'Từ bỏ' để thành công với câu chuyện của võ sĩ quyền Anh Muhammad Ali
Ngày 20.3, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định ban hành quyết định phê duyệt Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang. Đối tượng thu phí là du khách đi tham quan, du lịch di chuyển bằng phương tiện thủy nội địa trên những vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang (ngoài phân khu bảo vệ nghiêm ngặt); ngoại trừ các tổ chức cung cấp dịch vụ chủ yếu để phục vụ du khách tham quan, du lịch trên vùng biển đảo vịnh Nha Trang.Phạm vi tổ chức thu phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang được xác định: Vùng biển, đảo nằm trong ranh giới vịnh Nha Trang từ mũi Kê Gà đến mũi Cù Hin.Địa điểm thu phí tại các cảng, bến đưa khách từ bờ đi tham quan du lịch trên vùng biển, đảo vịnh Nha Trang như: các cảng Vinpearl, bến du thuyền và bến thủy nội địa khác được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.Mức thu phí dự kiến từ 6.000 đồng tới 40.000 đồng, áp dụng thống nhất với người Việt Nam và nước ngoài. Cơ quan được giao nhiệm vụ thu phí là Ban quản lý vịnh Nha Trang.Cụ thể các tuyến thu phí: Bến thủy nội địa - đảo Hòn Miễu 6.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Tằm, bến thủy nội địa - đảo Hòn Tre (Vinpearl), bến thủy nội địa - đảo Hòn Một cùng giá 8.000 đồng/người/lượt; bến thủy nội địa - đảo Hòn Mun 10.000 đồng/người/lượt; tổng hợp các tuyến 40.000 đồng/người/lượt.Giảm 50% phí tham quan cho: trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi; các đối tượng được ưu đãi theo "chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa"; nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ; người có công với cách mạng; người thuộc diện chính sách xã hội.Đồng thời miễn phí cho: trẻ em dưới 6 tuổi, công dân cư trú tại Khánh Hòa; người dân, du khách tắm biển tại các bờ biển, bãi tắm ven đất liền; cư dân sinh sống, thường trú trên các đảo; người khuyết tật; nhân viên làm việc tại các điểm du lịch trong vịnh Nha Trang.Đề án thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan danh lam thắng cảnh vịnh Nha Trang là một trong giải pháp của "Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang", mục tiêu để có được nguồn tài chính bền vững cho hoạt động quản lý vịnh Nha Trang.Dự kiến hằng năm số tiền phí thu được hơn 26,4 tỉ đồng, dùng để bù đắp chi phí, bảo đảm cho bộ máy, vận hành hoạt động của Ban quản lý vịnh Nha Trang như: tuần tra, kiểm soát, công tác liên ngành, cứu nạn cứu hộ, bảo tồn, phao neo, sửa chữa tàu thuyền, khảo sát môi trường, thu gom chất thải trên vịnh…Độc lạ hội đua ngựa Gò Thì Thùng
Trao đổi với Thanh Niên, một giáo viên dạy thêm tại TP.HCM cho biết những ngày qua, cô "đứng ngồi không yên" bởi một điều khoản trong quy định mới là phải đăng ký kinh doanh nếu muốn tổ chức dạy thêm ngoài trường. Đó là vì cô cùng các thầy cô khác đang hoạt động theo mô hình "tự phát", tức "gom lớp" và dạy tại tư gia. "Tôi đang tìm luật sư để được tư vấn thêm để sớm đáp ứng yêu cầu của Thông tư 29", nữ giáo viên cho hay."Nếu được, tôi mong Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT TP.HCM hỗ trợ hay xây dựng kênh giải đáp về mặt pháp lý để các thầy cô có thể làm đúng quy định, trong bối cảnh thông tư ra mắt khá gấp gáp (một tháng rưỡi-PV) và lại trùng vào dịp nghỉ tết nên thực tế giáo viên chỉ có vài tuần để tìm hiểu, chuẩn bị", người này nói. "Một số thầy cô trong nhóm cũng muốn giảm thời gian dạy thêm để tránh lời ra tiếng vào khi phải báo cáo hiệu trưởng".Chung nỗi lo, một giáo viên chuyên dạy thêm trực tuyến ở TP.HCM cũng đang cân nhắc "đầu quân" vào một công ty chuyên tổ chức dạy thêm trực tuyến, thay vì hoạt động độc lập trong tình trạng không đăng ký kinh doanh như hiện tại. "Một phần tôi sợ thủ tục sẽ phiền phức, một phần cũng vì lo không thể giải quyết những vấn đề phát sinh sau đó và cả câu chuyện thu học phí, rồi báo cáo thuế ra sao", thầy chia sẻ.Trong khi đó, thầy Đặng Duy Hùng, quản lý hệ thống luyện thi Lasan - Helius Education (TP.HCM), thông tin trung tâm của nam giáo viên vẫn hoạt động phù hợp theo thông tư mới vì đã đăng ký kinh doanh ngay từ khi thành lập, xây dựng đội ngũ giáo viên cơ hữu (tức dạy toàn thời gian tại trung tâm). "Các trung tâm đã định hướng mô hình từ sớm sẽ thuận lợi với thông tư mới", thầy Hùng nhận xét.Cũng theo nam quản lý, học sinh vẫn cần phải học thêm do các kỳ thi, nhất là những kỳ thi đánh giá năng lực và sắp tới là thi tốt nghiệp THPT "vẫn chưa giảm được độ khó và độ phức tạp". Song, thông tư mới đã đảm bảo được tính công bằng, nâng cao chất lượng của tiết học chính khóa ở trường phổ thông. "Chỉ cần giáo viên thật sự dạy tốt thì sẽ có học sinh không học chính khóa tìm và theo học", thầy Hùng chia sẻ.Ngoài các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường, Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT còn có nhiều điều khoản khác về vấn đề dạy thêm và học thêm trong nhà trường, cũng như nêu rõ các trường hợp không được dạy thêm hay tổ chức dạy thêm. Dưới đây là một số điểm nổi bật của quy định mới được ban hành vào ngày 30.12.2024 và chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2.Trước đó, vào ngày 7.2, UBND TP.HCM triển khai công văn đến Sở GD-ĐT TP.HCM và UBND TP.Thủ Đức cùng các quận, huyện về việc thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT. Công văn yêu cầu các bên cần hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm cho trường học, tổ chức và cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn; tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
41 thí sinh vào chung khảo Hoa hậu Việt Nam
Những ngày giáp Tết Nguyên đán luôn là khoảng thời gian đông vui nhất, nao nức nhất. Người người, nhà nhà hối hả ngược xuôi lo những công việc còn dang dở cho kịp xong xuôi trước giao thừa, người tới chợ lá dong lo mua lá gói bánh, người ghé chợ mua những món ăn truyền thống để chuẩn bị cúng kiếng ông bà tổ tiên. Thầy giáo Nguyễn Tuấn Anh, giáo viên mỹ thuật Trường THCS Tân Bình, Q.Tân Bình, TP.HCM, mặc áo dài, hòa mình trong không khí hối hả của giáp tết, ghi lại bộ ảnh đẹp độc đáo.Thầy Nguyễn Tuấn Anh cho hay bản thân mình muốn chọn chủ đề "tết về quê" bởi "về quê" chính là trở về cội nguồn, truyền thống nhất. Truyền thống không chỉ là hình ảnh những tà áo dài ở những hội thi trang trí hoa mai, hoa đào, gói bánh chưng, bánh tét... Và vẻ đẹp không chỉ nằm ở những bộ ảnh được "check in" ở những nơi sang chảnh, mà ở ngay những nơi quen thuộc - ngôi chợ."Tôi đã nhận ra vẻ đẹp độc đáo của chợ truyền thống, đặc biệt trong những ngày giáp tết. Những hàng quà bày bán ở mỗi chợ tiêu biểu cho mỗi vùng miền. Như chợ lá dong trên đường Cách Mạng Tháng Tám đoạn giao với đường Phạm Văn Hai, phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM hay còn gọi là ngã ba Ông Tạ, mấy chục năm qua, cứ mỗi độ tết đến lại tấp nập với cảnh mua bán lá dong phục vụ người dân gói bánh chưng tết. Mặc dù được gọi là chợ, song nơi này rất đặc biệt, khi một năm chỉ họp một lần duy nhất vào những ngày cận Tết Nguyên đán, từ ngày 21 đến 28 tết. Chợ bắt đầu tấp nập người mua bán từ khoảng 5 giờ sáng cho đến tối khuya trong các ngày họp chợ", thầy Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ.Trong bộ ảnh tết của mình, thầy giáo Tuấn Anh còn chụp nhiều tấm ở chợ Bà Hoa, quận Tân Bình - ngôi chợ từ lâu đã trở thành một điểm đến quen thuộc với những người con miền Trung xa quê. Trong những ngày giáp tết, ngôi chợ này luôn nhộn nhịp cảnh người bán, người mua từ sáng sớm đến tận tối. Những gian hàng thường ngày chỉ bán mì Quảng, cao lầu, bánh tráng, bánh thuẫn… thì nay có thêm bánh tét, bánh chưng, những cây bánh in vàng rực để cúng bàn Phật, hay những cây bánh ngũ sắc để cúng ông, bà, tổ tiên.Theo giáo viên mỹ thuật tại TP.HCM, chợ tết từ xưa đến nay không chỉ là nơi để trao đổi buôn bán mà còn là một bức tranh tái hiện văn hóa màu sắc bao đời của người Việt. Chợ tết khơi gợi những kỷ niệm xưa cũ cho thế hệ ông bà bố mẹ và giáo dục cho con trẻ những giá trị truyền thống. "Tôi muốn lưu lại những khoảnh khắc đẹp ngày xuân trong chợ tết. Chợ tết ở một phương diện nào đó là nơi hội tụ nhiều nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. Mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng biệt. Nét văn hóa ấy có thể ẩn trong phương cách đi chợ, có thể ẩn trong hàng hóa, trong tâm thức người đến chợ. Và hơn hết là được chứng kiến sự thân tình, hòa nhã, sự chân chất, mộc mạc của cả người bán và người mua. Bởi thế, những phiên chợ tết vẫn luôn là một phần quan trọng trong không gian văn hóa tết Việt", thầy Nguyễn Tuấn Anh bộc bạch.
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khác
Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương: Nguy cơ dịch qua biên giới vào nội địa, bùng phát rất lớn
Ông Nguyễn Thành Lợi, Phó trưởng ban chuyên trách, Ban An toàn giao thông TP.HCM nêu giải pháp cho tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường, gây bất tiện, khó khăn cho người dân khi tham gia giao thông, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội TP.HCM ngày 16.1.Theo đó, ông Nguyễn Thành Lợi cho biết, sau 2 tuần thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP, trật tự an toàn giao thông tại TP.HCM có nhiều chuyển biến tích cực. Tình trạng người điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều… giảm rõ rệt.Tuy nhiên, tình trạng ùn tắc trên một số tuyến đường vẫn diễn ra thường xuyên.Về nguyên nhân chính gây ùn tắc, ông Nguyễn Thành Lợi nhìn nhận: "Theo số liệu thống kê, TP.HCM tăng lưu lượng xe, tính từ 1.1.2025 tăng 11% so với năm trước. Đồng thời, trong thời gian qua, thành phố có nhiều lễ hội, sự kiện tại trung tâm, phải điều tiết phương tiện giao thông đi tuyến đường khác".Theo đó, về giải pháp trước mắt, ông Lợi cho biết: "Đến hết ngày 15.1, TP.HCM lắp được 301 bộ đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, tại 126 nút giao; mục tiêu đến ngày 19.1 sẽ lắp đặt 500 bộ. Sau đó, việc lắp đặt thêm sẽ trên cơ sở vừa làm vừa đánh giá hiệu quả".Đại diện lãnh đạo Ban An toàn giao thông TP.HCM kiến nghị phải đảm bảo việc cho phép rẽ phải khi đèn đỏ không ảnh hưởng đến an toàn giao thông của người đi bộ, người khuyết tật."Vì vạch kẻ ưu tiên người đi bộ bố trí sau vạch chờ đèn đỏ. Lắp đèn tín hiệu cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, vô tình sẽ gây nguy hiểm cho người đi bộ, người khuyết tật... Do đó, việc lắp đặt phải cân nhắc kỹ ở những vị trí thật cần thiết, hạn chế tràn lan, tạo điều kiện để thói quen rẽ phải khi đèn đỏ tái diễn", ông Lợi nhìn nhận.Do đó, ông Nguyễn Thành Lợi thông tin, tiêu chí lắp đặt là các khu vực phát sinh dòng chờ kéo dài, khu vực ít ảnh hưởng đến người đi bộ, đảm bảo an toàn giao thông. Trên cơ sở đó, thống nhất được vị trí nào thì lắp ngay vị trí đó. Có những vị trí mà dù có lắp thì người dân cũng không rẽ được", ông Lợi thông tin.Ông Nguyễn Thành Lợi khuyến cáo, người dân cần tuân thủ thứ tự ưu tiên cho việc điều khiển, khi tham gia giao thông. Cụ thể, ưu tiên người điều khiển, sau đó mới tới đèn tín hiệu, hệ thống biển báo, công trình vạch hơn, hàng rào…Nêu giải pháp lâu dài giảm ùn tắc giao thông, ông Nguyễn Thành Lợi cho biết TP.HCM có số lượng phương tiện tăng 7% mỗi năm. Trong khi đó, tỷ lệ diện tích đường đô thị chưa đạt, cần đầu tư nâng cấp, phát triển giao thông công cộng.Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu, Công an TP.HCM cho biết thêm: "Tình trạng ùn ứ giao thông còn xuất phát từ việc nhiều người dân không quan sát thấy đèn phụ cho phép rẽ phải khi đèn đỏ, để nhường lối rẽ. Vì thế, trong thời gian tới sẽ nghiên cứu kẻ vạch, tạo lối đi".