Hành trình chàng trai Nam Phi tìm đến TP.Huế để ăn tô bún bò
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)Vì sao chưa có nhiều garage sửa ô tô điện ngoài xưởng dịch vụ chính hãng?
Theo thông báo ngày 31.12.2024 của ĐH Quốc gia Hà Nội, đại học này đã thống nhất định hướng về phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, từ 36 đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc giảm xuống còn 25 đơn vị (giảm 30,5% đầu mối nội bộ).Một giải pháp để ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện việc sắp xếp là thành lập Công viên Công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo theo hướng một tổ hợp bao gồm một số đơn vị nghiên cứu khoa học thành viên và trung tâm hỗ trợ, dịch vụ. Tổ hợp này sẽ là một đầu mối tổ chức được hình thành từ sáp nhập 6 đơn vị (trước khi sắp xếp, tinh gọn thì đây là 6 đơn vị trực thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội): Viện Công nghệ thông tin, Viện Tài nguyên và môi trường, Viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học, Trung tâm Chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp, Trung tâm Dự báo và phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên. Sau khi được sáp nhập vào Công viên Công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo, từng đơn vị tiến hành xây dựng đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nội bộ và dự thảo quy định về tổ chức và hoạt động mới của đơn vị. ĐH Quốc gia Hà Nội cũng sẽ thành lập Viện Khảo thí và Đào tạo số (hoặc Viện ĐH Số và Khảo thí) trên cơ sở hợp nhất Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục và Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội. Sáp nhập nguyên trạng Bệnh viện ĐH Y dược vào Trường ĐH Y dược. Sáp nhập nguyên trạng Tạp chí Khoa học ĐH Quốc gia Hà Nội vào Văn phòng ĐH Quốc gia Hà Nội. Hợp nhất Khoa Quốc tế Pháp ngữ vào Trường Quốc tế.Với 11 đơn vị thành viên (gồm 9 trường đại học thành viên, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Viện Trần Nhân Tông), 3 trường trực thuộc (Trường Quản trị và kinh doanh, Trường Quốc tế, Trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật) và 10 đơn vị trực thuộc khác, ĐH Quốc gia Hà Nội yêu cầu có đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy nội bộ ngay trong đầu tháng 1.
Lập dự toán kinh phí bồi thường
Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân Son. Tiền đạo của CLB Nam Định đang dẫn đầu ở mọi chỉ số quan trọng và dễ thấy với khán giả thông thường: từ bàn thắng, kiến tạo, số cơ hội lớn (big chance) tạo ra, lẫn điểm trung bình.Song, bóng đá không đơn giản như con số thống kê. Có một chân lý thế này trong bóng đá đỉnh cao: đội vô địch không phải lúc nào cũng có hàng công mạnh nhất, nhưng chắc chắn luôn là đội ít thủng lưới nhất. Đội tuyển Việt Nam lúc này mới chỉ để lọt lưới 3 bàn, ít nhất giải đấu. Hàng phòng ngự thực tế mới là điểm tựa nâng đỡ giấc mơ vô địch của "Những chiến binh sao vàng". Ở đó, chúng ta thấy những chuyên gia phòng ngự đến từ CLB Hà Nội: Nguyễn Thành Chung, Đỗ Duy Mạnh.Kể từ đầu AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik chưa bao giờ giữ nguyên đội hình xuất phát. Khả năng sử dụng xoay vòng nhân sự giúp đội tuyển Việt Nam gần như không gặp vấn đề nào về thể lực trước lịch thi đấu khắc nghiệt rất riêng của khu vực Đông Nam Á. Song trong toàn bộ các trận đấu, ông Kim vẫn luôn để ít nhất một nhân tố của CLB Hà Nội ở trung tâm hàng phòng ngự.Ở hai lượt trận bán kết với Singapore, tầm ảnh hưởng của hàng thủ đội bóng bầu Hiển được thể hiện rõ rệt. Tại lượt đi, HLV Kim Sang-sik xếp Thành Chung đá chính giữa hàng phòng ngự và Xuân Mạnh đá trong vai trò trung vệ lệch. Tới lượt về, Xuân Mạnh được đẩy lên chơi hậu vệ biên trái, vai trò trung vệ lệch của Xuân Mạnh được Duy Mạnh đảm nhiệm. Dù với kịch bản nào, thì những lá chắn thép mang thương hiệu CLB Hà Nội giúp đội tuyển Việt Nam vững vàng trước những pha hãm thành của đối phương.Thành Chung đã chơi trọn vẹn cả 5 trận anh được xếp đá chính của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024. Đội tuyển Việt Nam sạch lưới 2 trận trong số này. Trung vệ sinh năm 1997 lấy lại bóng trung bình 2,4 lần/trận, chặn bóng 1,2 lần/trận, phá bóng 4,6 lần trận. Tất cả đều cao nhất trong số các trung vệ của đội tuyển Việt Nam, đội sở hữu hàng phòng ngự số một tại giải lần này.Song thống kê gói gọn đẳng cấp tuyệt vời của Thành Chung tại AFF Cup 2024 phải là chỉ số tắc bóng. Thành Chung chưa tắc bóng dù chỉ một lần trong suốt 449 phút thi đấu tại giải lần này.Paolo Maldini vĩ đại của AC Milan từng có một câu nổi tiếng: "Nếu phải xoạc bóng, thì tôi đã đọc tình huống chưa đủ tốt". Thành Chung trong vai trò trung vệ đá chính giữa hàng phòng ngự 3 người của đội tuyển Việt Nam đã "đọc vị" đối thủ quá sâu và chưa một lần phải đi sửa sai bằng những cú nhoài người.Thành Chung điềm tĩnh, bọc lót hiệu quả thế nào thì Duy Mạnh lại mạnh mẽ, bùng nổ trong các tình huống đòi hỏi va chạm. Thống kê cho thấy Duy Mạnh thắng 93% số lần tranh chấp tại AFF Cup 2024. Ở khía cạnh tranh chấp tay đôi, Duy Mạnh cũng thắng 100%.Ở cấp độ đội tuyển quốc gia, các HLV thường có xu hướng sử dụng các hậu vệ vốn chơi quen cùng nhau tại CLB. Cặp Thành Chung - Duy Mạnh rõ ràng đang cho HLV người Hàn Quốc quá nhiều lựa chọn. Xuân Mạnh với chấn thương gặp phải trong trận bán kết với Singapore có thể khó góp mặt trong trận chung kết.Nhưng dấu ấn từ CLB Hà Nội của bầu Hiển vẫn được thể hiện với Văn Vĩ hay Bùi Hoàng Việt Anh, những nhân tố từng chơi cho CLB Hà Nội và đã quá quen với những người đàn anh như Duy Mạnh hay Thành Chung.AFF Cup 2024 thực tế là giải đấu mang nhiều ý nghĩa hơn mức thông thường với bộ đôi Duy Mạnh - Thành Chung. Cả hai đều đã trải qua quãng thời gian khó khăn tại đội tuyển quốc gia dưới thời thời HLV Philippe Troussier. Tại Asian Cup hồi tháng 1.2024, trung vệ của CLB Hà Nội chỉ đá vỏn vẹn 13 phút. Trong 2 trận thua chấm dứt triều đại của HLV người Pháp trước Indonesia, Duy Mạnh thậm chí còn không được triệu tập.Với Thành Chung, chuyện còn khắc nghiệt hơn. Hồi tháng 6.2023, ông Troussier sau khi triệu tập Thành Chung đã loại trung vệ của Hà Nội khỏi danh sách đấu giao hữu với Hồng Kông và Syria. Lý do được thông báo khi đó là Thành Chung bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, thực tế là Thành Chung bị cho là không phù hợp với lối quản lý cầu thủ của ông Troussier, vốn bắt nguồn từ một tình huống không hiểu ý trên sân tập.Duy Mạnh và Thành Chung luôn nhớ những lời ấy để nỗ lực và chiến đấu không ngừng nghỉ trên sân tập và sân đấu tại V-League. Để lúc này, khi đội tuyển Việt Nam trở lại với trận chung kết sân chơi khu vực, bộ đôi của Hà Nội lại là lá chắn thép cho đội tuyển.Sự trở lại của cặp trung vệ thép có công lớn của bầu Hiển khi ông luôn động viên hỗ trợ các cầu thủ trong hành trình chinh phục vinh quang. Từ trước khi trận bán kết lượt về với Singapore diễn ra, Chủ tịch ngân hàng SHB đã treo thưởng 2 tỉ đồng nếu đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2024.Từng đưa CLB Hà Nội đi lên từ hạng ba và đưa cả ngân hàng SHB vươn mình từ năm 2008, thời điểm khủng hoảng thế giới bắt đầu bùng nổ, bầu Hiển hơn ai khác hiểu rõ sự cống hiến và đam mê nuôi dưỡng tinh thần của các cầu thủ và nhân viên, nhưng tiền cũng quan trọng không kém để tất cả có thể chăm sóc hậu phương.Chính nhờ văn hóa đó của bầu Hiển mà Thành Chung hay Duy Mạnh có thể vượt qua những khó khăn đầy nhanh chóng và trở thành trụ cột hàng phòng ngự đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024. Và nếu tuyển Việt Nam trở lại ngôi vương khu vực, nguồn cảm hứng từ bầu Hiển chắc chắn là động lực lớn bậc nhất.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Thái LanViệt Nam hòa Thái LanViệt Nam thua Thái LanXem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Chiều 1.3, đại diện Cục CSGT Bộ Công an, cho biết ngày 1.3, lực lượng công an toàn quốc đã tổ chức tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi GPLX, qua đó đã tiếp nhận 391 hồ sơ (trực tiếp 344 hồ sơ, qua dịch vụ công 47 hồ sơ).Đại diện Cục CSGT cho hay, từ tuần sau, lực lượng công an sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ cả vào cuối tuần. Hiện lực lượng đang tổ chức vận hành hệ thống phần mềm và các công tác chuẩn bị cơ sở vật chất để bảo đảm phục vụ người dân từ ngày 3.3 (thứ hai tuần tới).Theo đại diện Cục CSGT, sau khi Bộ trưởng Bộ Công an ký ban hành thông tư quy định về sát hạch, cấp GPLX; cấp, sử dụng GPLX quốc tế, lực lượng CSGT đã tập huấn cho hơn 1.800 cán bộ, chiến sĩ tham gia thực hiện nhiệm vụ này.Tại Hà Nội, từ sáng 1.3, hai điểm tiếp nhận thủ tục cấp đổi GPLX do lực lượng CSGT quản lý tại số 2 Phùng Hưng (P.Văn Quán, Q.Hà Đông) và số 253 Nguyễn Đức Thuận (TT.Trâu Quỳ, H.Gia Lâm) đã mở cửa để phục vụ nhân dân. Từ sớm, nhiều người dân đã đến 2 cơ sở trên để làm thủ tục.Anh Nguyễn Văn Thà (33 tuổi, trú H.Đan Phượng, Hà Nội) cho biết bản thân lần đầu đi cấp đổi GPLX và ngày đầu lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ này nên lo lắng có thể gặp trục trặc. Tuy nhiên, khi đến cơ sở số 2 Phùng Hưng, anh Thà thấy lực lượng CSGT làm việc rất chuyên nghiệp và thân thiện, tiếp nhận hồ sơ rất nhanh."Sau khi xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan, các anh công an thực hiện thủ tục chỉ mất vài phút", anh Thà nói.Đại tá Trần Đình Nghĩa, Trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội, cho biết ngay sau khi tiếp nhận nhiệm vụ vào chiều 28.2, phòng đã chỉ đạo Đội sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ nhanh chóng ổn định tổ chức, thực hiện nhiệm vụ một cách khoa học, hiệu quả, liên tục, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người dân và doanh nghiệp. "Trách nhiệm phục vụ nhân dân là ưu tiên hàng đầu, chúng tôi xác định sẵn sàng làm việc cả ngày nghỉ để đáp ứng nhu cầu cấp, đổi giấy phép lái xe, không để ngắt quãng, gián đoạn", đại tá Nghĩa nói.
Chuẩn bị nhân lực cho sân bay Long Thành
Trong dịp FIFA Days tháng 3, đội tuyển Việt Nam có 2 trận đấu. Lần lượt, thầy trò HLV Kim Sang-sik chạm trán Campuchia, rồi đối đầu với Lào. Cuộc đối đầu với Campuchia ở trận giao hữu quốc tế (ngày 19.3) được xem là màn cữ dượt, trước khi Tiến Linh và các đồng đội chính thức bước vào tranh tài tại vòng loại cuối Asian Cup 2027, với trận ra quân gặp Lào (ngày 25.3).