Những lý do cần tắt Wi-Fi trên iPhone khi ra khỏi nhà
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.5 tính năng thú vị sắp có trên Windows 11
Theo Bộ Quốc phòng Nga, lệnh ngừng tấn công đã được đưa ra ngay sau cuộc điện đàm giữa ông Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump vào hôm 18.3.Trong cuộc điện đàm, ông Putin đã chấp nhận đề xuất của ông Trump về việc các bên trong xung đột Ukraine kiềm chế tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau trong 30 ngày. Thông báo từ Điện Kremlin ngày 18.3 cho biết nhà lãnh đạo Nga đã "ngay lập tức" chỉ thị quân đội tuân thủ đề xuất này.Bộ Quốc phòng Nga xác nhận trong một tuyên bố vào hôm 19.3 rằng họ đã "nhận được lệnh từ Tổng Tư lệnh Tối cao về việc ngừng tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine".Theo Moscow, khi lệnh của ông Putin được đưa ra, "bảy UAV tấn công của Nga đang trên không, nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine liên quan đến khu phức hợp công nghiệp quân sự ở khu vực Mykolaiv".Để thực hiện lệnh này, hệ thống phòng không Nga đã phải "vô hiệu hóa" các UAV. Sáu máy bay không người lái đã bị hệ thống tên lửa Pantsir bắn hạ, và chiếc còn lại bị máy bay chiến đấu tiêu diệt.Bộ Quốc phòng Nga cũng cáo buộc rằng "chỉ vài giờ" sau cuộc điện đàm Putin-Trump, "Kyiv đã thực hiện một cuộc tấn công có chủ đích bằng ba UAV cánh cố định vào một cơ sở hạ tầng năng lượng tại làng Kavkazskaya thuộc vùng Krasnodar của Nga".
Không cần lối chơi kiểm soát bóng vẫn thắng đẹp
Theo thông tin từ Booking.com, giải thưởng Traveller Review Awards lần thứ 13 vinh danh hơn 1,71 triệu đối tác du lịch trên toàn cầu, bao gồm 1.711.539 cơ sở lưu trú, 1.329 công ty cho thuê xe và 124 đơn vị cung cấp dịch vụ taxi. Đây là cột mốc kỷ lục, tăng 16% so với năm trước. Việt Nam cũng ghi nhận bước tiến đáng kể với 13.003 đối tác đoạt giải, trong đó 6.502 đơn vị thuộc danh mục "Chỗ nghỉ như ở nhà", phản ánh xu hướng du lịch cá nhân hóa và trải nghiệm chân thực. Lọt vào danh sách những địa danh thân thiện nhất thế giới, tỉnh Kiên Giang đã khẳng định vị thế là điểm đến hàng đầu của du lịch Việt Nam. Những năm qua, các đơn vị lưu trú tại Kiên Giang không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến cho du khách trải nghiệm trọn vẹn và đáng nhớ. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, từ kiến trúc chỗ nghỉ, trải nghiệm ẩm thực phong phú cho đến phong cách phục vụ hiếu khách và dịch vụ tận tâm từ cộng đồng địa phương, đã giúp vùng đất này tạo dựng dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách quốc tế. Giữa bối cảnh du lịch toàn cầu ngày càng đề cao trải nghiệm cá nhân hóa và dịch vụ chất lượng, việc Kiên Giang được vinh danh trong Traveller Review Awards 2025 là rất đáng quan tâm. Với sự công nhận này, Kiên Giang không chỉ ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch thế giới mà còn góp phần đưa du lịch Việt Nam trở thành điểm đến đáng nhớ trên hành trình khám phá của du khách bốn phương.Danh sách "Những địa danh thân thiện nhất thế giới năm 2025" gồm nhiều điểm đến trải dài khắp các châu lục, từ những vùng đất giàu truyền thống văn hóa đến những thiên đường du lịch nổi tiếng: Osijek-Baranja (Croatia), Kakheti (Georgia), Madeira (Bồ Đào Nha), Misiones (Argentina), Graubünden (Thụy Sĩ), South Australia (Úc), Bretagne (Pháp), Baja California Sur (Mexico) và đặc biệt là Kiên Giang (Việt Nam) cùng Drenthe (Hà Lan).Bên cạnh đó, danh sách "Những thành phố thân thiện nhất thế giới năm 2025" cũng tôn vinh nhiều điểm đến hấp dẫn: Sigiriya (Sri Lanka), Cazorla (Tây Ban Nha), Urubici (Brazil), Taupo (New Zealand), St. Augustine (Mỹ), Orvieto (Ý), Manizales (Colombia), Quedlinburg (Đức), Ko Lanta (Thái Lan), Chester (Vương quốc Anh)…
Năm 2025 là một năm khá đặc biệt với học sinh lớp 12 trong bối cảnh có nhiều thay đổi trong giáo dục và nhiều chuyển động từ cuộc sống. Học sinh lớp 12 năm nay không tránh khỏi lo lắng khi vừa thi theo chương trình mới, cách ra đề thi tốt nghiệp THPT 2025 thay đổi, lại vừa xoay xở khi đợt ôn thi nước rút lại là thời điểm thực hiện quy định mới về dạy thêm, học thêm. Việc chọn ngành nghề cũng ít nhiều bị ảnh hưởng dưới sự sự phát triển công nghệ, trí tuệ nhân tạo…Trong thời điểm này, Chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên thực hiện càng có ý nghĩa với các học sinh cuối cấp chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học để chọn ngành học phù hợp.
Tài sản ông chủ Hòa Phát, Vingroup tăng hàng tỉ USD trong nửa đầu năm
Sáu năm qua, có đến 5 năm thế giới chứng kiến các sông băng bị sụt giảm khối lượng với tốc độ nhanh kỷ lục, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) thuộc Liên Hiệp Quốc hôm 21.3."Bảo vệ các sông băng không chỉ là sự cần thiết về khía cạnh môi trường, kinh tế và xã hội: đó là vấn đề sống còn", AFP hôm nay 21.3 dẫn lời bà Celeste Saulo, Giám đốc cơ quan khí hậu thuộc WMO.WMO thống kê được bên cạnh các băng tần lục địa của Greenland và Nam Cực, hơn 275.000 sông băng trên toàn thế giới bao phủ diện tích 700.000 km2. Tuy nhiên, các sông băng đang biến mất nhanh chóng vì biến đổi khí hậu."Năm thủy văn 2024 đánh dấu năm thứ ba liên tiếp tất cả 19 vùng sông băng của thế giới trải qua tình trạng hao hụt ròng", WMO bổ sung.Tổng cộng 19 vùng sông băng mất đi 450 tỉ tấn khối, dựa trên dữ liệu của Cơ quan Giám sát Sông băng Thế giới (WGMS).2024 là năm có mức độ nghiêm trọng xếp thứ 4 trong lịch sử, còn năm tệ nhất là năm 2023.Liên Hiệp Quốc cảnh báo tình trạng các sông băng đang bị hao hụt chưa từng có mang đến nguy cơ cho các hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước.Cụ thể, các sông băng bị thu hẹp đang đe dọa nguồn thực phẩm và nước của 2 tỉ người trên thế giới. 2/3 diện tích nông nghiệp canh tác trên toàn thế giới nhiều khả năng bị ảnh hưởng do sông băng thoái lui.Bên cạnh các nước đang phát triển, nhóm những nước phát triển cũng không thoát nguy cơ. Ví dụ, tại Mỹ, lưu vực sông Colorado đã bị hạn hán từ năm 2000, và nhiệt độ gia tăng đồng nghĩa lượng mưa cũng tăng theo, dẫn đến nước hao hụt nhanh hơn so với tuyết trên núi và khiến nạn hạn hán thêm nghiêm trọng.