Lính mới là 'mối ngon' để lính cũ đùn đẩy công việc?
Tham dự giải vô địch bóng rổ Hà Nội 2023, CLB Thang Long Warriors đem đến đội hình không có ngoại binh. Lực lượng nòng cốt của nhà vô địch VBA 2017 là bộ ba nội binh trụ cột gắn bó nhiều năm gồm Dương Vĩnh Luân, Đặng Thái Hưng và Trương Hoàng Trung. Bên cạnh đó, loạt sao mai đang khẳng định tài năng cũng góp tên là Phạm Nhật Thái Quang, Trần Phi Hoàng Long, Lê Hoàng Quân. Không có ngoại binh nhưng các "chiến binh khủng long" vẫn có HLV ngoại là ông Chris Daleo dẫn dắt.Dân góp gạo thịt gói bánh chưng, bánh giầy 12 tấn dâng Quốc tổ Lạc Long Quân
Tại AFF Cup 2024, một số đội bóng cử thành phần rất trẻ tham dự, với mục đích là chuẩn bị cho SEA Games 33 năm 2025. Số các đội sử dụng lực lượng trẻ có thể kể đến Indonesia, Lào và Myanmar. Ông Kim Sang-sik biết rõ điều đó.Dù vậy, đây chưa hẳn là phương pháp tốt ở cấp độ đội tuyển quốc gia. Thực tế cho thấy, cả 3 đội bóng dùng lực lượng quá trẻ vừa nêu đều là bại tướng của đội tuyển Việt Nam ở vòng bảng AFF Cup. Đồng thời, có một thực tế khác từng xuất hiện với chính đội tuyển Việt Nam thời HLV Troussier: chúng ta từng sử dụng lực lượng nòng cốt cho đội tuyển quốc gia là các cầu thủ rất trẻ, để rồi các cầu thủ này không những không tiến bộ như ý muốn, mà còn khiến đội tuyển quốc gia suy yếu. Theo các chuyên gia bóng đá nổi tiếng, giàu kinh nghiệm tại Việt Nam, như HLV Phan Thanh Hùng, Hoàng Anh Tuấn, cựu HLV Đoàn Minh Xương, cầu thủ trẻ chỉ nhanh tiến bộ một khi họ được thi đấu cạnh các cầu thủ dày dặn kinh nghiệm, được các đàn anh dày dặn kinh nghiệm dìu dắt. Còn khi cầu thủ trẻ tự chơi với nhau ở cấp độ đội tuyển quốc gia, dễ phản tác dụng, bởi các khi đó các cầu thủ còn quá trẻ dễ bị "ngợp" trước áp lực lớn, trước đối thủ mạnh hơn và khôn ngoan hơn.Thành ra, việc các đội như Lào hay Myanmar sử dụng lực lượng trẻ măng dự AFF Cup 2024 không có gì đảm bảo rằng chính lực lượng trẻ đấy sẽ rực sáng tại SEA Games 33 năm 2025. Bằng chứng là bóng đá Myanmar liên tục thực hiện công tác trẻ hóa hơn chục năm qua, nhưng chưa bao giờ họ trở thành đội thực sự mạnh ở các giải đấu từ SEA Games cho đến AFF Cup, nguyên nhân là do họ trẻ hóa sai phương pháp.Riêng với Indonesia, việc họ sử dụng lực lượng U.22 tham dự AFF Cup 2024 cho đến giờ bị chỉ trích nhiều hơn được khen ngợi. Chính truyền thông xứ sở vạn đảo còn nghi ngờ việc Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) chỉ cung cấp cho HLV Shin Tae-yong lực lượng U.22 dự AFF Cup, nhằm tìm cách "chơi xấu" vị HLV người Hàn Quốc, lấy cớ để sa thải ông Shin Tae-yong, chứ không phải vì thành tích chung của bóng đá Indonesia.Trong bối cảnh đó, những người quan tâm đến bóng đá Việt Nam cần hết sức bình tĩnh, chúng ta vẫn còn nguồn cầu thủ trẻ để hướng về SEA Games 33 và vòng loại giải U.23 châu Á 2026 (diễn ra vào tháng 9 năm nay). HLV Hoàng Anh Tuấn bình luận: "Đến thời điểm thích hợp, HLV Kim Sang-sik sẽ sử dụng lực lượng thích hợp cho từng nhiệm vụ. Chúng ta vẫn còn lứa cầu thủ từng tham dự giải U.23 châu Á năm ngoái và lứa cầu thủ từng tham dự giải U.20 châu Á cách nay 2 năm. Đây là những cầu thủ trong độ tuổi tham dự SEA Games 33 năm 2025 và giải U.23 châu Á 2026".Về lực lượng từng dự giải U.23 châu Á năm ngoái, bóng đá Việt Nam có thủ môn Huy Hoàng, hậu vệ Lê Nguyên Hoàng, Minh Trọng, Hồ Văn Cường, tiền vệ Thái Sơn, Nguyễn Văn Trường, Phi Hoàng, tiền đạo Văn Tùng… chưa xuất hiện ở AFF Cup 2024. Còn với lứa U.20 dự giải châu Á cách nay 2 năm, bóng đá Việt Nam có thêm thủ môn Cao Văn Bình, hậu vệ Mạnh Hưng, Đức Anh, tiền đạo Quốc Việt, Thanh Nhàn, Đình Bắc…Số này nếu cộng thêm các thủ môn Văn Việt, Trung Kiên, Khuất Văn Khang và Bùi Vĩ Hào (riêng Trung Kiên, Văn Khang và Vĩ Hào vừa dự AFF Cup 2024), bóng đá Việt Nam sẽ có lực lượng cầu thủ U.23 rất tốt, sẵn sàng cho việc chinh phục ngôi vô địch nội dung bóng đá nam SEA Games 33 năm 2025 và vòng loại U.23 châu Á 2026. Điều quan trọng còn lại là họ được trui rèn thêm tại giải V-League trong năm nay, để sẵn sàng về mặt kinh nghiệm và phong độ, hướng đến các giải đấu quốc tế vừa nêu!
Dân mạng đòi xử phạt tài xế ô tô ‘hổ báo’, cố chèn đường xe khác
Theo thông tin từ Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) - đơn vị chủ trì tổ chức thực hiện, thời gian thi công đường hoa Nguyễn Huệ sẽ diễn ra từ 7 giờ 9.1.2025 đến 12 giờ 27.1.2025.Kể từ lần thực hiện đầu tiên vào năm 2004, đường hoa Nguyễn Huệ Tết 2025 đã bước sang tuổi 22. Với chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa", đường hoa năm nay được phân thành 3 phân đoạn "Kết đoàn", "Chuyển mình" và "Phát triển", thể hiện những chặng đường lịch sử của dân tộc Việt Nam.Đại diện đơn vị tổ chức cho biết trong số 12 con giáp, rắn là loài bò sát có máu lạnh và là một loài "đa tính cách" tồn tại đan xen. Nhắc đến rắn, ta thường cảm thấy có chút không an toàn, nhưng ở khía cạnh khác, rắn lại mang đặc tính linh hoạt, giỏi ứng biến hoặc như ngành y sử dụng biểu tượng hình ảnh một con rắn quấn mình quanh một cây gậy và đằng sau biểu tượng này là một truyền thuyết đặc biệt. Vượt qua những thử thách này, đơn vị thiết kế đã chăm chút, sáng tạo nên hình tượng linh vật của năm Ất Tỵ thành một tác phẩm nghệ thuật, nhẹ nhàng, uyển chuyển.Bên cạnh những linh vật ấn tượng, thiết kế đại cảnh có diện tích lớn, chiếm gần như toàn bộ chiều ngang đường hoa thường được sử dụng những năm gần đây đã mang lại hiệu quả tích cực, được khách tham quan yêu thích. Đại cảnh quy mô lớn giúp khách tham quan cảm nhận rõ hơn nghệ thuật chế tác, nghệ thuật tạo hình ở bên ngoài và bên trong đại cảnh.Với sự đa dạng về thiết kế, hình ảnh và nét đặc trưng văn hóa cổ truyền dịp năm mới của mỗi quốc gia được phô diễn đặc sắc, hứa hẹn mang đến cho khách tham quan Đường hoa năm nay nhiều khám phá thú vị, góc "check-in" lưu giữ hình ảnh đặc trưng, chỉ có tại đường hoa Nguyễn Huệ 2025.
Mới đây, câu chuyện tìm cha mẹ ruột Việt Nam của người mẫu Pháp gốc Việt tên Emma Pinon (28 tuổi) sống ở Paris được đăng trên Báo Thanh Niên qua bài viết Người mẫu Pháp xinh đẹp 10 năm tìm cha mẹ ruột ở TP.HCM: Emma, đừng bỏ cuộc!, đã nhận được sự quan tâm lớn của bạn đọc.Hành trình hơn 1 thập kỷ tìm lại nguồn cội Việt Nam của Emma hôm nay đã có kết quả đầy bất ngờ và không còn gì để bàn cãi khi xét nghiệm ADN lên tiếng.- Bà Thu Hương: Em ơi! Có một bạn gái ở Pháp về tìm lại người thân. Ngày xưa gia đình mình có cho một bé gái phải không em?- Anh Minh Hiền: Nhầm rồi chị ơi! Nhà em không có cho con nào hết! (cúp máy).Sở dĩ anh Lý Minh Hiền (31 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) vội vã ngắt cuộc trò chuyện qua điện thoại với bà Hương vì nghĩ rằng đây là cuộc gọi… lừa đảo. Bởi có trong mơ anh cũng không nghĩ rằng người em gái ruột mà cha mẹ cho đi gần 30 năm trước đã thực sự tìm về với gia đình.Mọi chuyện bắt đầu từ những ngày nửa đầu tháng 2.2025, khi bà Hương bắt đầu hành trình tìm kiếm người thân cho Emma, thông qua những hồ sơ còn được lưu giữ mà ông Huỳnh Tấn Sinh, hiện đang sống ở Pháp cung cấp. Ông Sinh và người cộng sự đặc biệt là bà Hương đã giúp đỡ cô gái Pháp gốc Việt trên hành trình tìm về nguồn cội này.Theo những hồ sơ còn được giữ gìn suốt 3 thập kỷ, Emma có tên khai sinh là Lý Thị Kiều Trang. Kiều Trang cất tiếng khóc chào đời lúc 2 giờ 25 phút ngày 27.11.1997 tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP.HCM. Bé gái nặng 3 kg, được "sanh hút vì vết mổ cũ".Trong hồ sơ của mẹ khai rõ tên Lý Thị Bông, khi đó 33 tuổi làm nội trợ. Địa chỉ người mẹ khai ở chung cư Ấn Quang (Q.10, TP.HCM). Trong tài liệu về lý lịch trẻ sơ sinh mà bệnh viện phụ sản gửi cho cô nhi viện có ghi rõ Kiều Trang là trẻ "bị bỏ rơi".Trong giấy khai sinh có thông tin Kiều Trang được chuyển đến Trung tâm nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em Tam Bình chăm sóc. Sau đó không lâu, bé gái được một cặp vợ chồng Pháp tốt bụng nhận nuôi, sống một cuộc đời mới tươi đẹp ở thủ đô Paris."Lần theo manh mối trong hồ sơ, tôi đến chung cư Ấn Quang bên Q.10 hỏi thăm. Tuy nhiên suốt 2 ngày liền tôi tìm đến, vẫn không có manh mối. May mắn với sự giúp đỡ của anh Sinh, tôi có được số điện thoại của gia đình rất có thể là gia đình ruột thịt của Emma khi các thông tin đều trùng khớp. Tôi vội vàng gọi để xác minh", bà Hương kể lại.Ban đầu, anh Minh Hiền sau khi nhận được cuộc gọi từ bà Hương, một người phụ nữ xa lạ cứ tưởng đây là cuộc gọi lừa đảo. Tuy nhiên, bà đã kiên trì gọi giải thích, hỏi thăm về câu chuyện của gia đình. Sở dĩ anh Hiền phản ứng như vậy không phải là lạ, bởi suốt từ nhỏ đến lớn, anh chưa từng nghe cha mẹ kể về người em gái từng được cho người nước ngoài nhận nuôi. Cho đến khi nhận được cuộc gọi từ bà Hương, anh đã tò mò hỏi cha, ông Trần Phi Hùng (58 tuổi) rằng: "Hồi đó, cha mẹ có cho con gái cho người ta nuôi không? Có người gọi nói con gái tìm về!".Vừa nghe con hỏi, người đàn ông giật mình, "chưng hửng" rồi chết lặng, bởi đó là bí mật mà vợ chồng ông đã giữ kín suốt gần 3 thập kỷ qua. Ông định thần lại, rồi xác nhận với con trai điều này là chính xác. Cũng từ đây, gia đình ông Hùng và bà Hương bắt đầu kết nối, xác nhận các thông tin trong hồ sơ nhận nuôi của Emma để rồi bàng hoàng nhận ra tất cả đều trùng khớp đến khó tin.Chia sẻ với Thanh Niên, ông Hùng tâm sự tháng 11.1997, vợ chồng ông có sinh một người con gái. Lúc này, gia đình ông ở Q.2 (cũ), nay thuộc TP.Thủ Đức, vợ chồng ông cũng đã có một người con trai là anh Lý Minh Hiền được đặt tên theo họ mẹ là bà Lý Thị Bông (sinh năm 1965).Vì gia cảnh khó khăn, ông phải đạp xích lô nuôi cả gia đình nên vợ ông đã quyết định cho con, mong con gái sống một cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Họ không ngờ rằng quyết định ngày đó là niềm day dứt với 2 vợ chồng suốt những năm tháng về sau.Theo người đàn ông, địa chỉ nhà ở chung cư Ấn Quang được khai trong hồ sơ là địa chỉ gia đình nhà vợ. "Lúc đó, vợ tôi một mình quyết định cho con, không hỏi ý tôi. Khi tôi biết tin xong thì cũng đã quá muộn. Vợ tôi mất cách đây 2 năm vì bạo bệnh, nhưng vợ chồng tôi vẫn không khi nào quên con gái năm xưa. Sau này, chúng tôi có thêm đứa con trai út sinh năm 1999, nhưng vẫn luôn nghĩ về con gái. Vợ chồng tôi cứ nghĩ đã mất con mãi mãi, có trong mơ cũng không tin được rằng một ngày nào đó con sẽ tìm về", người đàn ông xúc động.Về phần mình, chị Emma không giấu được sự bất ngờ, xúc động vì nhờ sự giúp đỡ của ông Huỳnh Tấn Sinh và bà Thu Hương, chị đã có tin của gia đình Việt Nam chỉ sau vài ngày. Trước đó, dù đã về Việt Nam nhiều lần để tìm kiếm trong suốt 10 năm, nhưng cô gái Pháp không có manh mối. "Tôi không nghĩ mọi thứ lại diễn ra nhanh đến như vậy. Thực sự đó là một phép màu. Suốt cả 1 tuần sau khi hay tin, tôi không thể tập trung làm việc được vì trong tôi có quá nhiều cảm xúc đặc biệt", cô gái Pháp xúc động.Sau khi có kết quả tìm kiếm không lâu, 1 tháng sau, Emma đã dành thời gian về Việt Nam để đoàn tụ cùng gia đình ruột thịt của mình. Trước đó, họ đã có một cuộc gặp online với sự hỗ trợ của ông Huỳnh Tấn Sinh.Sau cuộc gặp đó cũng như dựa vào các thông tin trong hồ sơ, Emma tin chắc rằng đã tìm thấy cha mẹ, anh em ruột Việt Nam của mình. "Tuy nhiên nhiều người xung quanh tôi bất ngờ, cho rằng có thể điều này là không chính xác. Đó là lý do mà tôi và gia đình muốn xét nghiệm ADN để không còn ai phải nghi ngờ gì nữa", cô gái Pháp chia sẻ.Ngày Emma trở về Việt Nam, cả gia đình ông Hùng đã có mặt ở sân bay Tân Sơn Nhất (Q.Tân Bình) từ sớm để đón. Dẫu có những trở ngại về ngôn ngữ, khi Emma không thể nói được tiếng Việt, nhưng thông qua những cử chỉ, ánh mắt dành cho nhau, họ đã xóa bỏ được những ngại ngùng ban đầu và trò chuyện, chia sẻ với nhau nhiều hơn."Ngay khoảnh khắc nhìn thấy con gái bên ngoài, tôi đã biết rằng đây là con gái mình chứ không chạy đi đâu được. Nhìn con y hệt mẹ của nó hồi trẻ, không khác được. Nhưng mình vẫn xét nghiệm ADN. Nếu lỡ không may mà kết quả ra không đúng, thì mình vẫn xem con nó như con nuôi mình. Nghĩ thì nghĩ vậy chứ tôi chắc chắn!", ông Hùng chia sẻ với chúng tôi.Ngay sau khi 2 cha con xét nghiệm ADN, chỉ 1 ngày sau, với sự hỗ trợ của trung tâm xét nghiệm, ông Huỳnh Tấn Sinh và bà Thu Hương đã nhận được tin vui. Kết quả ADN cho thấy ông Trần Phi Hùng và chị Emma "có quan hệ huyết thống cha - con".Báo cho chúng tôi tin tức này, bà Thu Hương đã vô cùng hạnh phúc khi hành trình tìm mẹ 10 năm của Emma cuối cùng đã có một kết thúc có hậu. Cô gái Pháp đã thực sự tìm thấy phép màu ở cuối con đường, khi được đoàn tụ trong vòng tay của gia đình ruột thịt. Những ngày đoàn viên của Emma sau gần 3 thập kỷ rời xa gia đình, bên cạnh cha, anh trai và em trai ruột thế nào? (còn tiếp)...
Khai trương phòng game Gaming Gang cho game thủ Đà Lạt
Sáng 6.2, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức lễ đón tàu du lịch Norweigian Spirit (quốc tịch Bahamas) cập Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) trong hải trình đưa gần 2.000 khách du lịch quốc tế đi dọc bờ biển Việt Nam, nâng lên tổng số là 4 chuyến tàu biển quốc tế với hơn 8.000 du khách lên bờ tham quan tỉnh này từ đầu năm đến nay.Dự lễ đón khách du lịch quốc tế đầu năm mới có ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; Chuẩn Đô đốc Nguyễn Anh Tuấn, Tư lệnh Vùng 4 Hải quân; Đại tá Bùi Văn Quỳ, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn; lãnh đạo Sở Du lịch Khánh Hòa và các sở, ngành liên quan.Khoảng 8 giờ 30 phút, tàu cập cảng quốc tế Cam Ranh. Khách du lịch sau đó chia thành nhiều nhóm nhỏ, một số chọn tour tham quan Nha Trang, một số khác đến khu nghỉ dưỡng The Arena Resort (TP.Cam Ranh), ngồi xe trung chuyển tự do tham quan, mua sắm. Bên cạnh đó, nhiều du khách cũng đi tour tham quan Vườn quốc gia Núi Chúa - vịnh Vĩnh Hy tại Ninh Thuận. Dự kiến, đến 18 giờ cùng ngày, tàu sẽ rời cảng để đi tiếp đến Hong Kong (Trung Quốc).Tàu Norweigian Spirit là con tàu lớn, hiện đại, thường xuyên thực hiện các hành trình khám phá tại nhiều vùng biển trên thế giới. Tàu được đóng năm 1998, tân trang gần nhất năm 2020, dài 268m, rộng 37m, sức chứa gần 2.000 hành khách và hơn 900 thành viên đội tàu. Ngày 24.1, tàu này cũng đã đưa 1.200 du khách đến Khánh Hòa.Hôm qua (5.2), tàu Norweigian Sky cũng đã đưa 1.900 khách cập cảng Quốc tế Cam Ranh để tham quan các địa điểm tại TP.Nha Trang, Cam Ranh. Cả hai du thuyền đều thuộc đội tàu của hãng Norwegian Cruise Line, một hãng du thuyền của Hoa Kỳ, trụ sở chính đặt tại Miami, được thành lập tại Na Uy vào năm 1966.Tính từ đầu tháng 1.2025 đến nay, Khánh Hòa đã đón 4 chuyến tàu biển quốc tế với hơn 8.000 du khách lên bờ tham quan. Theo lịch đăng ký từ các hãng tàu biển tính đến tháng 4 năm nay, địa phương sẽ đón 9 chuyến với khoảng 14.650 khách.Theo bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, đây là tín hiệu tích cực cho sự phục hồi và phát triển hoạt động du lịch tàu biển, góp phần cho sự thành công của ngành du lịch của tỉnh.Năm 2024, Khánh Hòa đã đón 28 chuyến tàu biển quốc tế với 57.816 du khách lên bờ tham quan. Tính chung cả năm qua, địa phương đón hơn 10,8 triệu lượt khách lưu trú, trong đó gần 4,8 triệu lượt khách quốc tế. Doanh thu du lịch được hơn 53.000 tỉ đồng.