'Thuyền trưởng' Cục Hải quan TP.HCM: Luôn nghĩ rộng hơn không gian mình đang đứng
Dải sản phẩm tiên phong trong kế hoạch là thế hệ máy lọc không khí mới như Xiaomi Elite và Xiaomi 4 series (gồm các model: 4 Compact, 4 Lite, 4 và 4 Pro). Những thiết bị này sẽ phù hợp cho từng nhu cầu và diện tích sử dụng khác nhau, trong đó nhấn mạnh vào khả năng làm sạch không khí nhanh, hệ thống lọc bụi mịn tiên tiến, một số mẫu có tính năng tạo ion trong không khí hay khử khuẩn bằng đèn LED UV kết hợp công nghệ Plasma.Các thiết bị được phân phối chính hãng tại Việt Nam, do vậy người dùng sẽ dễ dàng điều khiển thiết bị thông minh trong gia đình từ điện thoại di động với ứng dụng Xiaomi Home và có tích hợp thêm trợ lý ảo của Google hoặc Amazon Alexa để trải nghiệm liền mạch hơn.Ông Neo Chen, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc kinh doanh Xiaomi Việt Nam cho biết trong hệ sinh thái của con người - xe hơi - nhà cửa thì "nhà cửa" là phần quan trọng nhất bởi các thiết bị như TV, robot hút bụi, máy lọc không khí... đều xoay quanh cuộc sống của gia chủ và đồng thời là thị trường khổng lồ chưa được khai phá hết. "Từ nửa cuối năm 2025, chúng tôi sẽ mở rộng dải sản phẩm có mặt tại Việt Nam, dần đưa nhiều thiết bị gia dụng như điều hòa, tủ lạnh, máy giặt và các thiết bị khác", ông Chen chia sẻ.Ông đánh giá Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng về các sản phẩm thông minh, đồng thời cho biết kể từ khi bắt đầu hợp tác cùng Hợp Long với dòng TV vào năm 2022 đến nay, công ty đã liên tục mở rộng danh mục sản phẩm và đạt được mức tăng trưởng doanh số bền vững. "Họ đã trở thành đối tác quan trọng nhất của chúng tôi trong danh mục AIOT", ông Neo Chen nhấn mạnh.Chiến lược mở rộng dải sản phẩm của hãng nhằm hoàn thiện hệ sinh thái con người - xe hơi - nhà, trong đó điện thoại di động ám chỉ con người, các sản phẩm AIOT (kết hợp giữa AI - trí tuệ nhân tạo và IoT - xu hướng vạn vật kết nối qua internet) khác nhau dành cho nhà và xe đồng hành cùng người dùng.
Hyundai Hà Đông: 10 năm đồng hành cùng bạn
Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã bầu bổ sung chức danh Phó bí thư Tỉnh ủy đối với ông Nguyễn Lộc Hà (50 tuổi, quê quán P.Chánh Phú Hòa, TP.Bến Cát, Bình Dương) thay cho ông Nguyễn Hoàng Thao, nguyên Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1.11.2024.Ông Nguyễn Lộc Hà có trình độ cử nhân kiến trúc, cử nhân kinh tế chính trị, cao cấp lý luận chính trị, được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương từ tháng 10.2020.Tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ 41, ông Nguyễn Lộc Hà đã được bầu giữ chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy với 100% số phiếu đồng ý (46/46) nhiệm kỳ 2021-2025.Đến nay, Tỉnh ủy Bình Dương có ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy và 2 Phó bí thư là ông Võ Văn Minh (Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Nguyễn Lộc Hà.Cũng tại hội nghị, Tỉnh ủy Bình Dương đã trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu ông Bùi Minh Thạnh, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2021-2026.Ông Bùi Minh Thạnh (53 tuổi, quê quán P.Chánh Mỹ, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) có trình độ cử nhân xây dựng Đảng, cao cấp chính trị; xuất thân từ cán bộ Đoàn với chức vụ Phó bí thư Thị đoàn Thủ Dầu Một.Trước khi được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh, ông Thạnh từng trải qua các chức vụ: Chủ tịch UBND P.Phú Hòa (TP.Thủ Dầu Một); Chánh văn phòng Thị ủy Thủ Dầu Một, Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một; Phó bí thư thường trực Thành ủy Thủ Dầu Một.
Cà bung thịt ba chỉ thơm ngon khó cưỡng
Hôm nay 20.3, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), đã ký công văn trả lời các sở GD-ĐT Hà Nội, TP.HCM, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị về thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT."Sau khi cân nhắc nhiều yếu tố, Bộ GD-ĐT quyết định giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như đã công bố trong kế hoạch năm học 2024 -2025. Việc giữ nguyên lịch thi như đã công bố góp phần làm ổn định tâm lý cho học sinh, phụ huynh và không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong ngành giáo dục", văn bản của Bộ GD-ĐT nêu.Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để triển khai kế hoạch năm học, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 theo đúng kế hoạch và bảo đảm an toàn, nghiêm túc đúng quy chế.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, sở GD-ĐT như Hà Nội, TP.HCM, Nghệ An, Ninh Bình đã có văn bản kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét đẩy sớm lịch thi tốt nghiệp THPT vì lý do cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố và kết thúc nhiệm vụ cấp huyện theo kết luận của Bộ Chính trị. Việc đẩy sớm kỳ thi để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, ổn định tâm lý cho phụ huynh, học sinh; thuận lợi cho công tác chuẩn bị của các địa phương để triển khai kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.Một số địa phương nêu thời gian mong muốn tổ chức thi là trong khoảng thời gian ngày 7 đến 10.6. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, ý kiến của đa số học sinh, phụ huynh, nhà giáo và các chuyên gia đều cho rằng việc thay đổi lịch thi như vậy sẽ gây nhiều xáo trộn không cần thiết. 2025 là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong khung kế hoạch thời gian năm học, Bộ GD-ĐT dự kiến, kỳ thi diễn ra trong hai ngày 26 và 27.6. Thí sinh thi 4 môn, trong đó có 2 môn bắt buộc là ngữ văn và toán; 2 môn còn lại học sinh được tự chọn trong số các môn đã học ở trường (ngoại ngữ, hóa học, vật lý, sinh học, địa lý, lịch sử, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ).
Hãng Reuters ngày 28.2 đưa tin 4 công dân Trung Quốc bị Philippines cáo buộc làm gián điệp từng quyên góp tiền cho một thành phố ở Philippines và 2 lực lượng cảnh sát tại nước này.Thông tin này dựa trên những hình ảnh, đoạn phim và nội dung trên mạng xã hội do hãng tin trên thu thập được. Các bị cáo Wang Yongyi, Wu Junren, Cai Shaohuang và Chen Haitao nằm trong số 5 người đàn ông Trung Quốc bị các nhà điều tra Philippines bắt giữ vào cuối tháng 1 về cáo buộc thu thập hình ảnh và bản đồ về lực lượng Hải quân Philippines đóng gần Biển Đông. Các bị cáo Wang, Wu và Cai quyên góp cho thành phố Tarlac và các lực lượng cảnh sát vào năm 2022 thông qua các nhóm do Trung Quốc hậu thuẫn và tiếp tục mời các quan chức dự các sự kiện trong năm ngoái. Chưa rõ nguyên nhân quyên góp. Tarlac là nơi có các căn cứ quân sự lớn, trong đó có căn cứ được Philippines và Mỹ dùng để tập trận bắn đạn thật hằng năm. Tuy nhiên, NBI không tìm thấy hình ảnh các căn cứ tại khu vực này trong điện thoại của nhóm người trên. Cả 5 người còn gặp một tùy viên quân sự Trung Quốc tại Manila ít nhất một lần trong những tuần trước khi họ bị bắt. Cục Điều tra quốc gia Philippines (NBI) cho biết 5 người này đã điều khiển máy bay không người lái (UAV) để do thám Hải quân Philippines và những hình ảnh, bản đồ về những khu vực nhạy cảm cùng tàu thuyền được tìm thấy trong điện thoại của họ. Một quan chức cấp cao của NBI cho biết những người này đã bị buộc tội làm gián điệp, có thể bị phạt tù lên tới 20 năm.Theo Reuters, 4 người trên là lãnh đạo các nhóm dân sự của Trung Quốc. Trong thông cáo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này yêu cầu công dân tuân thủ luật pháp nước sở tại và rằng các nhóm dân sự "thành lập tự phát và tự quản lý bởi những công dân Trung Quốc liên quan… không trực thuộc chính phủ Trung Quốc". Văn phòng thị trưởng Manila, nơi lực lượng cảnh sát từng nhận xe máy từ những người Trung Quốc trên, cho biết "việc quyên góp và các xe máy được xác định là hợp lệ". Thị trưởng Tarlac và 2 lực lượng cảnh sát liên quan chưa phản hồi đề nghị đưa ra bình luận. Philippines hiện không có luật cụ thể liên quan sự can thiệp của nước ngoài nhưng hiện đang soạn thảo một luật trong lĩnh vực này. Theo hướng dẫn, các cơ quan chính phủ được phép nhận tiền quyên góp nhưng các khoản đóng góp từ nước ngoài phải được tổng thống chấp thuận.
Bánh trôi Tàu phố cổ Hà Nội
Tham gia chuyến trải nghiệm, anh Việt Anh chia sẻ: "Xe Hybrid không chỉ tiết kiệm nhiên liệu bằng một nửa xe xăng, mà còn vận hành mượt. Hơn nữa, lái xe Hybrid đi đường đèo dốc cảm giác xe rất lanh lẹ. Hoặc trong tình huống xuống dốc, động cơ xe Hybrid cũng có lực hãm tốt, giảm lực phanh mà người lái phải tác động."

Mỗi ngày bỏ túi gần 307 triệu nhưng casino Hạ Long vẫn lỗ nặng
Khách vây kín quán bán món chay chỉ 6 ngày/tháng: 'Mua ăn ngày 3 bữa luôn'
Đặc biệt, bản công diễn lần này tái hiện trọn vẹn tinh thần bản gốc của năm 1875, mang đến trải nghiệm chân thực nhất cho công chúng như khi thưởng lãm tại các nhà hát lớn trên thế giới. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vinh dự là nhà tài trợ độc quyền chương trình này, với mong muốn đưa tinh hoa của nghệ thuật thế giới đến gần hơn với công chúng trong nước, đồng thời góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa có sức sống vượt thời gian. Tiếp nối hành trình hiện thực hóa tầm nhìn "Chuyển đổi ngành tài chính, Nâng tầm giá trị sống", Techcombank không ngừng mở rộng những trải nghiệm đẳng cấp dành cho công chúng và khách hàng. Từ những giải pháp tài chính tiên phong đến các hoạt động văn hóa nghệ thuật đa dạng, Techcombank luôn hướng đến việc kiến tạo những tiêu chuẩn và giá trị sống ngày càng được nâng tầm. Việc đưa nguyên tác "Carmen" về Việt Nam lần này không chỉ là một dấu ấn quan trọng, mà còn thể hiện nỗ lực kết nối Việt Nam với dòng chảy văn hóa toàn cầu, kiến tạo không gian giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, di sản với tương lai. Được biết, hai đêm công diễn cũng là dịp để Techcombank tri ân những hội viên Private. Họ chính là những khách hàng đã có những bước đường đồng hành bền chặt cùng ngân hàng trên hành trình quản lý gia sản và kiến tạo sự thịnh vượng vững bền. Đây không chỉ là những cá nhân thành công mà còn là những người luôn mang trong mình khát khao cống hiến, giữ gìn và kế thừa di sản cho những thế hệ mai sau. Đó cũng chính là tinh thần của Techcombank khi luôn mong muốn hướng tới sự bền vững, lan tỏa được những giá trị tinh hoa qua nhiều thế hệ.Bà Thái Minh Diễm Tú, Giám đốc Khối Tiếp thị - Ngân hàng Techcombank chia sẻ: "Techcombank đồng hành cùng Nhà hát Hồ Gươm, tái hiện trọn vẹn nguyên tác 150 năm tuổi của vở opera kiệt tác thế giới "Carmen". Chúng tôi trân trọng những bản sắc, tinh hoa của nghệ thuật thế giới và mong muốn lan tỏa những giá trị di sản này với công chúng trong nước. Đặc biệt, sự kiện này cũng là món quà mà ngân hàng dành riêng cho những khách hàng Techcombank Private. Đây tiếp tục là lời tri ân trên hành trình nâng tầm những giá trị sống của khách hàng, để tài sản không ngừng được sinh sôi, và để những di sản nảy lộc vượt thời".Khác với nhiều phiên bản đã từng được trình diễn trên thế giới, Carmen tại Nhà hát Hồ Gươm lần này tái hiện trọn vẹn nguyên tác từ năm 1875 - từ thiết kế sân khấu, phục trang đến âm thanh, bối cảnh. Được phục dựng bởi Nhà hát Hoàng gia Versailles, Trung tâm âm nhạc Lãng mạn Pháp Palazzetto Bru Zane và Nhà hát Rouen Normandie, vở diễn sẽ đưa khán giả Việt Nam về với thành phố Seville, Tây Ban Nha thế kỷ XIX - nơi nàng Carmen, biểu tượng của đam mê, tự do và cá tính được kể lại theo đúng tinh thần nguyên bản.Sir Thomas Beecham - Nhạc trưởng nổi tiếng nước Anh, từng ca ngợi phần mở đầu của vở opera này là "quốc ca thực sự của nước Pháp". Một tác phẩm có sức ảnh hưởng vượt thời gian, trải qua 150 năm trường tồn vẫn làm lay động trái tim của hàng triệu khán giả khắp thế giới. Và năm nay, Việt Nam sẽ là điểm đến đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á công diễn trọn vẹn phiên bản nguyên gốc của kiệt tác này, hứa hẹn sẽ mang tới cho khán giả thủ đô những trải nghiệm nghệ thuật đẳng cấp và đặc quyền, không thua kém gì như khi thưởng thức tại các nhà hát lớn trên thế giới. Đại diện Ban Tổ chức cho biết sự xuất hiện của nguyên tác Carmen tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 150 năm kiệt tác bất hủ này ra đời không chỉ là một sự kiện mang tầm vóc quốc tế mà còn là cơ hội hiếm có để công chúng Việt Nam được đến gần hơn với tinh hoa nghệ thuật thế giới trong không gian văn hóa đẳng cấp của Nhà hát Hồ Gươm - top 10 nhà hát tuyệt vời nhất thế giới. Các thông tin về tác phẩm và nhân vật cũng sẽ được khai thác từ nhiều góc độ, nhằm đưa Carmen tới công chúng một cách chân thực nhất, gần gũi nhất.
Lenovo ra mắt ThinkBook X AI 2024 với sức mạnh AI vượt trội
Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Theo dõi, chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo, điều hành chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia; định hướng sử dụng ngân sách nhà nước.Chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh. Công tác cán bộ; tổ chức bộ máy; cải cách hành chính; địa giới hành chính; những vấn đề chung về công tác thi đua, khen thưởng. Quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.Đồng thời, Thủ tướng kiêm nhiệm Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo nhà nước về Biển Đông - Hải đảo; Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng T.Ư; Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.Trưởng ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt; Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Trưởng ban Chỉ đạo An toàn, an ninh mạng quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch một số Hội đồng, Ủy ban quốc gia và Trưởng các ban chỉ đạo khác.Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình theo dõi, chỉ đạo Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ.Đồng thời, thay mặt Thủ tướng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề thường xuyên về thi đua - khen thưởng, cải cách hành chính; đặc xá.Ngoài ra, có thêm các lĩnh vực cải cách tư pháp; phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao; lao động, việc làm, người có công, bình đẳng giới.Các nội dung liên quan đến Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đã tồn đọng kéo dài trên phạm vi cả nước...Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng kiêm nhiệm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm; Trưởng ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án tồn đọng kéo dài trên phạm vi cả nước; Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban quốc gia, Trưởng các ban chỉ đạo, Chủ tịch Hội đồng thẩm định các quy hoạch theo lĩnh vực liên quan.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các công việc của Chính phủ khi Thủ tướng vắng mặt và được ủy nhiệm.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà theo dõi, chỉ đạo Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực giao thông vận tải; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; xây dựng; tài nguyên và môi trường; biến đổi khí hậu; nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới; phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn. Xóa đói giảm nghèo; các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thuộc thẩm quyền theo lĩnh vực được phân công; các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; cơ chế, chính sách chung về đấu thầu...Ông đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Chủ tịch phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; Chủ tịch Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam...Phó thủ tướng Lê Thành Long theo dõi, chỉ đạo Bộ Tư pháp, Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế.Thay mặt Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực xây dựng thể chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xử lý tranh chấp, khiếu kiện quốc tế; giáo dục, đào tạo; giáo dục nghề nghiệp; các vấn đề xã hội; công tác quản lý về cai nghiện ma túy; việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; y tế, dân số, gia đình và trẻ em.Ông kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực; Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh T.Ư; Chủ tịch Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm...Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc theo dõi, chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi.Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực kế hoạch đầu tư; dự báo và chính sách điều hành kinh tế vĩ mô; tài chính, giá cả; tiền tệ, ngân hàng; thị trường vốn, thị trường chứng khoán; các nguồn đầu tư tài chính; dự trữ nhà nước; chi ngân sách nhà nước, sử dụng dự phòng ngân sách Nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ dự trữ ngoại hối và các Quỹ khác của Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ; chính sách tiền lương và bảo hiểm xã hội; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.Ông cũng là Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại; Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững...Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiêm giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông theo dõi, chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương. Các lĩnh vực ngoại giao và quan hệ đối ngoại; hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vận động vốn vay ưu đãi; viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài; hội nhập quốc tế; theo dõi, chỉ đạo đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế song phương, đa phương; quan hệ của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và khu vực; công tác biên giới và các vấn đề Biển Đông - Hải đảo; công tác người Việt Nam ở nước ngoài và các vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam...Ông là Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc; Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền...Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng theo dõi, chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.Các lĩnh vực khoa học và công nghệ; đổi mới sáng tạo; chuyển đổi số; phát triển các loại hình doanh nghiệp; kinh tế tập thể, hợp tác xã; đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; các nội dung liên quan đến công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI)...; quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.Ông là Chủ tịch Hội đồng quy hoạch quốc gia; Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; Phụ trách Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào... Đồng thời, giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Giúp Thủ tướng Chính phủ phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên phạm vi cả nước và ở nước ngoài.Phó thủ tướng Mai Văn Chính, theo dõi, chỉ đạo Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ VH-TT-DL. Các lĩnh vực dân tộc, tôn giáo; văn hóa; du lịch; thể dục, thể thao; truyền thông, báo chí, xuất bản.Ông cũng theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Ông là Trưởng ban chỉ đạo nhà nước về du lịch.
hình ngôi nhà đẹp
Ngày 27.2, Công an TP.Huế tổ chức hội nghị chuyển giao và tiếp nhận chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước từ các sở, ngành về công an thành phố.Công an TP.Huế đã tiếp nhận 5 nhiệm vụ mới đó là: Quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Sở LĐ–TB- XH; Quản lý nhà nước về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp từ Sở Tư pháp; Quản lý nhà nước về sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ từ Sở GTVT; Quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng từ Sở TT-TT; Quản lý nhà nước và thực hiện bảo đảm an ninh hàng không từ Cảng hàng không quốc tế Phú Bài và Cảng vụ hàng không miền Trung.Tại hội nghị, lãnh đạo Công an TP.Huế và lãnh đạo các sở, ngành đã ký kết biên bản tiếp nhận, bàn giao các nhiệm vụ quản lý nhà nước từ các sở, ngành về công an thành phố.Phát biểu tại hội nghị, đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an TP.Huế cho rằng đây là nhiệm vụ lớn, quan trọng của lực lượng công an. Chủ trương chuyển giao chức năng, nhiệm vụ từ các sở về Công an TP.Huế thể hiện sự tin cậy, giao nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước đối với lực lượng công an các cấp, đồng thời đặt ra trách nhiệm, thách thức rất lớn đòi hỏi lực lượng công an phải hết sức chủ động trong công tác phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình tiếp nhận, chuyển giao.Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn đề nghị các sở, ngành chỉ đạo các đơn vị có liên quan tạo điều kiện, phối hợp với các đơn vị chức năng Công an TP.Huế để chuyển giao, hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ, cách thức vận hành hệ thống phần mềm, hạ tầng kỹ thuật… để lực lượng công an tiếp cận, thực hiện nhiệm vụ; các cơ quan tiếp tục phối hợp để bàn giao cơ sở vật chất, kinh phí đầy đủ, đảm bảo việc chuyển giao đúng tiến độ..Trước đó, để hoàn thành tốt nhiệm theo thông báo kết luận số 04/TB –BCĐTKNQ18 ngày 12.2.2025 của Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 18 –NQ/TW thống nhất điều chỉnh một số nhiệm vụ của các bộ, ngành về Bộ Công an, Công an TP.Huế đã chủ động phối hợp với các sở, ngành khẩn trương tiến hành khảo sát, thống kê cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, hồ sơ liên quan thực hiện các công việc để tiếp nhận các nhiệm vụ trên về Công an TP.Huế.Công an thành phố cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch tiếp nhận, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị liên hệ, cử cán bộ nghiên cứu, tập huấn, học tập chuyển giao nhiệm vụ để chuẩn bị tốt nhất công tác tiếp nhận.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư