Mặt đường lún sụp
Sáng 4.2, đoàn kiểm tra liên ngành H.Tuy An (Phú Yên) đã đến quán cơm Tân Mai trên QL1A, đoạn qua xã An Hiệp (H.Tuy An) để lấy lời khai, làm rõ việc quán cơm này bị khách tố "chặt chém".Theo bà Ngô Thị Kiều Mỹ Trang, chủ quán cơm Tân Mai, thực tế hóa đơn tính tiền là 1.010.000 đồng nhưng khách chỉ trả 700.000 đồng cho bàn ăn 8 người.Cụ thể, trưa 3.2, nhóm thực khách gồm 8 người, trong đó có 2 trẻ em đến ăn cơm. Khách gọi 2 tô cơm, 2 đĩa trứng chiên, 1 tô canh rau mồng tơi thịt, 1 đĩa rau muống, 1 đĩa mực xào."Lúc nhóm khách này vào thì quán rất đông khách. Sau khi khách gọi món, chúng tôi thương lượng giá 120.000 đồng/phần/người. Khi khách đồng ý, chúng tôi mới làm các món ăn trên. Đến khi đưa hóa đơn tính tiền, khách nói không được tính 2 trẻ em nhưng quán không chịu", bà Trang nói.Sau đó, khách hỏi số tài khoản chủ quán và chuyển khoản 700.000 đồng cho tất cả món ăn trên chứ không phải 1.010.000 đồng như khách đã thông tin.Cũng trong sáng 4.2, tài khoản "Bích Hồng" lại đăng tải thêm thông tin, sau khi phản ánh hóa đơn giá 1.010.000 đồng quá cao so với bàn ăn 8 người thì chủ quán có tính lại hóa đơn 690.000 đồng."Ngay từ đầu ra hóa đơn 690.000 đồng thì bên tôi không ý kiến gì nhưng thái độ nhân viên không thể chấp nhận được. Sau khi lời qua tiếng lại với chủ quán, chúng tôi mới được giảm giá 300.000 đồng", tài khoản Bích Hồng chia sẻ.Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 3.2 (mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), trên mạng xã hội TikTok xuất hiện bài viết của tài khoản "Bích Hồng" về việc cả gia đình đi đến quán cơm tên Tân Mai ăn trưa bị "chặt chém". Thực đơn gồm 2 tô cơm, 2 đĩa trứng chiên, 1 tô canh rau mồng tơi thịt, 1 đĩa rau muống, 1 đĩa mực xào nhưng khi thanh toán hóa đơn là 1.010.000 đồng.Chủ tịch BRG nhận danh hiệu 'Nữ Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu - Cúp Bông Hồng Vàng'
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:
Hát cùng anh trai, thí sinh 'Solo cùng bolero' bị Tố My nhắc nên tiết chế
Ở Huế, hai tiệm vàng lớn nhất là Duy Mong và Rồng Vàng (ở khu chợ Đông Ba) trở thành những điểm “nóng”, thu hút đông khách nhất. Trong khi đó, những tiệm vàng nhỏ hơn lại tình trạng trái ngược, lượng khách ít hơn rõ rệt ngày vía Thần Tài."Mình mua vàng để lấy may mắn đầu năm. Năm nay đương nhiên vàng đắt hơn mọi năm rồi. Tại năm nào cũng sưu tầm một cái con giáp để để lưu lại để vài chục năm sau mình đem ra mình xem. Năm nay là năm đầu tiên mình mua ở chợ Đông Ba, mấy năm trước mua ở trong TP.HCM", anh Lê Quang Sang, một khách mua vàng, chia sẻ. Dù thời tiết không thuận lợi, người dân vẫn kiên nhẫn xếp hàng, chờ đợi để mua được những món vàng nhỏ như nhẫn, dây chuyền hoặc vàng miếng 1-2 chỉ. Nhiều người chia sẻ, họ không quá quan tâm đến giá vàng mà chủ yếu mua để lấy hên, cầu mong một năm mới thuận lợi, làm ăn phát đạt.Các loại vàng được người dân ưa chuộng trong ngày vía Thần Tài thường là nhẫn vàng, lá vàng đồng thường có hình Thần Tài hoặc linh vật phong thủy, các con giáp. Mỗi sản phẩm không chỉ mang giá trị vật chất mà còn mang yếu tố tâm linh, biểu tượng của sự khởi đầu năm mới an khang, phát đạt.
Giữa muôn vàn những món ăn nổi danh như mì Quảng, bánh xèo, bánh tráng cuốn thịt heo… có một quán ăn giữa lòng Đà Nẵng chẳng bán ẩm thực "địa phương" nhưng lại được nhiều khách du lịch nước ngoài "rỉ tai" nhau đặt về thưởng thức, đó là Olivia Pizza 309 Hồ Nghinh (Phước Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng). Vậy đâu là "bí quyết" khiến thương hiệu này chinh phục lượng đông đảo du khách đến vậy?Ra đời từ năm 2019, Olivia Pizza giờ đây đã trở thành một địa chỉ quen thuộc của nhiều khách du lịch nước ngoài. "80-85% khách hàng của quán hiện nay đang là khách nước ngoài như khách châu Âu, khách Hàn Quốc…", anh Ngô Văn Phước - chủ thương hiệu hào hứng chia sẻ.Để có được thành công như vậy, anh Phước tâm sự cũng tốn không ít thời gian để tìm ra hướng đi đúng đắn. Với kinh nghiệm 10 năm làm bếp, đặc biệt là những năm tháng làm tại các bếp Âu đã cho anh một sự thấu hiểu sâu sắc về khẩu vị của khách du nước ngoài. Cùng với việc nhận thấy các món đặc sản tại Đà Nẵng nay đã quá phổ biến, anh chọn khởi nghiệp với pizza.Khi được hỏi về công thức đặc biệt "níu chân" du khách, anh Phước không ngần ngại bật mí thêm: "Thương hiệu nào cũng có bí quyết riêng và quán của mình thì cũng không ngoại lệ. Mình nghĩ yếu tố quan trọng nhất để Olivia được yêu thích là do pizza bên mình làm đúng chuẩn vị Âu, toàn bộ nguyên liệu đều là hàng nhập khẩu. Đặc biệt, bột bánh luôn được làm tươi trong ngày, đế bánh lại mỏng nên người nước ngoài họ rất thích".Thế nhưng, chất lượng món ăn thôi là chưa đủ, việc thấu hiểu thói quen, tâm lý của khách hàng cũng rất quan trọng. Anh Phước cho biết, ban đầu, quán chỉ bán tới 1 giờ sáng, nhưng từ khi chuyển qua địa điểm mới tại Hồ Nghinh, anh nhận thấy khách ở đây thường đi chơi khuya tới 2-3 giờ, vì vậy mà nhu cầu đặt đồ ăn rất cao. "Thường các quán quanh khu này họ mở đến 2 giờ sáng thôi, nhưng quán mình mở tới 5 giờ lận. Có những đêm, khách Tây ở tận Hội An họ vẫn gọi đặt ship", anh Phước nhớ lại.Đặc biệt, để tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng ngoại quốc hơn, anh Phước chia sẻ ngay từ những ngày đầu tiên khởi nghiệp, anh đã chọn hợp tác với GrabFood. "Có thể mọi người ít để ý chứ khách du lịch nước ngoài họ đến đây thường chỉ dùng Grab thôi. Vậy nên khách nước ngoài đặt GrabFood nhiều lắm. Quán mình chỉ có một cơ sở duy nhất tại 309 Hồ Nghinh mà tính riêng pizza thôi thì một ngày phải bán đến trăm chiếc qua Grab", anh cho biết thêm.Dẫu đã trở thành địa điểm yêu thích của nhiều khách du lịch nước ngoài nhưng anh Phước vẫn không ngừng thúc đẩy việc kinh doanh của thương hiệu thông qua việc mở rộng tệp khách hàng. Dù chưa tiết lộ kế hoạch cụ thể trong tương lai, anh Phước chia sẻ gần đây đã hợp tác với GrabFood để tham gia chương trình quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội nổi tiếng của Hàn Quốc như Naver hay Kakaotalk.Nói về lý do hợp tác, anh Phước chia sẻ rằng Grab giờ đã quá phổ biến với khách du lịch nước ngoài và Olivia Pizza cũng đã đồng hành cùng GrabFood trong nhiều chương trình, ghi nhận hiệu quả rõ rệt nên anh quyết định hợp tác. Đặc biệt, quán của anh lại nằm ở đường Hồ Nghinh, chỉ cách đường Dương Đình Nghệ 1,5km - nơi được mệnh danh là "khu lưu trú của người Hàn Quốc".Vì vậy, anh tin rằng thông qua những bài giới thiệu của các blogger, thương hiệu của anh có thể tiếp cận tới lượng khách du lịch quốc tế tiềm năng, nhất là khách du lịch Hàn Quốc từ lúc họ chưa đặt chân đến Việt Nam. "Thêm nữa, mùa đông này đang là mùa khách du lịch họ tới Đà Nẵng để trú đông, cũng là mùa đắt khách của quán mình. Thời điểm quảng bá cũng rất hợp lý", anh Phước cho biết.Ngoài ra, song hành cùng việc hợp tác với GrabFood, dịp cuối năm, anh Phước cũng đẩy mạnh các chương trình tri ân khách hàng như tặng một lon Coca Cola cho đơn hàng từ 200.000 đồng.
Dây cáp rối như mạng nhện
Hãng Reuters chiều 8.3 đưa tin Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol vừa được trả tự do, sau khi tòa án chấp nhận đơn kiến nghị của ông phản đối lệnh bắt giữ và cơ quan công tố không kháng nghị phán quyết của tòa.Trước đó, một nhóm điều tra đặc biệt cho biết họ đã thông báo cho Trại giam Seoul ở khu vực Uiwang phía nam thủ đô để trả tự do cho ông, một ngày sau khi Tòa án Trung tâm Seoul ra lệnh thả.Với phán quyết trên, Tổng thống Yoon được yêu cầu tiếp tục tham dự phiên tòa từ bên ngoài, theo AFP.Ông Yoon được thả sau 52 ngày kể từ khi các nhà điều tra bắt giữ và đưa ông đến đây vào ngày 15.1 với cáo buộc kích động nổi loạn thông qua tuyên bố thiết quân luật vào ngày 3.12.2024.Trước đó, ông Yoon Suk Yeol ngày 25.2 tham dự phiên điều trần luận tội cuối cùng để xác định trách nhiệm của ông trong vụ ban bố thiết quân luật hồi tháng 12.2024.Ông đã bị quốc hội luận tội và nếu Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc tuyên có tội thì ông sẽ bị phế truất. Nếu không, ông sẽ được khôi phục chức vụ.Trước tòa, ông Yoon xin lỗi người dân nhưng bác bỏ cáo buộc nổi loạn, theo Yonhap. "Đảng đối lập cho rằng tôi ban bố thiết quân luật nhằm thiết lập chế độ độc tài và kéo dài thời gian cầm quyền. Đây là âm mưu bịa đặt nhằm buộc tội tôi nổi loạn", ông Yoon nói tiếp.Ông cho rằng vào thời điểm đó, Hàn Quốc đang đối diện một "cuộc khủng hoảng hiện hữu" và nhu cầu cấp thiết là công nhận tình hình và có hành động để vượt qua.Theo Yonhap, quyết định của tòa án về việc thả Tổng thống Yoon đã gây tranh cãi gay gắt giữa đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền và đảng Dân chủ đối lập.