Con đường trở thành kỹ sư ngành bán dẫn bắt đầu từ đâu?
Ngày 26.2, Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam (Công ty VWS) phối hợp Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an H.Bình Chánh (TP.HCM) diễn tập các phương án phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (thuộc Công ty VWS).Buổi diễn tập có sự tham của tất cả cán bộ, công nhân viên, người lao động đang làm việc tại Công ty VWS. Tình huống cháy giả định ở khu vực văn phòng thuộc nhà điều hành VWS.Trong quá trình diễn tập, lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ của Công ty VWS được hướng dẫn các bước triển khai khi xảy ra cháy, cách sử dụng bình chữa cháy, thực tập phun xịt chữa cháy, sơ cứu vết thương, cứu chữa người gặp nạn...Qua đó, lực lượng tại chỗ có thể tự ứng phó với các tình huống khi xảy ra cháy trước khi lực lượng chuyên nghiệp đến hiện trường vụ cháy.Công an H.Bình Chánh cũng huy động nhiều cán bộ, chiến sĩ cùng xe chỉ huy, xe chữa cháy chuyên dùng, xe thang, xe cứu thương… triển khai các phương án chữa cháy và hỗ trợ công ty trong buổi diễn tập.Anh Đỗ Minh Quang, Đội phó Đội PCCC cơ sở (thuộc Công ty VWS) cho biết, việc phòng cháy chữa cháy rất quan trọng và phải thực hiện đầy đủ, nhanh chóng nhằm bảo vệ an toàn tính mạng của con người và tài sản.Nhận xét chung tình huống thực tập, đại diện Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an H.Bình Chánh đánh giá, lực lượng phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại chỗ của Công ty VWS đã phản ứng nhanh, triển khai lực lượng kịp thời và sử dụng các phương tiện chữa cháy thành thục.Thay mặt Ban tổng giám đốc Công ty VWS, ông Dương Văn Cường, Giám đốc hành chính Công ty VWS cho biết, luôn đặt quan tâm hàng đầu về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của công ty. Do đó, định kỳ mỗi năm, Công ty VWS đều tổ chức diễn tập đều đặn, thường xuyên các hoạt động này.Theo ông Cường, Công ty VWS đã đầu tư chi phí hàng tỉ đồng mỗi năm, không chỉ với công tác phòng cháy chữa cháy mà còn liên quan các hoạt động như đảm bảo an toàn lao động, sử dụng điện, làm việc trong môi trường mùa nắng nóng… Trong đó, chi phí đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy được đầu tư nhiều nhất.Ngoài ra, Công ty VWS còn thường xuyên trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy như ống cứu hỏa, máy cứu hỏa, bảo trì thường xuyên đường nước cứu hỏa…Cũng trong ngày 26.2, Công ty VWS chào đón đoàn học sinh cấp tiểu học Trường Quốc tế SSIS đến tham quan, tìm hiểu mô hình tái chế rác. Mục đích của chuyến tham quan nhằm giúp các em hiểu thêm về quy trình xử lý chất thải. Qua đó, giúp các em có cái nhìn thực tế hơn sau khi tiếp thu kiến thức học ở trường, đồng thời giúp các em có ý thức hơn về tác hại của rác thải, chung tay giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp.Tại đây, ông Kevin Moore, Giám đốc điều hành Công ty VWS đã giới thiệu về quá trình thành lập và quy trình xử lý chất thải tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, như nhà máy xử lý nước rỉ rác, nhà máy thu và phát điện từ khí gas của bãi chôn lấp, nhà máy tái chế… Đặc biệt trong Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước có một vườn thú nuôi nhiều loại thú cưng như hươu, nai, chim công…Trong nhiều năm qua, Khu Liên hợp xử lý chất thải Đa Phước của Công ty VWS đã trở thành điểm tham quan, học tập của rất nhiều học sinh, sinh viên trong nước, quốc tế đến tìm hiểu về vấn đề xử lý rác và nước thải nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.Không gian yên bình trong ngôi nhà Hàn Quốc với phong cách thiết kế Nhật Bản
Tại cửa hàng chuyên về hoa khô trên đường Phan Đình Phùng, Q.Phú Nhuận (TP.HCM), không khí ngày Valentine vô cùng nhộn nhịp. Các nhân viên tất bật chuẩn bị từng hộp hoa khô kết hợp baby three, gói ghém cẩn thận để kịp giao cho khách.Nguyễn Như Thảo (28 tuổi), chủ tiệm Suri's Concept, cho biết lượng khách năm nay đông hơn hẳn. "Mọi năm hoa khô vốn đã được yêu thích vì bền lâu, nhưng năm nay baby three trở thành điểm nhấn mới, khiến khách hàng thích thú. Chỉ trong vài giờ sau khi đăng bộ sưu tập Valentine, hàng trăm tin nhắn đặt trước đổ về, có người chờ cả tuần chỉ để sở hữu đúng mẫu họ mong muốn", Thảo chia sẻ. Trước nhu cầu tăng cao, tiệm của cô phải huy động toàn bộ nhân lực, làm việc liên tục để hoàn thành đơn hàng kịp giao cho khách.Mỗi hộp hoa tại tiệm Thảo đều được làm thủ công trong 2-3 giờ đồng hồ. Vì là hoa khô, từng cánh hoa đều phải được xử lý tỉ mỉ để có độ xòe tự nhiên, đảm bảo bố cục hài hòa. "Hoa khô là hoa thật 100%, được sấy khô bằng công nghệ cao cấp để giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên và có độ bền từ vài tháng đến vài năm. Đặc biệt, những tông màu pastel như be, hồng, tím nhạt luôn được ưa chuộng vì mang lại cảm giác nhẹ nhàng, lãng mạn", Thảo nói.Dịp Valentine này, cô chủ tiệm còn ra mắt nhiều mẫu thiết kế mang ý nghĩa đặc biệt như hoa hình cô dâu – chú rể, tượng trưng cho sự gắn kết, hay hoa khô hình trái tim thể hiện tình yêu vững bền. Những bó hoa đơn giản nhưng thanh lịch cũng được nhiều người lựa chọn, thay vì các thiết kế quá cầu kỳ. Giá các hộp hoa dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, tùy vào kích thước và mức độ tỉ mỉ trong từng chi tiết. Đặc biệt, những mẫu kết hợp baby three thường có giá cao hơn do sức "nóng" của món đồ chơi này.Nguyễn Văn Nhân (29 tuổi), người thiết kế chính của tiệm, cho biết baby three giúp hộp hoa trở nên đặc biệt hơn. Nhiều khách còn tự mang đồ chơi đến tiệm để nhờ gắn vào hộp hoa, tạo dấu ấn riêng cho món quà."Các bạn thường thích săn lùng những mẫu baby three phiên bản giới hạn, tuy nhiên thường trên thị trường chỉ có số lượng ít. Để đáp ứng nhu cầu, tiệm nhập nguyên kiện với số lượng lớn, giúp khách hàng đặt trước có cơ hội sở hữu đúng phiên bản mong muốn. Tụi mình thường thức đêm xem livestream trên mạng xã hội Douyin, chọn lọc kỹ từng mẫu trước khi quyết định nhập về. Nếu màu sắc và chất liệu đẹp, tụi mình mới mang về để khách có thể sở hữu sớm nhất", Nhân nói.Theo Nhân, dù hoa tươi vẫn là lựa chọn phổ biến vào ngày Valentine, nhưng hoa khô ngày càng được ưa chuộng nhờ khả năng lưu giữ lâu dài. Một hộp hoa khô có thể được bảo quản hơn một năm mà không lo úa tàn. So với hoa tươi, hoa khô không chỉ bền hơn mà giá thành cũng ổn định, không bị đội lên quá cao vào dịp lễ. Khi giao hàng, tiệm luôn lau chùi cẩn thận để hoa sạch bụi, đảm bảo đến tay khách vẫn nguyên vẹn, không bị xô lệch.Ngắm nghía hộp hoa baby three, Phan Hoàng Anh (26 tuổi), ngụ ở Q.Bình Thạnh (TP.HCM) quyết định chốt một hộp màu hồng pastel để tặng bạn gái. Bên trong là baby three phiên bản hải sản. Anh cho biết bạn gái mê mẩn món đồ chơi này đã lâu và hiện sưu tầm hơn 20 con.Để món quà thêm ý nghĩa, Hoàng Anh cẩn thận dặn tiệm ghi tên bạn gái lên hộp và thắt nơ thật chỉn chu. Trên các tuyến đường như Võ Văn Ngân, Hoàng Diệu 2, Kha Vạn Cân (TP.Thủ Đức, TP.HCM), không khí Valentine trở nên nhộn nhịp với hàng loạt gian hàng hoa rực rỡ. Đáng chú ý, bên cạnh những sạp hoa tươi truyền thống, nhiều điểm bán baby three cũng mọc lên, thu hút sự quan tâm của khách hàng. Người mua tấp nập ra vào, có người chọn hoa, có người dừng lại ngắm nghía baby three. Thậm chí, không ít khách ban đầu định mua hoa nhưng sau cùng lại quyết định "chốt đơn" một hộp baby three, món quà đang tạo nên cơn sốt trong mùa Valentine năm nay.Nguyễn Huy Hoàng, sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết đã chốt một con baby three phiên bản 12 con giáp để tặng bạn gái. "Bạn gái mình rất thích "đập hộp", nên mình nghĩ món quà này sẽ khiến cô ấy bất ngờ. Mình còn nhờ người bán gói hộp thật đẹp để món quà trông ấn tượng hơn", Hoàng nói.
Tuyển quần vợt chọn Đà Lạt làm sân nhà Davis Cup
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.
Khai thác bệnh sử, các y bác sĩ tại bệnh viện ghi nhận trước đó bệnh nhân V. có sử dụng dương vật giả để cho vào hậu môn sau đó không lấy ra được.
Dùng tài khoản Facebook xúc phạm cô ruột, bị phạt 7,5 triệu đồng
Phan Vũ Quý kể vào năm 2022, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM thì quyết định ở lại TP.HCM để tìm cơ hội việc làm. Chàng sinh viên mới ra trường năm ấy may mắn được một công ty tư nhân chuyên về lập trình máy tính nhận vào làm việc. Thế nhưng khi có lệnh khám nghĩa vụ quân sự, Quý sẵn sàng lên đường nhập ngũ."Mới ra trường, chưa có kinh nghiệm nên mình chỉ được trả mức lương đủ sống. Sau khoảng 2 năm làm việc ở đây, mình cảm thấy tay nghề của bản thân đã vững vàng hơn nên xin nghỉ việc. Mình mau chóng tìm được việc làm tại một công ty khác cùng ngành nghề và được trả mức lương 20 triệu đồng/tháng", Quý nói.Với Quý, mức thu nhập này rất ổn, thậm chí là mức mà rất nhiều người khi làm ăn xa quê ao ước. Quan trọng, Quý còn được làm việc đúng chuyên ngành đã học, nên càng có nhiều cơ hội để thăng tiến hơn.Mặc dù có công việc ổn định, song khi nhận được lệnh khám tuyển nghĩa vụ quân sự từ quê nhà Hà Tĩnh, Quý đã lập tức bắt xe trở về quê."Vào tháng 11.2024, sau khi gia đình gọi điện báo tin, mình đã xin công ty nghỉ việc mấy ngày để về quê khám tuyển. Trong thời gian chờ kết quả, mình quay trở lại TP.HCM để tiếp tục công việc. Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, mình nhận được thông báo trúng tuyển nghĩa vụ quân sự nên đã làm đơn xin nghỉ việc để về quê thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng", Quý tâm sự.Theo Quý, việc được khoác lên bộ quân phục là niềm vinh dự và trách nhiệm mà bản thân phải thực hiện với tư cách một công dân đối với Tổ quốc. Do đó, dù công việc phải gác lại nhưng nam tân binh không hề buồn phiền, cho rằng môi trường quân ngũ là cơ hội để bản thân được rèn luyện, trải nghiệm.Hiện Quý đã nhận được quân tư trang và luôn trong tâm thế sẵn sàng lên đường tòng quân vào ngày 14.2 sắp tới.Trách nhiệm đối với đất nước là quan trọng nhất nên tôi nói với con không cần lăn tăn gì khi phải dừng công việc. Nếu đã có tay nghề thì chẳng sợ không xin được việc làm sau này. Chỉ mong cháu hoàn thành nhiệm vụ, cố gắng rèn luyện thật tốt nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại hiện nay.Bà Nguyễn Thị Tửu (62 tuổi, mẹ Quý) cho biết vợ chồng bà sinh được 4 người con, Quý là con út. Khi biết tin con trai trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, bà đã gọi điện động viên, bảo đây là nghĩa vụ thiêng liêng của Tổ quốc."Trách nhiệm đối với đất nước là quan trọng nhất nên tôi nói với con không cần lăn tăn gì khi phải dừng công việc. Nếu đã có tay nghề thì chẳng sợ không xin được việc làm sau này. Chỉ mong cháu hoàn thành nhiệm vụ, cố gắng rèn luyện thật tốt nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời đại hiện nay", bà Tửu bộc bạch.Cách đây mấy ngày, gia đình bà Tửu cũng làm mấy mâm cơm mời người thân, hàng xóm và bạn bè, xem đây như buổi chia tay để con trai yên tâm lên đường thực hiện nghĩa vụ công dân.Theo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh, năm 2025 tỉnh này tuyển 1.300 chỉ tiêu thanh niên nhập ngũ vào các đơn vị, gồm: Bộ Tư lệnh Vùng 3 Quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh, Trung đoàn 841 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh) và Sư đoàn 324, 968, 341, Lữ đoàn 206 (Quân khu 4). Trong đó, số công dân có trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT và CĐ, ĐH chiếm trên 84%.