Chưa đến tuổi nghỉ hưu có được nhận lương hưu sớm?
Người đang giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống trăm năm qua của ngôi nhà cổ này chính là ông Trần Thanh Nghị (51 tuổi), hậu duệ đời thứ 5 của gia tộc. Được nghe kể từ bà nội và ba, đến nay ông Nghị đã tích góp cho mình và gia đình những giai thoại truyền đời của tổ tiên. Ông Nghị cho biết trong trí nhớ của mình, ông chỉ biết xuất thân của bà sơ (là bà Nguyễn Thị Hạnh), là người gốc Gia Định, sống khu phía tây nam (thuộc Q.8, TP.HCM bây giờ). Xưa kia, bà Hạnh là bá hộ giàu có, làm "công xi heo", tức làm nghề giết mổ, buôn bán thịt heo. Bà Hạnh là đầu mối lớn, giao thịt heo cho các chợ lân cận trong khu vực. Bà Hạnh sở hữu ngôi nhà gỗ lớn, nằm sát đường cái, phía trước là con kênh (thuộc bến Bình Đông bây giờ). Do đó, mỗi lần giao dịch buôn bán, ghe bầu chở heo từ các tỉnh miền Tây đều tấp vào bến trước nhà bà sơ của ông Nghị. Thuật đại khái những lời từ bà nội, ông Nghị kể rằng, nhà bà sơ thuộc loại lớn nhất nhì vùng đó, rất giàu có. Nhà được làm bằng gỗ quý, với những hàng cột to, cao, diện tích lớn. "Nhà có mướn hai người, không làm việc gì khác ngoài việc mỗi ngày lau cột nhà. Khi lau phải bắt thang tre, rồi leo lên, người làm lấy bao bố nhún với dầu dừa sau đó bọc vào cột và ôm tuột xuống. Hai người đó được mướn chỉ để lau cột đó thôi", ông Nghị kể.Đồng thời, trước đó, vào khoảng năm 1910, bà sơ ông Nghị đã mua mảnh đất lớn ở khu vực xung quanh chùa Đức Lâm (nằm ở đường Gò Cẩm Đệm, Q.Tân Bình bây giờ) để làm nghĩa trang và xây nhà mồ từ đường thờ tổ tiên. Ngôi từ đường được xây theo phong cách "nhà nóc bánh ú" đơn sơ gồm mái ngói âm dương, tường gạch đúc đơn sơ. Từ đường này cũng chính là địa điểm mà ngôi nhà cổ 115 tuổi của ông Nghị đang ở. Về sau, bà sơ giao sự nghiệp cũng như khu nghĩa trang cùng nhà từ đường lại cho bà cố ông Nghị là bà Phạm Thị Sách. Tuy nhiên, thời gian sau, khoảng năm 1940 bà Sách lại bỏ nghề "công xi heo" để quy y Phật pháp. Từ đó, nghề làm "công xi heo" gia truyền của gia đình cũng mất dần. Thời điểm cuối năm 1944, bà Phạm Thị Yên, người con thứ 7 của bà Phạm Thị Sách tốt nghiệp dược sĩ ở Pháp rồi trở về Sài Gòn mở tiệm thuốc Tây mang tên Phạm Thị Yên. Thấy vậy, bà Phạm Thị Sách bán hết gia sản rồi mua nhiều nhà ở trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn để con gái kinh doanh thuốc và cho thuê. Lúc đó những tiệm thuốc Tây này dần trở thành đầu mối chính, cung cấp cho các bệnh viện lớn. Kinh tế gia đình từ đó tiếp tục hưng thịnh. "Tiệm thuốc chuyên nhập các loại thuốc chủ yếu là cảm, sốt, tiêu chảy… để kinh doanh cũng như lén đưa vào chiến khu D cho cách mạng", ông Nghị chia sẻ và tiết lộ rằng: "Nhà tôi thuộc dạng "tam đại đồng đường", có nghĩa nhờ nhà bán thuốc mà nuôi cả dòng họ và mọi người đều ở chung nhà. Chưa kể, đặc điểm của dòng họ có truyền thống "âm thịnh dương suy", người nam toàn làm rễ. Tài sản, sự nghiệp gì đều truyền lại cho người nữ". Khoảng năm 1950, quá trình hoạt động của bà Yên bị bại lộ. Các nhà thuốc bị bán hết, nhiều người trong gia đình tìm hướng rẽ khác nhau. Bà nội ông Nghị là bà Nguyễn Thị Huê dọn về khu nghĩa trang và nhà từ đường sinh sống. Bà Huê lấy chồng năm 16 tuổi, sinh được 19 người con. Chồng làm biện lý tòa án ở trong Sài Gòn. Ông Trần Hữu Chí (là ba ông Nghị) là người con thứ 10 trong gia đình và cũng là người được giao trọng trách giữ nhà từ đường sau này. Khi trở về sinh sống, bà Huê cải tạo lại nhà từ đường thành nhà để ở và gần như vẫn giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà và khu đất xung quanh. Tuy nhiên, về sau, một phần mảnh đất nghĩa trang được bà Sách chia lại cho các con để xây nhà sinh sống, tức anh chị em của bà Huê. Khu vực bán kính xung quanh nhà ông Nghị hiện tại đa phần là những người trong cùng dòng họ với nhau. Ông Nghị kể tiếp, vì quá giàu có nên bà nội ông luôn sống trong nhung lụa. Hầu như cuộc đời bà Huê chỉ biết sinh con và đánh bài tứ sắc mỗi ngày. Còn với bà cố, luôn có truyền thống khi con gái xuất giá, lấy chồng sẽ được tặng một bộ nữ trang có đính hột xoàn cùng 20 cây vàng làm của hồi môn. Do đó, bà nội ông Nghị cũng được thừa hưởng tương tự. "Tôi còn nhớ mỗi lần hết tiền bà nội lại nại một hột lớn lắm rồi mang ra chợ bán. Giá trị của bộ nữ trang này mà quy đổi ra thời này chắc giá trị rất lớn", ông Nghị nói. Từ năm 2006, ông Nghị bắt đầu tiếp quản ngôi nhà cổ này từ ba và bắt đầu cải tạo sửa chữa gia cố, tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên vẹn kết cấu chung của ngôi nhà. Ngôi nhà được chia làm 3 gian chính, đậm chất Nam bộ. Bao gồm gian thờ, khu thảo bạt (khu vực sinh hoạt chung), gian bếp và phòng ngủ. Dù trải qua trăm năm nhưng kết cấu ngôi nhà vẫn với mái ngói âm dương, hệ kèo gỗ, cột chính trong nhà là loại gỗ căm xe cùng tường xây bằng gạch đúc hoàn toàn. Bên dưới chân móng được lót lớp gạch lớn, mỗi viên nặng khoảng 5 kg. Phía trước ngôi nhà là hành lang, sau là ba cửa chính vòng cung "nam tả, nữ hữu". Bao bọc xung quanh nhà hiện nay là con hẻm bê tông nhỏ. Diện tích nhà hiện nay lên đến 250 m2 . Càng về sau, con hẻm được nâng lên, nên nhìn vào ngôi nhà như đang "chìm xuống" lòng đất. Những vật dụng theo nhà từ thời trước có tuổi đời gần trăm tuổi như: bộ ván gỗ đỏ, bộ bàn ghế gỗ hình chữ nhật và các bàn thờ cẩm xà cừ được ông gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Ông Nghị bày tỏ, ở nhà cổ trăm tuổi rất cực. Để ngôi nhà không rơi vào cảnh hoang tàng, xuống cấp ông phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và công sức. Ông sợ nhất vào mùa mưa, nước ngập làm chân tường nhà càng thêm ẩm mục. Nếu sửa chữa tổng thể nhà rất khó. Chỉ cần đụng vào kết cấu, nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiệm vụ giữ nhà cổ từ đường cũng lắm công phu, ông phải chọn loại nụ xông trầm và nhang trầm để thắp cho tổ tiên bởi theo ông nhựa của trầm sẽ chống mối mọt. Chưa kể khi giữ những món đồ trong nhà, ông phải lắp nhiều camera, khóa 2 đến 3 lớp cửa mới đảm bảo an toàn. Mỗi ngày thắp nhang, ông phải tắm sạch sẽ, thay bộ đồ bà ba, khấn vái từng ông bà tổ tiên. Công đoạn này ông mất đến 30 phút mỗi ngày. Dù ngôi nhà đã cũ, nhưng đây như là giá trị tinh thần, văn hóa, kiến trúc, đồ vật lớn đối với ông và dòng họ. Mỗi năm, trong nhà ông phải thực hiện đến 8 lễ cúng giỗ, chưa kể giao thừa, Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, điều ông tâm tư bây giờ tìm được con cháu tiếp nối, giữ gìn ngôi nhà cũng như giá trị truyền thống của tổ tiên khi xưa.Thưởng thức đa dạng bánh dân gian, trái cây… tại Lễ hội sông nước TP.HCM
Biển thì lúc nào cũng đẹp. Nhưng cái thời khắc làm cho ta cảm xúc nhất, và cảm nhận rõ nhất cái bao la, mênh mông, buồn thăm thẳm và cảm thấy cuộc đời ta bé nhỏ, lênh đênh và trôi dạt nhất, là lúc chiều xuống chạng vạng, chỉ mình ta với biển:
Cô gái Pháp gặp cha mẹ ruột sau 30 năm bằng bức ảnh được đăng trong 2 tiếng: Phép màu kỳ diệu
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025) T.Ư Đoàn tổ chức Chương trình giao lưu tiếp lửa truyền thống với chủ đề "Đảng là lẽ sống của tôi" tại đình Tân Trào (H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).Tham dự chương trình có anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam; lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang cùng các chuyên gia, nhân chứng lịch sử và đoàn viên, thanh niên. Chương trình còn được kết nối tới các điểm cầu tại Hà Nội, Nghệ An và TP.HCM.Tại điểm cầu Nghệ An, các bạn trẻ đã được nghe cuộc trò chuyện với chị Phạm Thị Oanh, một hướng dẫn viên đã có 15 năm công tác tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Làng Sen, H.Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.Chị Oanh xúc động kể lại hành trình nhiều năm gắn bó, truyền tải tới du khách những câu chuyện vô cùng xúc động về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ. Theo chị Oanh, điều để lại ấn tượng nhất với chị là khi kể về câu chuyện những người thân của Bác mất, nhưng Bác cũng không thể về chịu tang và đã hy sinh việc nhà, để thực hiện "ham muốn tột bậc là nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để rồi trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đưa đất nước đấu tranh giành được độc lập.Tại đình Tân Trào cũng diễn ra cuộc giao lưu ấn tượng với các nhân vật đặc biệt. Đó là cụ Hoàng Ngọc (89 tuổi), nhân chứng sống cuối cùng tại Tân Trào từng được gặp Bác Hồ và chứng kiến khí thế hào hùng của những ngày tổng khởi nghĩa.Cụ Ngọc cũng là một trong những thành viên của Đội Nhi đồng cứu quốc được chính Bác Hồ lựa chọn và giao nhiệm vụ khi tới Tân Trào. Cụ kể về kỷ niệm gặp Bác Hồ khi Người về nước. Lúc đó mới 8 - 9 tuổi nhưng cụ vẫn nhớ như in những sự kiện trọng đại diễn ra tại Tân Trào và những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhắn gửi tới thế hệ trẻ, cụ Ngọc cho biết, cả cuộc đời của mình đã gắn bó với Đảng và luôn tin tưởng có cách mạng sẽ có tất cả. "Ngày nay thanh niên cần phải học lịch sử, dù xã hội có tiên tiến như thế nào, tuổi trẻ cũng phải học và hiểu sự hy sinh của cha ông để đất nước được độc lập, thống nhất. Đồng thời, tuổi trẻ phải không ngừng học tập nắm vững khoa học kỹ thuật, để bảo để vệ đất nước, bảo vệ nhân dân" cụ Ngọc nhắn gửi.Tại chương trình, phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Viết Thông (nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận T.Ư) đã ôn lại lịch sử thành lập Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng suốt 95 năm qua. Ông Thông nhắn gửi thế hệ trẻ phải luôn ghi nhớ ngày 3.2, bởi đó là ngày thành lập Đảng và những thành tựu mà Đảng đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Chia sẻ tại chương trình, bạn Chu Hoa Bảo Trâm (sinh viên năm 2 chuyên ngành Kinh tế chính trị quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương) cho biết được may mắn lớn lên trong hòa bình và trưởng thành nhờ tham gia công tác Đoàn, Đội. "18 tuổi tôi được kết nạp Đảng, là vinh dự lớn lao của bản thân và luôn nhắc nhở mình không ngừng cố gắng, hoàn thiện bản thân để lan tỏa hành động đẹp tới các bạn trẻ", Trâm chia sẻ. Theo Trâm, ngày nay các bạn trẻ có màu sắc cá nhân riêng, nhưng đều có mong muốn được trau dồi bản thân, để vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Muốn vậy, tuổi trẻ cần gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa, hiểu về lịch sử và cuộc kháng chiến của dân tộc. Đây là chìa khóa để tuổi trẻ tự tin bước vào kỷ nguyên mới."Các bạn phát huy bản sắc của mình nhưng cần theo định hướng chung của Đảng, để trở thành lực lượng mới đưa đất nước tiến lên. Là thế hệ trẻ lớn lên trong thời bình, mình luôn cảm thấy biết ơn và vô cùng tự hào vì có Đảng lãnh đạo. Mình luôn cố gắng phấn đấu, trau dồi để trở thành người vừa hồng vừa chuyên như Bác Hồ từng mong muốn", Trâm bày tỏ.
Từ khi còn là một sinh viên trường y, bác sĩ trẻ Trương Văn Khánh Nguyên (33 tuổi, Phó trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị) đã định hướng trở thành một bác sĩ tim mạch. Nhưng chưa dừng lại ở đó, bác sĩ Nguyên không ngừng nỗ lực để nâng cao tay nghề bằng những nghiên cứu khoa học."Tôi luôn mong muốn sẽ trở thành một bác sĩ tim mạch giỏi, có thể chữa bệnh cho thật nhiều người mắc bệnh lý tim mạch, đặc biệt là những ca bệnh hiếm gặp. Sau mỗi lần như thế, tôi lưu lại hình ảnh, quá trình phẫu thuật can thiệp rồi tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu", bác sĩ Nguyên chia sẻ.Các đề tài nghiên cứu khoa học của anh thường là những nghiên cứu về diễn biến, sự cố y khoa, cách xử lý... sau mỗi trường hợp đặc biệt. Song, đó là những kinh nghiệm quý báu để anh tự hoàn thiện bản thân và có cơ hội được tham dự nhiều hội thảo trong nước và quốc tế."Tôi từng tham gia phẫu thuật can thiệp cho một trường hợp biến chứng thủng mạch vành, lỗ thủng rất lớn nên dụng cụ bít mạch thông thường (covered stent) không giải quyết được. Trong lúc cấp bách, chúng tôi quyết định làm covered stent tự chế bằng những dụng cụ có sẵn", bác sĩ Nguyên nhớ lại.Sau khi ca phẫu thuật can thiệp thành công, bác sĩ Nguyên lưu lại các hình ảnh, cách làm covered stent tự chế và tiếp tục nghiên cứu, viết thành một báo cáo nghiên cứu khoa học. Đầu năm 2025, bác sĩ Nguyên đưa đề tài này tham gia báo cáo tại Hội thảo tim mạch can thiệp tại Singapore do Hội Tim mạch học Singapore tổ chức, tham gia cuộc thi "Ca lâm sàng hay nhất", đoạt giải nhất và được nhiều bác sĩ nước bạn tìm đến trao đổi."Hội thảo và cuộc thi quy tụ nhiều bác sĩ đến từ Nhật Bản, Indonesia, Malaysia... Đề tài của tôi may mắn đoạt giải nhất và được các bác sĩ nước bạn quan tâm. Đối với tôi đây là một thành công lớn của bản thân, không chỉ có cơ hội được học hỏi mà còn để bạn bè quốc tế biết đến ngành y tế tỉnh nhà cũng như tim mạch của Việt Nam đang rất phát triển", bác sĩ Nguyên chia sẻ.Bác sĩ trẻ tài năng Trương Văn Khánh Nguyên còn đảm nhận chức vụ Bí thư chi đoàn Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, Phó chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Quảng Trị. Trong những lần cùng Chi đoàn, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Quảng Trị tổ chức các hoạt động vùng cao, anh luôn mong muốn sẽ làm được nhiều thứ hơn nữa dành cho đồng bào thông qua việc thăm khám, cấp phát thuốc miễn phí.Suốt 5 năm công tác tại quê hương, bác sĩ Nguyên đã có hơn 20 đề tài nghiên cứu khoa học về các ca bệnh đặc biệt, trong số đó có những đề tài giúp anh có cơ hội giao lưu, học hỏi với bạn bè quốc tế. Song, vị bác sĩ trẻ vẫn có những trăn trở với quê hương, với những vùng khó khăn."Vừa qua, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Quảng Trị tổ chức một chuyến từ thiện ở vùng bản làng khó khăn thuộc tỉnh Savannakhet (Lào). Tại đây, tôi tham mưu với cấp trên tổ chức sàng lọc bệnh tim cho trẻ em và phát hiện ra có một số ca bệnh tim bẩm sinh. Tôi rất mong muốn được đưa ca bệnh này về Việt Nam để điều trị nhưng lại vướng mắc nhiều thủ tục, chi phí", bác sĩ Nguyên chia sẻ.Bác sĩ Nguyên cũng mong muốn có thêm nhiều câu lạc bộ thường xuyên nghiên cứu khoa học để các bác sĩ có môi trường giao lưu, nâng cao tay nghề, qua đó có thể trực tiếp điều trị thành công cho các ca bệnh nặng ở vùng sâu, vùng xa mà không cần phải chuyển tuyến.Chị Bùi Thị Vân Anh, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Quảng Trị, đánh giá cao tinh thần hăng say với công việc, với các nghiên cứu khoa học và tích cực tham gia hoạt động Đoàn, Hội của bác sĩ trẻ Trương Văn Khánh Nguyên."Các nghiên cứu khoa học của bác sĩ Nguyên rất có ích với những người đồng nghiệp, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ trẻ của tỉnh Quảng Trị. Năm 2023, anh được Tỉnh đoàn Quảng Trị trao danh hiệu Gương mặt trẻ tiêu biểu, minh chứng cho những nỗ lực không ngừng trong quá trình làm việc, nghiên cứu", chị Vân Anh nói.
Kinh hoàng ô tô con chạy ngược chiều, suýt đâm trực diện xe đi đúng luật
Nhưng phán quyết gần đây cho phép anh được tiếp tục hiến tặng cho những bậc cha mẹ từng có con do anh hiến tặng, nên ông Meijer lại tiếp tục hiến cho những người này.