2022: Năm của những chao đảo toàn cầu
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.Khởi tranh giải eSports cho sinh viên Việt Nam, tổng giải thưởng 1 tỉ đồng
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Phim chiếu tết của Trấn Thành lập thành tích đầu tiên dù chưa ra rạp
Vào thời điểm trên, xe khách mang biển kiểm soát 26F-009.XX do tài xế N.Đ.H (42 tuổi, trú tại Hà Nội) điều khiển đi hướng Sơn La - Hà Nội. Khi xe đến Km235+100 QL6 đã va chạm với xe đầu kéo mang biển kiểm soát 36R. 004.XX lưu thông theo chiều ngược lại. Vụ tai nạn khiến 6 người tử vong, 8 người bị thương nặng. Trong số 6 người tử vong, có 5 người trên xe khách và lái xe đầu kéo.Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 2 (Công an tỉnh Sơn La) đã có mặt tại hiện trường phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cấp cứu người bị nạn và điều tra nguyên nhân vụ việc.Theo báo cáo ban đầu của cơ quan chức năng, nguyên nhân sơ bộ được xác định là xe khách đi vào đoạn đường vòng cua, mặt đường trơn trượt dẫn đến phần đuôi xe văng vào đầu xe đầu kéo đi chiều ngược lại.Vụ tai nạn đã khiến đoạn đường bị ách tắc trong 2 giờ. Hiện cơ quan công an và lực lượng chức năng vẫn đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn.
Điểm đáng chú ý trong tài liệu năm nay là GELEX Electric trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024 với mức chia cổ tức bằng tiền là 30% (trong đó Công ty đã tạm ứng 10%). Đồng thời, GELEX Electric cũng trình cổ đông phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỉ lệ 20%.Theo đó, doanh nghiệp dự kiến phát hành thêm 61 triệu cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền 5:1 (tương ứng tỷ lệ phát hành 20%). Đợt phát hành dự kiến vào quý 2-3 năm 2025.Bên cạnh đó, năm 2025, Công ty cũng trình Đại hội mức cổ tức kế hoạch bằng tiền là 30%.Năm 2025, dựa trên dự báo tăng trưởng của nền kinh tế và chiến lược hành động giai đoạn 2025 - 2030, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 22.282 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.686 tỷ đồng, lần lượt tăng 5,5% và - 21,6%.Doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay thấp hơn năm ngoái do 2025 dự kiến không còn phát sinh khoản lãi lớn từ chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty con như năm 2024. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên thuộc GELEX Electric vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng tốt và dành nguồn lực để nghiên cứu & phát triển sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao.Để đạt được mục tiêu của năm 2025, HĐQT GELEX Electric đưa ra các định hướng, giải pháp cụ thể, trong đó tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty và nhóm các CTTV hướng tới phát triển hiệu quả và bền vững, là "bản lề" cho giai đoạn 2025 - 2030.Cụ thể, HĐQT GELEX Electric định hướng các đơn vị tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển các thương hiệu uy tín đã có. Cùng với đó, bên cạnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống sẽ kết hợp với tăng cường nghiên cứu & phát triển, kinh doanh các sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao, giữ vững thị phần các thị trường quen thuộc và tìm kiếm và phát triển các vùng thị trường mới.Đặc biệt, doanh nghiệp này còn khuyến khích các đơn vị dành ngân sách đến tối đa 2% doanh thu cho hoạt động R&D, đồng thời thực hiện chiến lược chuyển đổi số trong hệ thống.Bên cạnh đó, đơn vị thành viên sẽ tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh điện trong các khu công nghiệp.Năm 2025, GELEX Electric tập trung triển khai các nhóm giải pháp chính gồm: Đầu tư và phát triển; Xúc tiến kinh doanh; Quản trị và tái cấu trúc CTTV; Nâng cao năng lực quản trị và Quy hoạch và luân chuyển nhân sự.Ngoài ra, do nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT và các thành viên Ban kiểm soát đương nhiệm sẽ kết thúc vào năm 2025 nên đại hội sắp tới cũng sẽ tiến hành bầu 05 thành viên HĐQT (trong đó có 01 thành viên độc lập HĐQT) và 03 thành viên Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ mới 2025 - 2030 trên cơ sở danh sách ứng viên được ứng cử, đề cử hợp lệ theo quy định.Cũng theo tài liệu đại hội, năm 2024, với những định hướng đúng đắn, nguồn lực tích lũy tốt, cùng các chiến lược và mục tiêu rõ ràng, GELEX Electric đã hoàn thành vượt mức mục tiêu doanh thu và lợi nhuận ĐHĐCĐ đã đặt ra.Doanh thu thuần hợp nhất của công ty đạt 21.130 tỉ đồng tăng trưởng 27,2% so với mức thực hiện năm 2023 và đạt 115% so với kế hoạch đã đề ra. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2024 đạt 2.152,9 tỉ đồng, tăng 112,6%, đạt 185,9% kế hoạch.Như đã công bố trước đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của GELEX Electric sẽ họp bằng hình thức trực tuyến và bỏ phiếu điện tử vào ngày 25.3.2025.
Sững sờ dòng Nho Quế xanh mướt, dịu dàng giữa núi đá
Ra đời năm 2001 tại Thượng Hải, CHANDO Himalaya đã tạo được dấu ấn tại thị trường quốc tế nhờ những bước đi tiên phong về công nghệ và thành phần tinh khiết từ tự nhiên. Sau 23 năm phát triển, thương hiệu đã có mặt tại 10 quốc gia, trong đó Việt Nam là thị trường thứ 10 với nhiều tiềm năng bứt phá. Tại thị trường Việt Nam, sản phẩm của CHANDO Himalaya nhanh chóng nhận được sự yêu thích của khách hàng nhờ công dụng vượt trội, đem lại hiệu quả khác biệt trên làn da của người tiêu dùng Việt. Theo thống kê, doanh số của CHANDO Himalaya tại Việt Nam tăng trưởng dương mỗi tháng trong quý gần nhất.Những sản phẩm làm nên "tên tuổi" của CHANDO Himalaya có thể kể đến: mặt nạ chiết xuất thảo mộc, Himalayan Essence, tinh chất trẻ hóa New Time Frozen… Không chỉ vậy, CHANDO Himalaya còn chủ động nghiên cứu tính chất và nhu cầu riêng biệt của làn da phụ nữ Việt để cho ra những sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam: kem chống nắng phổ rộng, kem nâng tông 5 trong 1, dòng sản phẩm làm sạch sâu.Trong bối cảnh ngành mỹ phẩm tại Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc, thương hiệu CHANDO Himalaya gia nhập thị trường như một tên tuổi đầy triển vọng. Đến với Việt Nam, CHANDO Himalaya định vị rõ sứ mệnh và giá trị mang lại cho cộng đồng - tôn vinh vẻ đẹp độc bản, hài hòa trong sự kết nối với thiên nhiên và bền vững với thời gian. Chính vì vậy, định hướng phát triển của CHANDO Himalaya được xây dựng dựng trên ba yếu tố: "thiên thời, địa lợi, nhân hòa".Thiên thời - xu hướng đổi mới thành phần, công nghệ của ngành mỹ phẩm toàn thế giới; sự thành công của chuyển đổi số giúp khách hàng tiếp cận được những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu hơn. Địa lợi - sự cộng hưởng của văn hóa phương Đông, thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng và nhu cầu nâng cấp tiêu dùng nói chung. Điều này định hình rõ nét ngành mỹ phẩm, đồng thời tạo điều kiện cho CHANDO Himalaya thấu hiểu khách hàng nhiều hơn, từ đó nghiên cứu các dòng sản phẩm thực sự phù hợp.Nhân hòa - sự kết nối sâu rộng các kênh bán, giúp CHANDO Himalaya tạo được mạng lưới bán hàng và chăm sóc khách hàng chặt chẽ, cam kết đem đến trải nghiệm mua hàng tốt nhất.Có thể nói, với những thành tựu đã đạt được và định hướng phát triển dựa trên những yếu tố cốt lõi, CHANDO Himalaya hoàn toàn có tiềm năng để phát triển ở thị trường Việt Nam. Thông qua sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, con người và tầm nhìn chiến lược, CHANDO Himalaya hứa hẹn sẽ góp phần tăng trưởng vững chắc cho ngành công nghiệp mỹ phẩm Việt Nam trong tương lai.