Chủ tịch nước chủ trì phiên họp thứ 3 Hội đồng Quốc phòng - An ninh
Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.Cơ quan soạn thảo cho hay, tháng 8.2024, Thủ tướng Chính phủ có công văn về việc mở rộng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, trong đó giao các cơ quan liên quan rà soát, hoàn thiện quy định theo hướng giảm mức phí cấp phiếu lý lịch tư pháp để khuyến khích cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến.Theo quy định hiện hành, phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ là 100.000 đồng/lần/người.Tại dự thảo thông tư, Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu phí đối với trường hợp cung cấp thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến và qua ứng dụng VNeID. Trong đó, mức phí với người bình thường là 170.000 đồng/lần/người (giảm 15%); với sinh viên, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ là 80.000 đồng/lần/người (giảm 20%).Thời gian ưu đãi được cơ quan soạn thảo đề xuất là từ ngày thông tư có hiệu lực thi hành đến hết năm 2025.Dự thảo cũng quy định 5 trường hợp được miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, gồm: trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và người cư trú tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.Đáng chú ý, theo quy định hiện hành, Trung tâm Lý lịch tư pháp được để lại 85% tiền phí thu được, nộp ngân sách 15%. Trong đó, số tiền để lại cho Trung tâm Lý lịch tư pháp được xác định là 100% và phân bổ cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Đối với tổ chức thu phí là sở tư pháp thì trích chuyển 4% về Trung tâm Lý lịch tư pháp; nộp ngân sách 15%; còn lại 81% được xác định là 100%, trong đó trích chuyển cho cơ quan hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát phối hợp trong công tác xác minh 60%.Tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ cơ chế dự toán chi đặc thù nêu trên, sửa đổi theo hướng tổ chức thu phí nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động cung cấp dịch vụ và thu phí do ngân sách bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách theo quy định của pháp luật.Theo phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ công bố mới đây, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp dự kiến sẽ chuyển từ Bộ Tư pháp sang Bộ Công an.Nước long nhãn Thái Lan có gì 'hot' mà nhiều người đứng chờ mua giữa trưa?
Theo ông Phạm Văn Thiều, năm 2024, trong bối cảnh hết sức khó khăn, song tỉnh Bạc Liêu vẫn thực hiện đạt và vượt 17/21 chỉ tiêu kế hoạch năm. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 4.207 tỉ đồng, vượt 7,6% dự toán, tăng 2% so cùng kỳ.Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Để giúp Bạc Liêu vượt qua những khó khăn, thách thức, khai thác hiệu quả các lợi thế, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, chuyển nguy thành cơ giúp thu hút đầu tư có chọn lọc, đóng góp cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nhất là đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 9% do Chính phủ giao, Bạc Liêu rất cần sự sự đóng góp quan trọng, đóng vai trò tiên phong, mang tính quyết định của cộng đồng doanh nghiệp. Có thể nói, chưa khi nào vai trò tiên phong của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội lại quan trọng và bức thiết như hiện nay.Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp đến Bạc Liêu đắn đo suy nghĩ không biết đầu tư được không, đầu tư cái gì, đầu tư vào đâu khi hiện nay Bạc Liêu là "cái bụng của vùng trũng", đến rồi đi thẳng Cà Mau, không ghé Bạc Liêu vì tỉnh không có sân bay, không có cảng biển và không có cao tốc, nên Bạc Liêu rất khó khăn.Vậy Bạc Liêu đi lên bằng gì, theo ông Phạm Văn Thiều, tỉnh đề xuất mở rộng quốc lộ 1A đoạn Sóc Trăng đến Cà Mau và đã được duyệt. Mở rộng tuyến đường ven biển đấu nối với các tỉnh lên đến Cần Thơ bằng vốn ODA giai đoạn 2025 - 2030, đầu tư cảng nước sâu Trần Đề. Chính phủ chấp thuận đầu tư cao tốc Kiên Giang - Rạch Giá - Hà Tiên - Bạc Liêu đấu nối với các tuyến cao tốc khác để có nhiều đường để đi. Cầu Gành Hào cuối năm hợp long nối với Cà Mau. Khi Cà Mau mở rộng sân bay, từ đây đến Bạc Liêu khoảng 1 tiếng đồng hồ. Như vậy bế tắc về giao thông sẽ được gỡ.Quan điểm chung của tỉnh thu hút đầu tư có chọn lọc, các dự án có quy mô lớn, doanh nghiệp có tiềm lực tài chính. Từ đó kêu gọi vào 5 lĩnh vực trụ cột phát triển kinh tế - xã hội gồm: Phát triển nông nghiệp mà trọng tâm là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm, lúa gạo làm sao đến năm 2030 xuất khẩu tôm lên 3 tỉ USD; phát triển công nghiệp, trọng tâm là năng lượng tái tạo gồm điện gió, điện mặt trời và điện khí; phát triển du lịch; phát triển thương mại dịch vụ - giáo dục - y tế chất lượng cao; phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh. Trong đó, tỉnh Bạc Liêu đẩy mạnh thu hút các dự án phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; du lịch để phấn đấu xây dựng Bạc Liêu trở thành một trong những Trung tâm năng lượng sạch của Việt Nam; Trung tâm ngành công nghiệp tôm của Việt Nam và Trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long."Đến với Bạc Liêu, chúng tôi cam kết sẽ hợp tác tích cực, giải quyết kịp thời với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Tạo môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng nhất và sẽ được hỗ trợ, ưu đãi tốt nhất, đồng hành phát triển lâu dài với quý doanh nghiệp, nhà đầu tư, với phương châm: thuận lợi, nhanh chóng và thân thiện. Đặc biệt cam kết của tỉnh là nói không với các chi phí không chính thức và nhất quán phương châm việc gì dễ dành cho doanh nghiệp, việc gì khó các cơ quan nhà nước phải làm. Sự thành công của quý doanh nghiệp chính là sự phát triển của Bạc Liêu", ông Thiều cam kết.Thu hút đầu tư vào 224 dự ánHiện nay, tỉnh Bạc Liêu đang thu hút mời gọi đầu tư 224 dự án quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó lĩnh vực công nghiệp có 27 dự án; lĩnh vực nông nghiệp có 41 dự án; lĩnh vực thương mại, dịch vụ, nhà ở có 96 dự án; lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch có 25 dự án; lĩnh vực kết cấu hạ tầng có 25 dự án; lĩnh vực y tế - giáo dục và môi trường có 10 dự án.
Nhóm nhạc Đà Nẵng được đề cử giải Mai Vàng ra mắt album mới
Ghi nhận của phóng viên chiều tối nay 27.1 (28 tết), hầu hết các tuyến đường trung tâm TP.HCM ngày thường đông đúc xe, đặc biệt vào giờ cao điểm thường xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ hôm nay thông thoáng. Trong khi đó, một số tuyến đường khác ngày thường không phải là "điểm nóng" kẹt xe nay lại đông đúc, có thời điểm ùn ứ trong thời gian ngắn. Lực lượng chức năng túc trực điều phối dòng xe di chuyển.Theo quan sát, lúc 18 giờ hôm nay 28 tết một số tuyến đường ở khu vực Q.8 như Bình Đông, Cao Xuân Dục, Tùng Thiện Vương… chật kín xe. Đa phần, dòng xe hướng từ khu vực Q.8 và lân cận đến khu vực chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" khiến cho chợ hoa và các tuyến đường xung quanh đông đúc.Đi xe qua cầu Chà Và nối giữa Q.8 và Q.5 chiều nay, nhìn xuống đường Bến Bình Đông, chị Thanh Vy (ngụ Q.10) vô cùng bất ngờ khi nhìn từ trên cao, đường này đông đúc."Tôi cũng không tưởng tượng được là sẽ đông như vậy. Hôm nay tôi cùng chồng đi chợ hoa ở Bến Bình Đông mua sắm, thấy đông người quá. Bình thường kẹt xe thấy khó chịu, nhưng hôm nay thì thoải mái hơn. Mình trong tâm thế mua hoa, đi dạo nên thoải mái", chị bày tỏ.Trong khi đó, đi làm từ Q.5 về nhà ở một chung cư tại Q.8, anh Duy (32 tuổi) đến khu vực đường Cao Xuân Dục (Q.8) thì chịu cảnh ùn ứ, nhích từng chút vì xe đông. Anh kể tan tầm, xe buýt, xe máy, xe ba gác chở hoa, xe ô tô… chen nhau, trong khi đường nhỏ và có nhiều xe di chuyển hướng từ đường Bến Cần Giuộc cắt ngang với đường Cao Xuân Dục."May mắn vượt qua một đoạn ngắn thì đỡ hơn, phía trước là đường Tùng Thiện Vương có các anh CSGT điều phối dòng xe. Những ngày này, lạ là đường trung tâm vắng vẻ, nhưng đường ở khu nhà tôi ở lại đông đúc vì gần chợ hoa. Xe đông nhưng không quá khó chịu vì đây là không khí tết mà", anh chia sẻ.Không chỉ ở Q.8, trưa và chiều tối nay, đường Hùng Vương, Hồ Thị Kỷ, Trần Bình Trọng (Q.10)... cũng đông đúc người và xe do người dân tìm đến mua hoa, không khí buôn bán nhộn nhịp.
Tiến sĩ Christopher Broyd, bác sĩ tư vấn tim mạch tại Bệnh viện Nuffield Health Brighton (Vương quốc Anh), đã cảnh báo năm hành vi có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch của bạn, theo nhật báo Independent.Tiến sĩ Christopher Broyd cảnh báo lối sống ít vận động có thể dẫn đến tăng cân, cholesterol cao và tăng huyết áp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Việc tập thể dục thường xuyên rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch nhưng không cần phải ép buộc bản thân phải đến phòng tập mỗi ngày. "Dù đó là khiêu vũ, bơi lội, đạp xe hay chơi một môn thể thao đồng đội thì việc tìm kiếm điều gì đó vui vẻ sẽ giúp bạn dễ dàng duy trì động lực hơn. Hãy cố gắng chọn thời điểm trong ngày phù hợp nhất với bạn và tuân thủ, cho dù đó là vào buổi sáng, trong giờ nghỉ trưa hay buổi tối", tiến sĩ Christopher Broyd cho biết."Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tim bằng cách làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ", tiến sĩ Christopher Broyd giải thích.Căng thẳng khuyến khích các cơ chế đối phó không lành mạnh như ăn quá nhiều hoặc hút thuốc. Riêng căng thẳng công việc mãn tính còn làm tăng huyết áp, dẫn đến thói quen ăn uống kém và rối loạn giấc ngủ, gây hại cho sức khỏe tim mạch theo thời gian.Để kiểm soát căng thẳng hiệu quả, vị bác sĩ này khuyên: "Hoạt động thể chất thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ, yoga hoặc tập thể dục, có thể giúp giải tỏa căng thẳng tích tụ và cải thiện tâm trạng thông qua tăng cường endorphin".Một số phương pháp liên quan đến "chánh niệm" điển hình là thiền định, hít thở hơi sâu hoặc thư giãn cơ sẽ làm dịu tâm trí, giảm căng thẳng.Tiến sĩ Christopher Broyd cho biết: "Thiếu ngủ hoặc ngủ kém chất lượng có thể làm tăng huyết áp, góp phần gây béo phì và phá vỡ quá trình phục hồi tự nhiên của cơ thể. Các rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tim mạch".Ngoài tránh tiêu thụ quá nhiều caffeine, nicotine hoặc rượu vào buổi tối, chuyên gia này còn khuyên chúng ta thiết lập một lịch trình ngủ nhất quán để điều chỉnh đồng hồ sinh học và thói quen ngủ đều đặn.Cụ thể, bạn nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần. Bên cạnh đó, hãy thư giãn trước khi ngủ, chẳng hạn như đọc sách và tránh các hoạt động kích thích như xem các chương trình truyền hình dữ dội.Việc thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin D, điều này liên quan đến khả năng gây ra huyết áp cao, tình trạng viêm và nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn, nhất là trong những tháng mùa đông.Tiến sĩ Christopher Broyd khuyên, nếu bạn làm việc hoặc học tập trong nhà, hãy nghỉ giải lao ngắn để bước ra ngoài tắm nắng, ít nhất 15-30 phút mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi sáng khi ánh nắng mặt trời dịu hơn."Đi bộ, ngồi trong công viên hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời như làm vườn, dắt chó đi dạo hoặc thậm chí là ăn trưa ở ngoài trời", chuyên gia này nói.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự cô đơn có thể gây căng thẳng, làm tăng huyết áp và ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng miễn dịch. Tất cả đều có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, việc cải thiện tình trạng cô lập xã hội cần có thời gian và nỗ lực.Tiến sĩ Christopher Broyd đề xuất nên tìm đến bạn bè hoặc thành viên gia đình, cân nhắc tham gia một câu lạc bộ mới. Khi nỗ lực có chủ đích để kết nối với người khác và xây dựng các mối quan hệ, bạn có thể tăng cường mạng lưới hỗ trợ xã hội và sức khỏe tổng thể, cuối cùng là cải thiện sức khỏe tim mạch của mình.
Những tấm lòng vàng 13.3.2023
Trên cơ sở phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Bộ Nội vụ đang đốc thúc các bộ, cơ quan ngang bộ, nhanh chóng hoàn thiện Đề án cơ cấu, sáp nhập, hợp nhất, tinh gọn tổ chức bộ máy có thể trình Ban Chấp hành T.Ư họp vào cuối tháng này.Theo Bộ Nội vụ, sau khi tinh gọn, bộ máy Chính phủ khóa 15 (nhiệm kỳ 2021 - 2026) sẽ có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ (giảm 5 bộ, cơ quan ngang bộ); 5 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 3 cơ quan). Chính phủ sẽ giảm 13/13 tổng cục; giảm 518 cục và tương đương (trong đó, giảm 59 cục và tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; giảm 459 cục và tương đương thuộc tổng cục); giảm 218 vụ; giảm 2.958 chi cục; giảm 201 đơn vị sự nghiệp công lập.Đối với 6 đơn vị: Văn phòng Chính phủ, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Viện Hàn lâm KH-XH Việt Nam, Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam, Bộ Nội vụ đề nghị chủ động trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức cơ quan mình để Chính phủ ban hành, kịp thời công bố trước ngày 20.1.14 bộ, ngành còn lại, gồm: các bộ sau hợp nhất (Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Môi trường; Bộ KH-CN; Bộ Nội vụ) và các bộ: Bộ Dân tộc và Tôn giáo; Bộ Công thương; Bộ Tư pháp; Bộ VH-TT-DL; Bộ Ngoại giao; Bộ GD-ĐT; Bộ Y tế; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ phải chủ động hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức để trình Chính phủ.Việc này nhằm đảm bảo kịp ban hành ngay sau khi Ban Chấp hành T.Ư Đảng có kết luận để kịp thời sau kỳ họp bất thường của Quốc hội (dự kiến từ 12 - 17.2), Chính phủ sẽ công bố nghị định.Bộ Nội vụ cũng đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện hồ sơ sửa đổi, bổ sung luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp giữa tháng 2 tới.