Tàu liên vận quốc tế tại ga Cao Xá chạy chuyến đầu tiên vào ngày 2.5
Mỗi năm, hệ thống y tế thủ đô đã khám chữa bệnh cho gần 10 triệu lượt, phẫu thuật cho gần 300.000 bệnh nhân, cứu sống nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo. 3 BV gồm Tim Hà Nội, Phụ sản Hà Nội và Ung bướu Hà Nội được Bộ Y tế công nhận là tuyến cuối. BV Tim Hà Nội đã trở thành trung tâm chuyên khoa lớn, thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu đặc biệt khó trong chuyên ngành tim mạch, phẫu thuật nội soi sửa dị tật tim bẩm sinh. BV Phụ sản Hà Nội là một trong 4 BV sản phụ khoa hàng đầu VN tiên phong ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt y học bào thai và sàng lọc trước sinh. BV Ung bướu Hà Nội tiên phong ứng dụng những kỹ thuật cao, chuyên sâu, đứng thứ 2 toàn quốc về thử nghiệm lâm sàng đa quốc gia trong điều trị ung thư, nhờ đó người bệnh có cơ hội tiếp cận sớm những kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới.Tại BV đa khoa Xanh Pôn, Trung tâm kỹ thuật cao và tiêu hóa Hà Nội, ứng dụng phẫu thuật nội soi một lỗ mổ nang ống mật chủ đã đưa BV vươn tầm thế giới.Các trung tâm y tế của Hà Nội, với 54 phòng khám đa khoa, 518 trạm y tế xã phường, đã thực hiện sàng lọc, khám, phát hiện, quản lý điều trị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường. Năm 2024 đã thực hiện gần 3 triệu lượt khám tại y tế cơ sở, phát hiện mới 12.726 người tăng huyết áp, trên 370.000 người bệnh được quản lý, điều trị (96,6%). Hơn 29.100 người tiền đái tháo đường được quản lý can thiệp dự phòng; 118.007 người được quản lý, điều trị đái tháo đường; 25.248 người có nguy cơ tim mạch được tư vấn điều trị dự phòng. Mô hình bác sĩ gia đình tại y tế cơ sở hằng năm khám bệnh cho gần 500.000 lượt.
Lựa chọn - Truyện ngắn của Vũ Thị Huế (Bắc Ninh)
Dưới thời tiết nắng nóng gần 40 độ C, các giảng viên đến từ Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước, thuộc ĐH Kinh tế TP.HCM (UEH), Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), Trường ĐH Tài chính – Marketing, Trường ĐH Nha Trang và Trường ĐH Thái Bình Dương đã nhiệt tình giải đáp những thắc mắc, đồng thời định hướng nghề nghiệp để các em học sinh có thể lựa chọn được ngành học phù hợp. Trong đó, các em học sinh đã đặt rất nhiều câu hỏi liên quan đến các ngành học công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo…Ngoài ra, học sinh tham gia chương trình cũng được tặng Cẩm nang tuyển sinh 2025 do Báo Thanh Niên thực hiện.Đây là tài liệu cần thiết cho học sinh lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp, tuyển sinh vào ĐH và lựa chọn nghề nghiệp tương lai.Chiều 16.3, Chương trình Tư vấn mùa thi sẽ tiếp tục diễn ra tại Nhà thi đấu đa năng TX.Sông Cầu, P.Xuân Phú, TX.Sông Cầu, Phú Yên.
Để vóc dáng 'nuột nà' hơn, nàng hãy sắm ngay những món đồ này
Sau khi về Việt Nam, Ốc Thanh Vân xác nhận góp mặt trong Căn phòng câm lặng tại sân khấu kịch Hồng Vân. Vở diễn còn có sự tham gia của dàn nghệ sĩ như NSND Hồng Vân, nghệ sĩ Hoàng Sơn, nghệ sĩ Đinh Mạnh Phúc cùng dàn diễn viên trẻ. Trong tác phẩm, Ốc Thanh Vân vào vai Ngọc, mắc căn bệnh mất trí nhớ tạm thời, chỉ có thể lưu giữ ký ức trong một ngày. Điều kỳ lạ là Ngọc luôn bị ám ảnh về một vụ tai nạn thảm khốc với hình ảnh cô gái không mắt mũi lượn lờ trong căn biệt thự. Đến khi Quý (Khôi Nguyên thủ vai) xuất hiện, những bí mật kinh hoàng được giấu kín bấy lâu dần hé lộ. Căn phòng câm lặng đánh dấu cột mốc quay lại với sân khấu kịch dịp tết của Ốc Thanh Vân, cũng là dịp nữ nghệ sĩ hội ngộ với đàn chị Hồng Vân. Từ khi trở về Việt Nam, diễn viên 8X đã tất bật tập luyện để chuẩn bị cho màn tái xuất này. Cô chia sẻ: “Sân khấu kịch Hồng Vân là mái nhà thứ hai, nơi tôi gắn bó thời gian dài, tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp. Dù đi đâu thì tôi luôn hướng về, vì đó là cái nghiệp của mình khi đã quá yêu sân khấu”. Ốc Thanh Vân hài hước nói “về đến quê nhà tôi như sống lại” dù trước đó “đuối sức toàn tập”. Tại Việt Nam, nữ diễn viên nhận được sự hỗ trợ của mọi người nên có thể yên tâm tập trung cho công việc ở sân khấu. “Tôi đã luyện tập cho não bộ của mình có khả năng thích nghi và làm việc tách biệt. Khi ở trên sân khấu kịch, tôi chỉ biết việc mình đang làm là nhân vật và vở diễn thôi. Rời khỏi đó, tôi mới làm việc khác. Cái đầu tôi những ngày vừa qua chia làm 3, 4 ngăn. Nhưng ngăn lớn nhất, chính là sân khấu. May mắn là tôi có trí nhớ tốt, nên thuộc thoại nhanh, tập kịch tôi dùng "trí nhớ dài hạn", bởi một vở diễn cần thời gian để diễn viên cảm nhận, thêm thời gian hoàn thiện sau khi công diễn, còn các việc khác tôi dùng "trí nhớ tạm thời", xong việc là xả ra cho nhẹ đầu”, nữ diễn viên bộc bạch. Vừa mới về Việt Nam, Ốc Thanh Vân không tránh khỏi tình trạng “jetlag”. Cô chia sẻ: “Lệch 4 tiếng giữa Melbourne và Việt Nam không phải là vấn đề, thậm chí là lệch nhiều hơn vẫn lướt qua được, nhưng đó là đi du lịch. Vì mình có thể ngủ trên xe, đến nơi hăm hở đi khám phá nên không thấy quá khác biệt. Nhưng khi sống một thời gian, cơ thể đã quen nhịp đó. Mấy ngày đầu, tôi tập kịch cùng mọi người đến 22 giờ là ngáp, nước mắt chảy ròng”. Khi được hỏi về lý do gắn bó với sân khấu dù cát sê không quá cao, Ốc Thanh Vân nói nhờ nơi này, cô được khán giả yêu mến, có thêm nhiều cơ hội hoạt động ở lĩnh vực khác như phim ảnh, lồng tiếng, MC hay kể cả công việc kinh doanh và dạy yoga. Người đẹp nêu quan điểm: “Tiền có thể kiếm bằng nhiều cách, nhưng cái ơn, cái gốc thì cả đời phải nhớ”.Về câu chuyện cát sê, Ốc Thanh Vân nói cô thường hay quên phong bì cát sê khi diễn ở sân khấu. Thỉnh thoảng khi mở túi ra, nữ diễn viên mới “phát hiện” tiền lương của mình vẫn chưa được dùng. “Thật sự tôi không đến sân khấu vì cát sê bởi nếu chỉ diễn kịch sẽ không đủ chi phí cho gia đình lớn. Ngày xưa, khi sân khấu kịch ở thời hoàng kim, có thời điểm Người vợ ma diễn kịch đủ 7 ngày trong tuần, cuối tuần mỗi ngày 2 - 3 suất, chưa kể đi lưu diễn tỉnh. Cát sê cũng đủ để tích lũy. Còn mùa tết này, ăn ngủ ở sân khấu, tôi cũng đủ tiền lì xì cho cả nhà, vừa về là có việc để làm đã cảm thấy vui”, Ốc Thanh Vân bộc bạch.
phía sau con trâu phía trước con bò
Sau 5 lần chỉnh sửa mới được ra rạp, độ kinh dị của ‘The First Omen’ ra sao?
Đó là chưa kể đến hơn 4.600 rebounds và 4.600 hỗ trợ, gần 750 cú steals và 400 pha blocks, những con số có thể gần như là “vô tiền khoáng hậu". Hơn thế, Lebron James còn 9 lần tham dự All-Star, 9 bình chọn NBA, MVP mùa giải, 5 lần tham dự NBA Finals, 2 chức vô địch NBA, 2 danh hiệu MVP Finals...

Juliette Binoche: Từ những vai diễn tầm cỡ đến dự án trớ trêu
Tiền có mua được kỹ năng lái xe trên cát?
Tương tự nhiều làng cổ khác của vùng chiêm trũng Bắc bộ, làng Nôm thuộc Đại Đồng, Hưng Yên vẫn còn đó những nét đẹp cổ kính, trầm mặc, từ đình làng, ao làng, đường làng, cùng 19 nhà thờ họ biểu trưng cho con dân làng Nôm. Ở đời thường, nhắc đến Nôm là gợi ngay về nghề đặc thù của làng, ấy là buôn đồng nát. Cái nghề ấy "lẻn" cả vào thơ vè, định danh cụ thể về làng rằng: "Đồng nát thì về cầu Nôm".Ngược dòng lịch sử, tìm hiểu chuyện hình thành làng Nôm thông qua cụm di tích đình làng còn lưu lại mới biết thành hoàng làng Nôm chính là thánh Tam Giang - vị anh hùng dân tộc vẻ vang chống ngoại xâm chẳng liên quan gì đến nghề đồng nát. Ở vùng chiêm trũng Bắc bộ, thánh Tam Giang có hai hóa thân là thiên thần và nhân thần. Ở góc độ thiên thần, đây là vị thần chuyên bảo hộ vùng sông nước. Còn ở nhân thần, thánh Tam Giang là vị tướng oai dũng chống giặc ngoại xâm, sau khi hy sinh vì nước, ông được người dân tôn thờ. Thống kê có đến gần 400 đình, đền, nghè ở các làng cổ phía bắc thờ thánh Tam Giang.Trong cụm di tích đình Tam Giang ở làng Nôm, ngoài kiến trúc cổ kính của đình làng, mái ngói, cầu đá… còn nổi bật một cây đa cổ thụ. Các cụ cao niên kể rằng đấy là nơi khi xưa thánh Tam Giang và quân sĩ buộc ngựa, chiêu binh phục vụ kháng chiến chống giặc. Việc chiêu mộ binh sĩ khắp nơi, mỗi người mang mỗi họ khác nhau, khi đất nước yên bình, nhiều người trong số đó ở lại, thành cư dân làng Nôm. Nguyên cớ có đến 19 dòng họ khác nhau ở đây là vì vậy.Cũng từ câu chuyện chiêu quân của đức thánh Tam Giang, bánh tày ra đời. Với chiều dài gần 40 cm, khẩu chỉ bằng 3 ngón tay chụm lại, cầm rất vừa tay, mỗi chiếc bánh đủ cho một người bình thường ăn no. Việc người làng Nôm phát minh ra bánh tày chính là để phục vụ nhu cầu lương binh cho quân sĩ, vừa đủ dưỡng chất vừa đáp ứng tính tiện dụng, dễ dàng vận chuyển, lưu trữ thời gian dài. Nhờ vậy, bánh tày là dạng lương thực để binh sĩ bồi bổ trong những chiến trận ác liệt hoặc những cuộc hành quân xa.Tên gọi bánh tày, khi tìm hiểu ra, cũng mang lại nhiều thuyết giải thú vị. Liệu chiếc bánh có liên quan gì đến dân tộc Tày hay không? Nếu nhìn lại danh sách các dòng họ đang hiện hữu ở làng Nôm và những họ phổ biến của người Tày như Đỗ, Lê, Tạ… có thể thấy có sự tương đồng. Biết đâu trong quá trình chiêu quân, các tráng sĩ người Tày cũng tham gia công cuộc vệ quốc, gia nhập binh đoàn thánh Tam Giang và mang thứ bánh lá đặc trưng của dân tộc mình vào đời sống quân ngũ?Một lý giải khác liên quan đến bánh tày bắt nguồn từ chiều dài chiếc bánh. Nếu đo trung bình độ dài một chiếc bánh tày sẽ tương đương chiều dài cẳng tay với điểm đầu là lòng bàn tay và điểm cuối là cùi chỏ. Trong phương ngữ vùng Bắc bộ, đặc biệt là cư dân Hà Tây, chữ "tay" khi phát âm sẽ được nhấn thêm dấu huyền để thành "tày". Trong quá trình tập hợp binh về làng Nôm, có thể trong số ấy có những người lính đến từ vùng Hà Tây, việc biến âm trong phương ngữ khiến chiếc bánh tay khi xướng âm biến thành bánh tày là vậy.Trở lại với thời bình, bánh tày làng Nôm chỉ được làm vào dịp tết hoặc những sự kiện thực sự trọng đại. Cấu tạo một chiếc bánh rất đơn giản chỉ với đậu xanh đánh (đậu xanh lột vỏ, luộc chín, xào đường theo tỷ lệ 1:1) và mỡ thăn lợn cắt thỏi dài. Hai thứ này dùng làm nhân, còn lớp vỏ bánh là gạo nếp bao quanh, áo là lá dong. Bánh tày, ngoại hình giản đơn chỉ có thế. Nhưng khi ăn, bánh tày thực sự gây ấn tượng bởi sự cân bằng hài hòa giữa các nguyên liệu, hương vị. Ngọt bùi của đậu, béo ngậy của mỡ, dẻo thơm của nếp…, tất cả hòa quyện theo từng miếng cắn rất vừa nhờ kích thước khác lạ với các dòng bánh lá hiện hữu.Là đặc sản làng Nôm, ai ăn cũng khen ngon nhưng để tìm người làm ra bánh tày hôm nay lại là chuyện nan giải khi cả làng chỉ còn lại cụ Tạ Đình Hùng hằng năm vẫn gói bánh tày mùa tết đến. Tham gia cùng cụ Hùng trong một chuyến gói bánh tày, được nghe giải thích và chứng kiến các công đoạn làm bánh, mới thấy đằng sau vẻ giản đơn của chiếc bánh con con là vô số công đoạn phức tạp. Đầu tiên là phân chia tỷ lệ nguyên liệu, để ra một mẻ 100 chiếc bánh cần 10 kg gạo nếp cái hoa vàng vụ mới, 10 kg đường trắng, 10 kg đậu xanh không vỏ, 10 kg mỡ thăn. Phần chuẩn bị nguyên liệu chỉ có khoản đậu xanh đánh là nhọc sức vì phải luộc cho đậu nhừ, đánh nhuyễn không còn thấy dáng hạt rồi trộn đường đảo đều. Cái vất vả là khi đậu quết cùng đường, đảo tay không đều và nhanh sẽ làm đường chảy gây cháy khét, mẻ nhân ấy coi như hỏng. Đậu đảo đến chín nhừ, vàng ươm là hoàn thiện.So sánh làm bánh tày và bánh chưng, cụ Tạ Đình Hùng bảo: "Làm bánh tày vất hơn bánh chưng nhiều, bánh chưng có khuôn, một bánh tôi làm chậm nhất chỉ 2 phút, gói được một bánh tày bằng gói 3 - 4 cái bánh chưng". Đem câu chuyện làm bánh tày hỏi các nhà bán bánh lá ở chợ Nôm, ai cũng lắc đầu: "Không làm đâu, nhọc công lắm chú ạ". Cái sự nhọc ấy, hóa ra chẳng phải khó ở khâu chuẩn bị nguyên liệu mà ở kỹ thuật gói. Chứng kiến cụ Hùng tay thoăn thoắt từng thao tác xếp lá dong, rải 100 gram nếp cho một cái bánh, đặt phần nhân bánh lên lớp nếp, đoạn lấy tay túm hai mép lá kéo lên cao, giật xóc nhẹ, cuộn lại thật nhanh và đều, rồi thắt dây là xong một cái bánh tày. Độ khó khi làm bánh chính là ở cú giật "kinh điển" ấy. Cụ Hùng biết gói bánh tày từ năm 10 tuổi, đến nay đã hơn 70 năm tuổi nghề và cú giật điệu nghệ ấy vừa đủ lực để lớp gạo mỏng te bám đều quanh lõi nhân. Tôi làm thử mấy chiếc bánh cùng cụ nhưng cứ đến công đoạn cuối cùng với thao tác giật là gạo bay đằng gạo, nhân rời đằng nhân, không thể nào căn đều cho được.Mỗi lần chuẩn bị cho một mẻ bánh 100 cái, mất 2 ngày trời, dù tuổi cao, sức yếu, nhưng cụ Tạ Đình Hùng vẫn cố gắng làm, bởi: "Lệ làng xưa mỗi khi bày cỗ tết hoặc cúng đình, phải có giò cây, bánh tày, chả hoa, đều là các thứ người làng tôi tự làm cả, có năm cầu kỳ hơn thì thêm món cá kho ủ trấu. Giờ các món ấy thất truyền hết, còn lại mỗi bánh tày. Gói bánh mệt người lắm nhưng con cháu ở xa chúng nó cứ bảo gói để lễ thánh và mang làm quà đặc sản làng Nôm. Mấy năm nay chúng nó đem bánh tày làm quà biếu tết, ai ăn cũng khen, chiều các cháu nên cố làm".Nhờ kích thước nhỏ, gói đều tay, cộng thêm 5 giờ luộc ngập sôi trong nước, bánh tày khi hoàn thiện ngon dẻo rền ngậy đến lạ kỳ, ăn no vẫn không ngán. Đem cắt lát miếng bánh do cụ Hùng làm, thấy rõ các lớp vỏ, nhân, mỡ phân bố đều tăm tắp, mắt nhìn đã thấy thèm. Ăn bánh của cụ Hùng thật ngon, nhưng cũng có chút bâng khuâng, bởi rằng món bánh tày trứ danh của làng Nôm đang thiếu người kế tục. Trong nhiều mâm cỗ dâng lễ thánh ngày xuân của người làng, bóng dáng bánh tày đang dần được thay bằng những cao lương mỹ vị hợp thời hơn. Lo rằng một ngày không xa, món bánh tày làng Nôm chỉ còn tồn tại trong hoài niệm và chuyện kể.
Tập đoàn bất động sản Evergrande của Trung Quốc báo lỗ lớn
Bên cạnh kết quả dạy học, thời gian qua, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng còn gây ấn tượng với thành tích bảo vệ môi trường. Điểm thú vị là hiện nay nhà trường không còn bố trí thùng rác công cộng, vì học sinh đang lan tỏa tốt tinh thần "nói không: với rác thải nhựa. Hình ảnh những cô cậu học trò Cần Thơ mang theo bình nước, hộp cơm thay ly nhựa, hộp xốp đã trở nên quen thuộc tại ngôi trường này. Buổi sáng, Đào Minh Ngọc (lớp 11A5) mang một chiếc balo đựng sách vở và một túi vải đựng nước uống, thức ăn chuẩn bị ở nhà vào trường. Nước được đựng trong bình giữ nhiệt, cơm thì bảo quản trong một chiếc hộp bằng thủy tinh. Sau khi ngồi ăn với bạn bè giờ ra chơi, Ngọc cho hộp cơm và bình nước vào lại túi vải, mang đi rửa sạch để mang về nhà. Ngọc cho biết, khi vào học lớp 10, em đã được truyền cảm hứng bảo vệ môi trường. Đây là một hoạt động đã đi vào nền nếp, trở thành phong trào thi đua giữa các lớp tại trường. Ngọc bộc bạch: "Trước đây, em hay mua đồ bằng hộp xốp, ly nhựa vì sự tiện lợi, ăn xong thì bỏ vào thùng rác. Nhưng khi vào trường, em rất bất ngờ vì mọi người đều thay đổi thói quen này, chuyển qua dùng bình nước và hộp cơm. Tìm hiểu thì em biết lý do là mọi người đang nối tiếp truyền thống thực hiện hành trình xanh hóa".Theo đó, hành trình "xanh hóa" của Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng bắt đầu từ năm 2018. Lúc này, trường mới chuyển về được 1 năm, khuôn viên ít cây xanh, buổi trưa gió thường thổi đổ các thùng rác, ly nhựa, bọc ni lon bay khắp nơi. Nhằm giải quyết thực trạng này, Đoàn trường đã nghĩ đến việc thành lập CLB Zero Waste; trong đó có mục tiêu khuyến khích học sinh sử dụng các vật phẩm thay thế rác thải nhựa (ly nhựa, hộp xốp) để bảo vệ môi trường.Anh Nguyễn Hoài Thanh, Bí thư đoàn Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, cho biết thời gian đầu, việc thực hiện phong trào khá khó, nhiều phụ huynh phản ứng sự bất tiện. Bởi, học sinh vào tiệm mua một hộp cơm rất nhanh, với phong trào này thì họ phải chuẩn bị đồ ăn sáng sớm cho các con. "Nhưng với sự nỗ lực tuyên truyền từ nhà trường, phụ huynh cũng dần đồng thuận khi thấy rằng việc này không chỉ có ý nghĩa về bảo vệ môi trường mà còn tốt cho sức khỏe con mình. Hình ảnh học sinh mang bình nước, hộp cơm đi học được tích cực chia sẻ trên mạng xã hội, từ đó mà nhiều người hưởng ứng theo", anh Thanh nói.Điểm thú vị của CLB Zero Waste là mọi việc đều do chính học sinh điều hành. Mỗi học sinh sẽ đóng vai trò là "đại sứ" truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường, trên tinh thần người đi trước lan tỏa đến người đi sau. Lượng rác thải của lớp nào sẽ do lớp đó tự quản lý, phân loại để hình dung cụ thể số lượng bao nhiêu, qua đó tự điều chỉnh hành vi của mình. Không có bất kỳ hình phạt cho người làm sai, nhưng lớp nào làm tốt sẽ được thưởng điểm phong trào. Vì vậy, các học sinh rủ nhau mang bình nước, hộp cơm để phấn đấu vì thành tích tập thể. Ngô Nguyễn Trung Nam (lớp 11A4), Trưởng ban phân loại rác CLB Zero Waste, cho biết mỗi ngày các lớp sẽ trang bị 3 thùng rác khác nhau để phân loại: rác tổng hợp, rác tái chế, rác hữu cơ. Cuối buổi học thì đại diện lớp sẽ tập kết về CLB, dù trường có hơn 900 học sinh nhưng hiện nay rất ít khi thấy xuất hiện các ly nhựa, hộp xốp. "Mỗi ngày, em dành 20 phút tiếp nhận rác từ các lớp. Dù về trễ hơn các bạn nhưng em khá thích công việc này, vì rất muốn góp phần bảo vệ cảnh quan trong trường", Nam chia sẻ.Với sự hưởng ứng mạnh của học sinh, hiện Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng đã cất thùng rác công cộng, nhưng cảnh quan xung quanh vẫn sạch đẹp. Lượng rác thải tái chế chỉ còn đa số là chai nhựa nên Đoàn trường tận dụng để làm bầu ươm cây xanh. Hình ảnh học sinh mang bình nước, hộp cơm được các ngôi trường khác trong địa bàn hưởng ứng, thực hiện theo.Càng ý nghĩa hơn khi tháng 12.2024, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là một trong 6 trường học trong cả nước đạt tiêu chí "Vì môi trường xanh quốc gia".
22bet apk pure
Chị Lê Thị Hà (Q.Hà Đông, Hà Nội) từng là một sinh viên xuất sắc của Khoa Ngoại ngữ, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, chị trở thành một giáo viên tiếng Anh đầy nhiệt huyết, mang trong mình những ước mơ vươn xa trong nghề giáo dục. Chị kết hôn và sống hạnh phúc bên chồng và cậu con trai mới 7 tháng tuổi.Nhưng biến cố bất ngờ xảy ra vào năm 2003 khi chị Hà gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng. Chị mất đi khả năng đi lại và một phần chức năng tay trái, khiến mọi ước mơ, hoài bão ở phía trước dường như sụp đổ.Những ngày tháng đầu sau tai nạn là giai đoạn đầy khó khăn và thử thách đối với chị Hà. Từ một người phụ nữ năng động, tự do di chuyển và lao động, chị phải học cách thích nghi với đời sống phụ thuộc vào chiếc xe lăn. Không đầu hàng số phận, chị Hà nỗ lực mỗi ngày và dần mở ra những cơ hội mới để quay trở lại cuộc sống bình thường. Gia đình và những người bạn là điểm tựa tinh thần lớn nhất đối với chị Hà trong giai đoạn này. Năm 2012, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong hành trình của chị Hà với cuộc gặp chị Cao Thị Nga tại một lễ hội hoa ở Hà Nội. Hai người cùng tham gia nhóm trồng cây, hoa. Chị Nga đã giúp chị Hà vui vẻ hơn, họ chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống. Tình bạn sâu sắc giữa hai người không chỉ giúp chị Hà vượt qua những ngày tháng khó khăn mà còn khai phá tiềm năng sáng tạo của chị qua việc viết văn và tham gia các cuộc thi sáng tác.Với khát khao mang đến cơ hội cho những người đồng cảnh, năm 2019, chị Lê Thị Hà tham gia Hợp tác xã Vụn Art - một tổ chức hỗ trợ người khuyết tật qua nghệ thuật tái chế vải vụn. Tại đây, chị không chỉ tạo việc làm mà còn truyền cảm hứng để các thành viên trong hợp tác xã tự tin hòa nhập với xã hội. Các sản phẩm của Vụn Art được yêu thích vì mang tính nghệ thuật và chứa đựng thông điệp về sự bền bỉ, giá trị của việc tái sinh - tương tự như hành trình vượt lên của chị Hà.Là người phụ trách mảng marketing online, chị Hà đã giúp Vụn Art tiếp cận nhiều khách hàng trên không gian mạng, thu hút sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài nước. Nhờ những nỗ lực đó, rất nhiều người khuyết tật đã có việc làm ổn định và khẳng định giá trị bản thân trong xã hội.Bên cạnh công việc tại Vụn Art, chị Hà còn duy trì một lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em vào buổi tối. Chị mong muốn mang kiến thức và ngôn ngữ quốc tế đến gần hơn với các em nhỏ để các em có thêm cơ hội vươn lên trong tương lai.Trên sân khấu của Trạm yêu thương với những rổ vải vụn xung quanh chị Lê Thị Hà đã tạo nên một bức tranh nghệ thuật đầy màu sắc. Cảnh tượng này không chỉ thể hiện sự khéo léo và tâm huyết của chị Hà mà còn tượng trưng cho hành trình vươn lên từ nghịch cảnh. Những mảnh vải vụn trong tay chị được tái chế thành các tác phẩm mang thông điệp mạnh mẽ: "Không có gì là vô giá trị, ngay cả trong khó khăn, chúng ta vẫn có thể sáng tạo nên những điều đẹp đẽ".Cùng đón xem Trạm yêu thương, chủ đề "Hành trình nghị lực" về câu chuyện truyền cảm hứng của chị Lê Thị Hà và những người bạn sẽ được phát sóng lúc 10 giờ ngày 4.1 trên kênh VTV1.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư