Học trò xinh như hoa hậu của Ngọc Sơn giành quán quân 'Tỏa sáng sao đôi'
Cơ quan quản lý bay của UAE thông báo: "Một máy bay nhỏ vận hành bởi Hãng hàng không Jazirah đã rơi xuống biển, khiến cả cơ trưởng và cơ phó tử nạn".Theo Royal News dẫn tuyên bố của cơ quan quản lý bay của UAE, vụ tai nạn xảy ra ngay sau khi máy bay cất cánh từ khu vực gần một khách sạn cao cấp dọc bờ biển. Các nạn nhân mang quốc tịch Ấn Độ và Pakistan."Báo cáo ban đầu cho thấy máy bay mất liên lạc qua sóng radio và đã thử hạ cánh khẩn cấp. Bất chấp những nỗ lực cấp cứu, cả 2 nạn nhân đều qua đời do bị thương nặng", cơ quan này khẳng định.Tổng cục hàng không dân dụng UAE (GCAA) tuyên bố rằng Ban điều tra tai nạn hàng không trực thuộc cơ quan này đã nhận được báo cáo về vụ tai nạn. Các nhóm và cơ quan có liên quan đang tiếp tục điều tra để xác định nguyên nhân của vụ việc. GCAA xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình và người thân của các nạn nhân.Trong một diễn biến khác, ít nhất 71 người đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông ở quận Bona thuộc vùng Sidama (Ethiopia), theo AFP ngày 29.12. Phát ngôn viên khu vực Sidama Wosenyeleh Simion cho biết thêm: "Năm người đang trong tình trạng nguy kịch và đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bona". Ông Wosenyeleh cho hay chiếc xe tải đã trượt khỏi cầu và rơi xuống sông, đồng thời con đường có nhiều khúc cua. Đài phát thanh nhà nước Ethiopia (EBC) cũng đưa tin rằng các hành khách đang trên đường đến dự một đám cưới và gặp tai nạn.Trao tiền bạn đọc giúp gia đình bị tai nạn
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.
Lò 'bánh trường thọ' nức tiếng Chợ Lớn dịp tết: Làm gấp 10 lần, khách nườm nượp
Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên, vào lúc 10 giờ sáng 9.1, giá vàng miếng tăng thêm nửa triệu đồng một lượng, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC niêm yết mua vào với giá 84,5 triệu đồng, bán ra 86 triệu đồng. Các công ty kinh doanh vàng bạc đá quý khác cũng có giá giao dịch vàng miếng bằng với Công ty SJC.Tương tự, vàng nhẫn 4 số 9 được Công ty SJC tăng 500.000 đồng, đưa giá mua vào lên 84,5 triệu đồng, bán ra 85,8 triệu đồng. Công ty PNJ tăng thêm 500.000 đồng khi mua vào 84,6 triệu đồng, bán ra tăng 300.000 đồng lên 85,5 triệu đồng; Công ty Phú Quý tăng 200.000 đồng, mua vào lên 84,7 triệu đồng và bán ra lên 86 triệu đồng…Giá vàng thế giới hồi phục trở lại lên 2.657 USD/ounce, tăng 10 USD so với hôm qua. Giá vàng tăng lên cao nhất gần 4 tuần sau khi báo cáo việc làm khu vực tư nhân yếu hơn dự kiến trong tháng 12. Cụ thể, báo cáo việc làm quốc gia của ADP cho thấy nền kinh tế Mỹ đã bổ sung thêm 122.000 việc làm trong lĩnh vực tư nhân vào tháng 12.2024, thấp hơn so với ước tính của các nhà kinh tế là tăng 140.000. Còn trong một báo cáo riêng của Bộ Lao động Mỹ cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp là 201.000 đơn trong tuần trước, thấp hơn so với dự báo 218.000 đơn. Điều này làm dấy lên hy vọng rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể ít thận trọng hơn về việc nới lỏng lãi suất trong năm nay.Giá USD trên thị trường thế giới tăng mạnh. Các ngân hàng trong nước cũng tăng giá USD lên mức kịch trần.
Chiều 3.1, T.Ư Đoàn đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đảng cơ quan T.Ư Đoàn với sự chủ trì của anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư Đảng ủy, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; anh Nguyễn Thanh Tùng, Phó bí thư thường trực Đảng ủy T.Ư Đoàn.Năm 2024, Đảng ủy T.Ư Đoàn đã chủ động, nỗ lực triển khai toàn diện, kịp thời, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ. Đội ngũ cán bộ, đảng viên của cơ quan tiếp tục phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Ban Thường vụ Đảng ủy đã chỉ đạo các cơ quan tham mưu xây dựng và ban hành sớm các kế hoạch, chương trình công tác trọng tâm của Đảng ủy T.Ư Đoàn trong năm 2024. Tổ chức 14 hội nghị thường kỳ và bất thường cho ý kiến kịp thời các nội dung quan trọng, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm nhằm chuẩn bị tổ chức Đại hội đảng bộ, chi bộ trực thuộc và Đại hội đại biểu Đảng bộ T.Ư Đoàn lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Trong năm 2024, Đảng ủy T.Ư Đoàn đã tổ chức, thực hiện 969 đầu việc; xây dựng, ban hành 144 tờ trình, 561 công văn chỉ đạo, 8 kế hoạch, 4 chương trình, 45 báo cáo, 1 quy chế, 1 đề án, 151 quyết định và các loại văn bản khác, nhằm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, cụ thể hóa nhiệm vụ trên các mặt công tác khác nhau. Đảng ủy T.Ư Đoàn cũng cho biết: năm qua phương thức lãnh đạo có nhiều đổi mới, đồng thời đảm bảo chặt chẽ theo quy định. Việc triển khai, vận dụng các chỉ thị, nghị quyết trong thực tiễn Đảng bộ T.Ư Đoàn được thực hiện đồng bộ và bám sát điều kiện của từng đảng bộ, chi bộ. Ứng dụng triệt để hệ thống văn phòng điện tử eoffice của T.Ư Đoàn, sổ tay đảng viên điện tử, hệ thống tổ chức hội nghị trực tuyến trong thông tin, liên lạc và tuyên truyền, qua đó các cấp ủy và đảng viên có điều kiện tiếp nhận thông tin chỉ đạo từ sớm và đầy đủ. Ban Thường vụ Đảng ủy đã phối hợp với Ban Bí thư T.Ư Đoàn tiếp tục lãnh đạo các cấp ủy trực thuộc phối hợp với lãnh đạo các ban, đơn vị và cán bộ, đảng viên phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu trong tham mưu triển khai các nội dung công việc theo kế hoạch.Đặc biệt là việc triển khai chủ đề công tác "Năm Thanh niên tình nguyện" của T.Ư Đoàn đạt kết quả cao: đã vận động hơn 10,7 triệu lượt đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện do tổ chức Đoàn, Hội tổ chức; thực hiện hơn 42.000 công trình, phần việc thanh niên (tăng gần 4,5 triệu lượt và gần 1.000 công trình so với cùng kỳ năm trước). Bên cạnh đó, Đảng ủy T.Ư Đoàn cũng đã phối hợp chặt chẽ trong công tác nhân sự của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam trong quá trình chuẩn bị, tổ chức Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029.Đặc biệt, Đảng ủy T.Ư Đoàn đã triển khai việc sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan T.Ư Đoàn theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; chỉ đạo quản lý, phân bổ biên chế gắn với vị trí việc làm; ban hành danh mục chức danh, vị trí lãnh đạo và tương đương tại cơ quan T.Ư Đoàn. Phát biểu kết luận hội nghị, anh Bùi Quang Huy ghi nhận những kết quả đã đạt được năm 2024, trong đó có việc tham gia chuyển đổi số như sử dụng hệ thống văn phòng điện tử, cơ sở dữ liệu đảng viên 3.0…; tham mưu thực hiện chỉ đạo chương trình công tác của Ban Bí thư T.Ư Đoàn.Trong năm 2025, anh Huy đề nghị tập trung thực hiện tốt việc sắp xếp tổ chức Đảng thuộc Đảng bộ T.Ư Đoàn theo tinh thần Nghị quyết 18, để bộ máy thực sự tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hoạt động liên tục, không để trống chức năng, không bị gián đoạn.Anh Huy cũng đề nghị các đơn vị chủ động, chuẩn bị chu đáo các điều kiện tổ chức đại hội chi bộ, đảng bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ; quan tâm nắm bắt tình hình tư tưởng đảng viên…Tại hội nghị, Ban thường vụ Đảng ủy T.Ư Đoàn đã khen thưởng 4 tập thể và 29 cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024.
Khổ vì bị người khác kinh doanh tên thương hiệu y chang mình...
Thời gian qua, người dân liên tục phản ánh về việc điểm du lịch trái phép được xây dựng trên đất nông nghiệp tại khu vực thị trấn Đăk Rve (H.Kon Rẫy, Kon Tum). Điều đáng nói, điểm du lịch này nằm ngay cạnh khúc cua trên đèo Măng Đen (thuộc QL24), tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Theo ghi nhận của phóng viên, điểm tham quan này rộng khoảng 2.000 m2, nằm dọc bên triền đồi nhô ra trên đèo Măng Đen. Tại đây du khách có thể nhìn xuống con sông Đăk S'nghé và thung lũng thị trấn Đăk Rve. Ở ngay cổng điểm du lịch, chủ cơ sở đặt một chòi bán vé với giá 50.000 đồng/người khi sử dụng đồ uống và 30.000 đồng/người nếu chỉ vào ngắm cảnh. Mỗi ngày có hàng trăm lượt người đến điểm du lịch này vui chơi. Để phục vụ du khách nghỉ mát và check in, chủ cơ sở đã dựng nhiều chòi gỗ, mái lợp tranh và một số trụ xích đu bằng gỗ.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, điểm tham quan này được xây dựng trên đất nông nghiệp. Địa phương này cũng đã 2 lần lập biên bản kiểm tra vào tháng 4.2024 và tháng 6.2024. Qua các buổi kiểm tra, UBND thị trấn Đăk Rve xác định, điểm kinh doanh dịch vụ này có diện tích 1.700 m2 nằm tại lô 16, khoảnh 4, tiểu khu 520 thuộc địa phận thôn 4, thị trấn Đăk Rve. Hiện tại thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Người đứng ra đầu tư, xây dựng điểm du lịch này là ông Nguyễn Minh Đạt. Trên thửa đất này ông Đạt đã san lấp mặt bằng và xây dựng 9 chòi gỗ, lợp tranh. Trong đó, 7 chòi phục vụ cho du khách ăn uống, chụp ảnh; 1 chòi bán hàng.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, cả 2 lần kiểm tra cơ quan chức năng đều xác định chủ cơ sở có hành vi vi phạm hủy hoại đất. Tại các biên bản làm việc, đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Nguyễn Minh Đạt dừng mọi hoạt động buôn bán, kinh doanh, tháo dỡ biển hiệu và các chòi xây dựng sai quy định, trả lại hiện trạng ban đầu, nếu không thực hiện thì ông Đạt phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, điểm du lịch nói trên vẫn tồn tại.Ngày 5.3, ông Võ Văn Lương, Chủ tịch UBND H.Kon Rẫy, cho biết trước đây khi đi kiểm tra, cơ quan chức năng của thị trấn Đăk Rve xác định điểm du lịch này có hành vi vi phạm hủy hoại đất là chưa đúng. Qua kiểm tra, huyện xác định các chòi gỗ lợp tranh trong điểm du lịch không xây dựng kiên cố do đó chỉ có hành vi vi phạm sử dụng đất sai mục đích. Theo quy định của pháp luật, khi có nhu cầu đấu nối đường nhánh vào quốc lộ, thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng theo ông Lương, điểm du lịch này chưa được cơ quan chức năng cấp phép đấu nối giao thông vào QL24, trong khi khu vực này nằm ở khúc cua nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Cũng theo ông Lương, huyện đang yêu cầu chủ đầu tư điểm du lịch nói trên tháo dỡ các công trình vi phạm. Nếu không chấp hành, đến ngày 6.3, UBND huyện sẽ tiến hành đưa máy móc đến cưỡng chế bằng cách múc đất chặn tuyến đường vào điểm du lịch này.Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều cùng ngày, ông Nguyễn Minh Đạt, chủ đầu tư điểm du lịch trên, cho biết đã nhận được văn bản yêu cầu tháo dỡ của UBND H.Kon Rẫy và đang chờ đoàn công tác đến làm việc.Tuy nhiên theo ông Đạt, khu vực đèo Măng Đen có rất nhiều chòi gỗ của người dân vi phạm, không riêng điểm du lịch của ông (?). Nếu yêu cầu tháo dỡ thì phải tháo dỡ toàn bộ những chòi gỗ vi phạm. Do đó, dù UBND thị trấn Đăk Rve đã lập biên bản và yêu cầu tháo dỡ nhưng ông vẫn chưa chấp hành.Ông Đạt cũng chia sẻ: "Bây giờ nhà nước đã có chủ trương chính sách để khuyến khích dân làm ăn, giải quyết việc làm. Nhờ cái quán này mà Măng Đen có thêm du khách, tạo được thêm công ăn việc làm cho bà con".Về thông tin điểm du lịch trên chưa được phép đấu nối với QL24, ông Đạt tỏ ra ngạc nhiên: "Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến quy định này và chưa từng được hướng dẫn các thủ tục đó".