghiên cứu làm các sản phẩm từ chất liệu lá sen, thay thế thủy tinh. Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, ông gặp nhiều khó khăn để tìm ra công thức chuẩn nhất "biến" lá sen thành chất liệu có độ bền cao mà vẫn giữ được trọn vẹn hình hài của lá và gân. Ông cho biết, lá sen có kết cấu khác hẳn lá bồ đề hay lá bàng. Do đó, để xử lý giữ được màng lá, gân lá sen liền lạc với nhau phải mất rất nhiều thời gian."Để xử lý lá sen đạt độ bền thay thế nền giấy vẽ tranh, vải làm túi, ví, đèn… tốn rất nhiều chi phí và cũng rất kỳ công. Tỷ lệ hao hụt rất nhiều, 100 lá mà lấy được 7 - 8 lá là mừng. Lá sen cũng phải đến Đồng Tháp tuyển lựa, mua về đảo", ông Thái chia sẻ.Hiện tại, cơ sở ông Thái làm ra 4 sản phẩm chính từ lá sen, gồm: đèn, tranh, ví và thư pháp trên sen. Điều ông tâm đắc nhất là chế tác thành công chất liệu vẽ tranh và vẽ được rất nhiều loại đạt đến độ tinh tế và thẩm mỹ cao như: tranh Phật, hoa, phong cảnh... Đạt được thành công, ông Thái vẫn không ngừng nghiên cứu xử lý lá sen sao cho ngày càng đạt độ bền cao nhất để làm thành các sản phẩm tranh, đồ thủ công mỹ nghệ, đồ thời trang đẹp mắt. Bức tranh có kích thước "khủng" nhất trước giờ ông làm ra là tranh Phật Bà Quan Âm, chiều dài 2,4 m, chiều ngang 1,2 m. Ông cùng đội ngũ thợ làm liên tục suốt 1 tháng, giá bán lên đến 50 triệu đồng.Trong các sản phẩm làm bằng lá sen, ví là sản phẩm nổi trội và độc đáo nhất vì ông xử lý lá sen đạt độ bền gần giống như vải và vẽ nhiều hoa văn lên. Đối với sản phẩm đèn bằng lá sen, ông sử dụng lá sen ốp vào vô cùng công phu, đẹp mắt. Tùy kích cỡ, các sản phẩm làm từ lá sen có giá từ vài trăm ngàn đồng đến hàng trăm triệu đồng. Ông Thái cho biết, ông đang trồng sen ở TP.Rạch Giá theo kỹ thuật riêng và dự kiến thời gian tới sẽ trồng thêm trên đảo Phú Quốc, để vừa chủ động được nguồn lá sen chất lượng và tạo thêm điểm đến cho du khách.
Cầu thủ bóng rổ cao nhất Việt Nam là nội binh xuất sắc nhất VBA 2023
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.