Bộ đôi Mazda2 và Mazda CX-3 thu hút khách hàng
Dan Gordon, giáo sư về sinh lý học tim mạch tại Đại học Anglia Ruskin (Anh), nói với tờ Daily Mail rằng tập luyện cường độ cao đã bộc lộ nhược điểm khi nó tỏ ra khá khó khăn để khởi đầu, tỷ lệ bỏ cuộc cao. Thay vì vậy, các bài tập chậm hơn, ít gắng sức hơn đang được ưa chuộng và cũng có những lợi ích nhất định.Theo đó, chạy bộ chậm hơn và thường xuyên có thể giúp tim khỏe hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và hỗ trợ hệ thống miễn dịch cũng như thể lực tổng thể tốt hơn nhiều so với chạy hết tốc lực. Điều này cũng diễn ra tương tự ở các bài tập đạp xe, chèo thuyền, bơi lội.Trao đổi với Daily Mail, giáo sư Dan Gordon dẫn thêm một nghiên cứu của Đan Mạch được công bố vào năm 2015, cho thấy những người chạy bộ chậm và vừa phải có tỷ lệ tử vong thấp nhất vì mọi nguyên nhân, trong khi những người chạy bộ gắng sức có tỷ lệ tử vong tương tự như nhóm ít vận động.Chạy chậm lại cũng cải thiện sức bền, do bạn có thể chạy trong thời gian dài hơn, điều này làm tăng sản xuất tế bào hồng cầu, nghĩa là máu có thể mang nhiều oxy hơn. Ngoài ra, việc chạy vừa phải còn giúp phát triển cơ tim và tăng kích thước các buồng tim để có thể chứa nhiều máu hơn trong mỗi lần bơm.Theo tiến sĩ Lindsy Kass, một nhà sinh lý học về thể dục tại Đại học Hertfordshire (Anh), khi vận động ở mức vừa phải khoảng 60-70% nhịp tim tối đa sẽ khiến cơ thể sử dụng chất béo dự trữ làm nhiên liệu, thay vì carbohydrate như khi luyện tập cường độ cao hơn.Tiến sĩ Lindsy Kass cũng chia sẻ quan điểm về việc hầu hết các vận động viên ưu tú dành tới 80% thời gian để luyện tập vừa phải. Điều này được lý giải là giúp giảm căng thẳng cho cơ thể, tránh bị nhiễm trùng hoặc chấn thương."Khi bắt đầu tập thể dục cường độ cao, chúng ta cần nhiều thời gian hơn để phục hồi (khoảng 48 đến 72 giờ sau đó), và trong thời gian phục hồi đó, bạn bị ức chế miễn dịch", giáo sư Dan Gordon cho hay.Như vậy, nếu chúng ta tập thể dục cường độ vừa phải thì chúng ta sẽ phát triển phản ứng miễn dịch tốt hơn và giảm khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng khuyên rằng "vấn đề không phải ở tốc độ mà là mức độ nỗ lực mà bạn cảm thấy". Chúng ta cũng không nên vận động quá chậm, vì dễ ảnh hưởng đến hiệu quả đạt được.Vụ 'bác sĩ Trần Khoa': Vì sao tin giả được lan truyền nhanh chóng trên mạng ?
Mỗi cuốn sách mỗi "bệnh" khác nhau, nhưng thường đều phải trải qua các công đoạn gồm tháo rời từng tờ để phơi, sấy, ép dán rồi khâu từng tép cẩn thận. Tất cả những công đoạn đó đều phải được làm thủ công và mất nhiều thời gian. Cuốn ít hư hại thì tháo, khâu mất hết một ngày, còn cuốn rách tươm, khó nhằn thì phải thêm công đoạn tìm giấy dó xưa để thay, phục dựng lại nội dung… mất vài tháng đến cả năm mới anh mới có thể hoàn thành.
Những bức ảnh chưa từng công bố của 'đệ nhất nhan sắc Kpop'
Trong những năm gần đây, sự phát triển vượt bậc của công nghệ không chỉ định hình lại các ngành công nghiệp và cấu trúc xã hội mà còn thay đổi chính bản chất tồn tại của con người. Tốc độ đổi mới công nghệ không có dấu hiệu chậm lại và năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm có nhiều đột phá hơn nữa. Việc tiếp cận và thích ứng nhanh với những xu hướng công nghệ này sẽ giúp các tập thể và cá nhân định vị phát triển và tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tương lai. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu 4 xu hướng công nghệ sẵn sàng định hình lại thế giới và tác động đến cuộc sống của chúng ta theo những cách khác nhau vào năm 2025.Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hiện phát triển với tốc độ chóng mặt. Khi AI tạo sinh đang dần trở nên quen thuộc, một khái niệm mới xuất hiện là Agentic AI (tác nhân AI). Công nghệ tiên tiến này không chỉ là một thuật ngữ mới trong ngành mà còn là một bước đột phá, hứa hẹn sẽ thay đổi cách AI được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực trong đời sống, theo trang web Advanced Television. Vào năm 2025, AI sẽ không chỉ là một công cụ mà nó còn sẽ là một cộng tác viên. Nhiều công cụ hỗ trợ AI đang được sử dụng hiện nay dựa trên các quy tắc hoặc tập dữ liệu tĩnh. Tác nhân AI có thể liên tục học hỏi từ các dữ liệu đầu vào của người dùng và tích hợp thông tin theo ngữ cảnh. Sau đó, tác nhân AI có thể tự đưa ra quyết định mà ít, thậm chí là không cần sự giám sát hay can thiệp của con người.Bên cạnh đó, các tác nhân AI có khả năng cách mạng hóa cách các doanh nghiệp xử lý các hoạt động hằng ngày. Chúng có thể tự động quản lý chuỗi cung ứng, tối ưu hóa lượng hàng tồn kho, dự báo nhu cầu và giải quyết các kế hoạch hậu cần phức tạp. Bằng cách xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ và đưa ra quyết định theo thời gian thực, chúng có thể cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động và giảm chi phí cho doanh nghiệp.Tiến sĩ Thomas King, Giám đốc công nghệ của công ty điều hành trung tâm kết nối mạng Internet De-Cix (Đức) nhận định: "Việc tạo ra giá trị thông minh đòi hỏi các công nghệ thông minh tương đương. AI không chỉ hỗ trợ quản lý mạng thông minh hơn mà còn hỗ trợ xuất sắc các hoạt động trong mọi lĩnh vực của ngành viễn thông. Từ tối ưu hóa mạng đến hiệu quả năng lượng, phát hiện gian lận và dịch vụ khách hàng, các giải pháp thông minh có thể cải thiện mọi quy trình kinh doanh".Mặc dù triển vọng của tác nhân AI rất lớn, nhưng chúng cũng có những thách thức tiềm ẩn. Những cân nhắc về mặt đạo đức, quyền riêng tư, bảo mật dữ liệu, sự thiên vị và đảm bảo các hệ thống này đưa ra quyết định phù hợp với các giá trị của con người. Do đó, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các tác nhân AI không gây hại hoặc thao túng một số nhóm hoặc thị trường nhất định.Ngoài ra, một vấn đề khác không thể bỏ qua là tác động tiềm tàng của tác nhân AI đối với thị trường việc làm. Mặc dù công nghệ này hứa hẹn tạo ra những cơ hội mới và nâng cao năng suất, nhưng nó cũng có thể thay thế một số công việc nhất định, đòi hỏi lực lượng lao động phải thay đổi kỹ năng và nâng cao trình độ để không bị đào thải.Cuộc đua thống trị internet vệ tinh toàn cầu đang nóng bỏng hơn bao giờ hết. Internet vệ tinh đã thay đổi cục diện cuộc chơi đối với khả năng kết nối và tính khả dụng của mạng ngày nay. Các vệ tinh ở quỹ đạo trái đất thấp (LEO) sẽ sớm cung cấp cho con người khả năng kết nối ở khắp mọi nơi mà không cần điện thoại thông minh hay cơ sở hạ tầng internet sẵn có. Giám đốc điều hành De-Cix Ivo Ivanov cho hay: "Công nghệ truyền dẫn vệ tinh mang đến hy vọng mới từ không gian cho hàng tỉ người hiện đang chịu nhiều bất lợi do khả năng tiếp cận internet hạn chế hoặc không có. Đó là lý do tại sao năm 2025 sẽ chứng kiến cuộc đua internet không gian nóng lên". Với sự khởi đầu sớm, Mỹ hiện dẫn đầu đáng kể về số lượng vệ tinh trên quỹ đạo. Theo Reuters, Starlink của tập đoàn SpaceX (Mỹ) là mạng lưới Internet vệ tinh băng thông rộng giá trị và lớn nhất thế giới hiện nay, có vùng phủ sóng mạnh nhờ vào 5.200 vệ tinh đang hoạt động trong số hơn 6.000 vệ tinh được phóng lên LEO. Không kém cạnh, Trung Quốc đang hướng tới quy mô khoảng 50.000 vệ tinh trên 4 dự án internet LEO của mình, gồm dự án Thiên Phàm với 14.000 vệ tinh, chùm 12.992 vệ tinh của China Satellite Network, chùm 10.000 vệ tinh của Lanjian Aerospace và chùm 13.000 vệ tinh của Quốc Võng. Ngoài 2 cường quốc trên, Ấn Độ, Nga và các quốc gia châu Âu khác cũng đang nỗ lực gia nhập đường đua internet vệ tinh. Theo Hoàn Cầu thời báo dẫn lời ông Zhang Rui, thành viên Hiệp hội nghiên cứu thị trường Trung Quốc đánh giá: "Tương lai của internet vệ tinh có thể sẽ chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa Mỹ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Nga. Đây là những nền kinh tế lớn duy nhất có năng lực tích hợp trong sản xuất vệ tinh, phóng, thiết bị mặt đất và dịch vụ vận hành".Theo trang web Medium, ngành công nghiệp xe tự lái đang trên đà tăng trưởng bùng nổ, với dự đoán thị trường sẽ vượt quá 400 tỉ USD vào năm 2035. Các công ty như Tesla (Mỹ), Honda (Nhật Bản), Mercedes-Benz (Đức), Baidu và Didi Chuxing (Trung Quốc)... đang nỗ lực không ngừng để phát triển loại xe tự lái. Do đó, năm 2025 có thể sẽ chứng kiến sự tăng tốc đáng kể trong cuộc đua này.Một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự tăng trưởng này là những tiến bộ do AI thúc đẩy trong học máy và thị giác máy tính, cho phép xe di chuyển trong các môi trường phức tạp với ít hoặc không có sự can thiệp của con người. Nếu phổ biến, xe tự lái có thể góp phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề an toàn đường bộ, giảm tắc nghẽn giao thông và giảm lượng khí thải ra môi trường. Những đổi mới này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy công nghệ tự động, định hình trải nghiệm lái xe trong tương lai cũng như mở ra kỷ nguyên mới về khả năng di chuyển thông minh hơn và kết nối hơn. Tỉ phú Elon Musk, CEO của hãng xe điện Tesla (Mỹ) từng chia sẻ chúng ta chỉ còn cách công nghệ tự động hoàn toàn chỉ vài năm nữa. "Bạn có thể ngủ thiếp đi và thức dậy ở đích đến", theo The New York Times dẫn lời ông Musk hồi tháng 10.2024. Mặc dù xe tự lái đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc, nhưng để phổ biến trên đường phố, cần vượt qua các thách thức về kỹ thuật, pháp lý, xã hội và kinh tế. Ngoài ra, việc xây dựng niềm tin từ người dùng và đảm bảo an toàn trong mọi tình huống cũng là yếu tố quyết định sự thành công của công nghệ này. 4. Robot hình người phổ biến trong các nhà máy và hộ gia đìnhTheo Advanced Television, robot hình người đã có những bước tiến vượt bậc. Quy mô thị trường toàn cầu cho robot hình người được dự báo sẽ đạt gần 10 tỉ USD vào năm 2030. Chúng dự kiến sẽ phổ biến tại các hộ gia đình và nơi làm việc vào năm 2025.So với robot công nghiệp có thể chỉ làm một nhiệm vụ, thì các robot mang hình dáng con người có thể di chuyển, làm việc bên cạnh con người với các thao tác cơ bản như mang vác, lắp ráp, chọn lựa đồ vật để di chuyển... Thường tích hợp công nghệ AI, robot dễ lập trình, điều chỉnh để thực hiện nhiều loại tác vụ, thích hợp cho môi trường doanh nghiệp cũng như sử dụng trong gia đình.Tiến sĩ Thomas King cho biết: "Cùng với khả năng học hỏi từ con người, khả năng tải xuống các kỹ năng mới từ đám mây hoặc chia sẻ chúng giữa các robot khác nhau sẽ làm tăng đáng kể tính linh hoạt và khả năng sử dụng của robot".Trong năm 2024, nhiều nhà sản xuất đang thử nghiệm và cạnh tranh khốc liệt để sớm có sản phẩm thương mại hóa. Dự kiến robot hình người sẽ được sản xuất hàng loạt tại Trung Quốc vào năm 2025, Mỹ và châu Âu vào năm 2026 , theo Advanced Television.
Ngày 4.3.2025, trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TP.Nam Định (tỉnh Nam Định), cho biết đơn vị đã ban hành văn bản yêu cầu các bên liên quan xác minh sự việc người dân tố bị Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên (TP.Nam Định) ép mua hũ tro cốt với giá cao.Văn bản nêu rõ, hiện nay, trên mạng xã hội đang lan truyền clip phản ảnh việc Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên không cho gia đình thân nhân người chết mang quách hoặc hũ tro cốt từ bên ngoài vào trong công ty để đựng tro cốt sau khi thiêu, mà công ty bắt ép phải mua quách hoặc hũ tro cốt của đơn vị bày bán với giá cao.Cùng với chi phí phát sinh thêm 3,5 triệu đồng nếu muốn lấy cốt đẹp. Hợp đồng dịch vụ thiêu ban đầu 4,5 triệu đồng, thế nhưng khi đến nơi vào làm hợp đồng thì bên tư vấn viên chỉ tư vấn mức giá 8 triệu đồng và 10 triệu đồng (tức là bỏ qua gói 4,5 triệu đồng và chỉ chắc chắn nói có 2 mức gói 8 và 10 triệu đồng).Trước đó, ngày 3.3, tài khoản T.C đã đăng tải hình ảnh, clip về nhân viên Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên "ép" người dân mua quách giá cao khiến dư luận phẫn nộ. Trong đoạn clip, những người mặc đồ tang tỏ rõ sự bức xúc khi bị nhân viên cơ sở hỏa táng yêu cầu mua quách và hũ tro cốt với giá lên đến 9 - 10 triệu đồng.
Urban Green: ‘Resort home’ thứ hai của CĐT Đảo Kim Cương sắp hoàn thiện
TikTok đang đối mặt nguy cơ dừng hoạt động tại Mỹ và đang tiếp tục vận hành nhờ vào sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump hoãn lại việc đóng cửa ứng dụng trong vòng 90 ngày.Sau đó, chủ nhân Nhà Trắng để ngỏ khả năng tỉ phú Elon Musk mua lại TikTok. Ông Musk hiện là chủ sở hữu mạng xã hội X (tên cũ Twitter).Tuy nhiên, trong một bình luận mới được chia sẻ, tỉ phú Musk lại nói rằng ông không muốn mua Tiktok."Bản thân tôi không sử dụng TikTok, nên bạn biết đấy tôi không quen thuộc với nó", AFP hôm nay 9.2 dẫn lời ông Musk, thêm rằng ông không có ý định mua lại TikTok.Theo vị tỉ phú, ông không có kế hoạch gì muốn làm nếu sở hữu TikTok. "Tôi thường xây dựng các công ty từ ban đầu", theo ông Musk, nói rằng hiếm khi ông mua lại một công ty.Năm 2022, ông Musk đã chi 44 tỉ USD để mua Twitter, sau đó đổi tên thành X và áp dụng việc thu phí đối với người dùng.Tổng thống Trump hôm 3.2 ký sắc lệnh hành pháp thành lập quỹ đầu tư quốc gia đầu tiên của Mỹ, mở màn cơ chế hứa hẹn có thể mua lại TikTok từ Trung Quốc.Kể từ khi TikTok bị ngừng hoạt động hôm 19.1 trước khi được nối lại nhờ vào sắc lệnh hành pháp của ông Trump vào ngày đầu tiên quay lại Nhà Trắng hôm 20.1, Apple và Google vẫn chưa đưa TikTok quay lại cửa hàng ứng dụng trực tuyến. Hôm 7.2, TikTok cung cấp biện pháp cho phép người dùng Mỹ tải được ứng dụng, thông qua các định dạng tệp trên website để phân phối và cài đặt ứng dụng di động.Tổng thống Trump cũng cho biết đang bàn chuyện mua lại TikTok với nhiều người và trong tháng này có thể đưa ra quyết định cho tương lai của ứng dụng.Công ty mẹ TikTok là ByteDance, trụ sở tại Trung Quốc, luôn bảo lưu quan điểm không bán lại TikTok cho phía Mỹ.