Những tấm lòng vàng 24.7.2022
Nhìn lại 2 năm qua, YeaH1 đã khẳng định thành công thương hiệu với nhiều chương trình giải trí tạo hiện tượng, có nội dung chất lượng và tác động tích cực đến xã hội cũng như đóng góp vào quá trình phát triển công nghiệp văn hóa như Chị Đẹp Đạp Gió Rẽ Sóng 2023, Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai 2024, Chị Đẹp Đạp Gió 2024 và Mẹ Siêu Nhân 2024… Sự thành công của loạt chương trình truyền hình đình đám này không chỉ giúp YeaH1 vươn mình rực rỡ mà còn góp phần tạo ra bước tiến mới cho thị trường giải trí tại Việt Nam, mở ra kỷ nguyên nội dung truyền hình chất lượng cao và nâng sức cạnh tranh của sản phẩm văn hóa - giải trí Việt Nam với bạn bè trong khu vực.Trong sự kiện YEAH2025, YeaH1 tiếp tục khẳng định mục tiêu và tầm nhìn, sứ mệnh của tập đoàn trong năm mới với chiến lược và kế hoạch tập trung vào việc phát triển các chương trình nội dung cao cấp (gọi tắt Premium Show). Tiêu điểm chính là dự án chương trình truyền hình thực tế đào tạo, phát triển nghệ sĩ trẻ - Show It All đồng hành bởi Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank trong vai trò "Nhà đầu tư" và chương trình truyền hình thực tế về cuộc sống nông thôn, thúc đẩy và quảng bá sản vật trù phú của con người Việt Nam - HAHA Farmer. Show It All và HAHA Farmer do MangoTV nắm bản quyền, YeaH1 là đơn vị duy nhất tại Việt Nam nắm quyền sản xuất và thực hiện phiên bản Việt hóa.Tại sự kiện, YeaH1 ký kết hợp tác với 3 đối tác quan trọng, nhằm xúc tiến quá trình thực hiện Show It All với mục tiêu hợp tác bền vững để thúc đẩy, đào tạo và phát triển tài năng trẻ Việt Nam trong lĩnh vực giải trí theo mô hình quốc tế. Trong đó:- Đại diện YeaH1 thực hiện ký kết với đại diện MangoTV, Mr. Fang Ge - Head of Commercial Department of MangoTV International với vai trò đối đối tác chiến lược sản xuất premium show, cung cấp bản quyền sản xuất cho chương trình Show It All tại Việt Nam;- Đại diện YeaH1 thực hiện ký kết đại diện 153/Joombas Music Group, Mr. Hyuk Shin - 153/Joombas Founder & Executive Producer với vai trò đơn vị đào tạo và phát triển âm nhạc cho chương trình Show It All Vietnam. Đặc biệt, 1Academy sẽ phối hợp cùng 153/Joombas Music Group để tổ chức đào tạo cho thí sinh Show It All Vietnam. 1Academy là Học viện do YeaH1 đầu tư chính thức ra mắt, mang đến một bước ngoặt đột phá trong việc đào tạo thần tượng âm nhạc tại Việt Nam. Hướng đến mục tiêu đồng hành và truyền cảm hứng cho giới trẻ, 1Academy là nơi giúp các tài năng trẻ khai phá tiềm năng, vươn tầm thế giới và lan tỏa niềm tự hào dân tộc qua âm nhạc và nghệ thuật; - Đại diện YeaH1- Mr. Kenny Ong - Managing Director, thực hiện ký kết đại diện đại diện Sony Music Group trong vai trò đối tác phân phối & phát hành nhạc; thực hiện phân phối và phát hành nhạc cho Show It All, các dự án âm nhạc do 1PRODUCTION/các đối tác của 1PRODUCTION sản xuất.CEO YeaH1 - bà Ngô Vân Hạnh phát biểu: "Trong 2 năm vừa qua, YeaH1 thành công khi thực hiện những chương trình giải trí quy tụ đông đảo nghệ sĩ nổi tiếng và nhận được sự yêu thích của đông đảo khán giả Việt Nam. Với nền tảng đó, chúng tôi sẽ tiếp tục kiên định với mục tiêu phát triển những chương trình giải trí chất lượng cao ở Việt Nam. Show It All sẽ là một bước ngoặt mới trong việc phát hiện, đào tạo những nghệ sĩ trẻ tiềm năng cho thị trường giải trí đầy cạnh tranh của Việt Nam. Song song đó, YeaH1 sản xuất HAHA Farmer với tầm nhìn tạo ra những giá trị nhiều hơn một chương trình giải trí, thúc đẩy quảng bá nông nghiệp Việt Nam".Cùng chung mục tiêu chiến lược đó, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank tiếp tục đồng hành cùng YeaH1 trong chương trình truyền hình thực tế hoàn toàn mới tại Việt Nam - Show It All trong vai trò Nhà đầu tư. Trong năm 2024, Techcombank hợp tác với YeaH1, 1PRODUCTION tổ chức thành công concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai, chương trình truyền hình thực tế Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai 2024 và thu về nhiều thành quả ấn tượng, tạo nên hiện tượng, thúc đẩy phát triển nền công nghiệp giải trí Việt Nam."Tiếp theo thành công của chương trình ATVNCG, Techcombank tiếp tục trở thành "Nhà đầu tư" của chương trình "Show It All" thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo và mang lại giá trị bền vững cho cộng đồng.Chúng tôi tin rằng việc hợp tác này không chỉ giúp tạo những giá trị vượt trội mà còn thúc đẩy mục tiêu chung, kết hợp giữa việc bảo tồn văn hóa truyền thống với sự sáng tạo hiện đại nhằm truyền cảm hứng và tạo động lực cho thế hệ tiếp theo. Chúng tôi hướng tới việc mang lại những trải nghiệm ý nghĩa, nâng tầm tài năng Việt trên bản đồ thế giới, đồng thời khẳng định vai trò tiên phong của Techcombank trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa Việt Nam" - đại diện Techcombank chia sẻ.Phải lòng Phú Quốc, phóng viên Hàn gọi nơi đây là 'Maldives của Việt Nam'
Tướng không quân bốn sao Brown vốn là một phi công chiến đấu, được biết đến với biệt danh C.Q., là người Mỹ gốc Phi thứ 2 từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ. Theo AP, việc ông Brown bị sa thải chắc chắn sẽ gây chấn động khắp Lầu Năm Góc. Trong 16 tháng tại nhiệm, ông đã phải đương đầu nhiều thách thức lớn, bao gồm cuộc xung đột ở Ukraine và căng thẳng leo thang tại Trung Đông."Tôi muốn cảm ơn tướng Charles CQ Brown vì hơn 40 năm phục vụ đất nước, bao gồm cả vai trò Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân hiện tại. Ông là một quý ông lịch thiệp và là một nhà lãnh đạo xuất chúng, và tôi mong ông và gia đình có một tương lai tươi sáng," Tổng thống Trump đăng trên mạng xã hội.Tướng không quân ba sao đã nghỉ hưu Dan Caine sẽ thay thế vị trí của ông Brown. Ông Caine từng là một phi công F-16 chuyên nghiệp, từng phục vụ trong quân ngũ và Lực lượng vệ binh quốc gia Mỹ. Gần đây nhất, ông Caine là phó giám đốc phụ trách các vấn đề quân sự tại Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA).Theo truyền thống, các Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân vẫn giữ chức vụ ngay cả khi chính quyền thay đổi. Theo The New York Times, việc Tổng thống Trump sa thải ông Brown là một sự đảo ngược đáng kể so với năm 2020 khi ông từng đề cử tướng Brown làm tham mưu trưởng không quân Mỹ.Quyết định sa thải tướng Brown phản ánh quan điểm của Tổng thống Trump rằng giới lãnh đạo quân đội đang sa lầy vào các vấn đề đa dạng sắc tộc, giới tính, mất đi trọng tâm là lực lượng chiến đấu bảo vệ đất nước và không phù hợp với mục tiêu "Nước Mỹ trên hết".Trong một tuyên bố ngày 21.2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth ca ngợi cả ông Caine và ông Brown, đồng thời thông báo về việc sa thải thêm 2 sĩ quan cấp cao là đô đốc Lisa Franchetti, Chỉ huy lực lượng Hải quân Mỹ và tướng Jim Slife, Phó Tham mưu trưởng Không quân Mỹ.Bộ trưởng Hegseth cũng ủng hộ nỗ lực của ông Trump nhằm chấm dứt các chương trình thúc đẩy sự đa dạng, công bằng và hòa nhập trong hàng ngũ và sa thải những người phản ánh các giá trị đó.
Khoảnh khắc bố gen Z thức giấc giữa đêm chăm 3 con gái ‘gây sốt’
Những chiếc ốp lưng này không chỉ giúp tránh trầy xước và va đập mà còn trở thành vật dụng thiết yếu, thường được mua kèm khi sở hữu một chiếc smartphone mới. Tuy nhiên, khi chọn ốp lưng, nhiều người sẽ không nghĩ đến việc nó có thể ảnh hưởng đến tín hiệu Wi-Fi và di động. Mặc dù phần lớn ốp lưng không gây ảnh hưởng đến khả năng kết nối, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ liên quan đến vật liệu và thiết kế của ốp.Ốp lưng smartphone thường được làm từ hai loại vật liệu: không dẫn điện (như nhựa, silicon, da) và dẫn điện (như nhôm, titan). Các vật liệu không dẫn điện thường không gây nhiễu tín hiệu, trong khi ốp lưng kim loại có thể làm giảm khả năng thu tín hiệu, dẫn đến kết nối yếu hơn hoặc thậm chí chặn hoàn toàn tín hiệu. Điều này xảy ra vì các vật liệu dẫn điện hoạt động như một rào cản, ngăn sóng vô tuyến tiếp cận ăng-ten của smartphone.Ngoài vật liệu, thiết kế của ốp lưng cũng có thể ảnh hưởng đến tín hiệu. Một chiếc ốp lưng được thiết kế kém có thể che hoặc cản trở ăng-ten và gây ra tình trạng nhiễu tín hiệu. Để đảm bảo khả năng thu sóng tốt nhất, người dùng nên chọn ốp lưng mỏng, miễn là nó được làm từ vật liệu không dẫn điện.Chính vì các lý do nói trên, người dùng nên ưu tiên vào các lựa chọn ốp lưng không dẫn điện. Trong trường hợp yêu thích loại dẫn điện như ốp kim loại, người dùng nên chú ý đến thiết kế các đường ăng-ten trên ốp lưng. Những đường này cho phép sóng vô tuyến đi qua nhằm giúp duy trì tín hiệu mạnh mẽ. Nếu không có chúng, người dùng có thể gặp phải tình trạng mất cuộc gọi, tốc độ dữ liệu chậm hoặc kết nối Wi-Fi yếu.Tóm lại, khi lựa chọn ốp lưng cho smartphone, người dùng nên cân nhắc kỹ lưỡng về cả vật liệu và thiết kế để đảm bảo không chỉ bảo vệ điện thoại mà còn duy trì kết nối ổn định.
Sáng 18.1, tại trụ sở UBND TP.HCM đã diễn ra buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM với đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài tiêu biểu và thảo luận về Đề án "Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM từ nay đến năm 2030". Đây là hoạt động thuộc khuôn khổ chương trình họp mặt người Việt Nam ở nước ngoài mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 của UBND TP.HCM (diễn ra trong hai ngày 17 - 18.1).Ông Hà Phước Thắng, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, thông báo với kiều bào một số thành tựu mà TP.HCM đạt được trong năm 2024. Điển hình là tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 7,17% so với năm 2023, gần đạt kế hoạch đề ra là tăng từ 7,5 - 8%; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 508.553 tỉ đồng, vượt dự toán 5,3% và tăng 13,3% so với năm 2023.Năm 2025, TP.HCM hướng đến mục tiêu tăng trưởng GRDP 10%, thu nhập bình quân đầu người đạt 8.500 USD. TP.HCM sẽ tập trung vào các lĩnh vực chính như ứng dụng công nghệ cao, phát triển công nghiệp hiện đại và đổi mới sáng tạo, kinh tế xanh, kinh tế số.Ông Hà Phước Thắng cũng nhấn mạnh rằng TP.HCM đặc biệt coi trọng vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Đề cập đến lượng kiều hối về TP.HCM trong năm 2024 đạt gần 9,6 tỉ USD, ông cho biết kiều bào không chỉ đóng góp về kinh tế mà còn là cầu nối tri thức, văn hóa và công nghệ để nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.Ông Trần Đức Hiển, Phó chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết ngày 26.9.2024, UBND TP.HCM đã ban hành Đề án “Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM đến năm 2030”, chủ trương không can thiệp hành chính vào việc chuyển, nhận tiền kiều hối và tập trung tạo điều kiện cho kiều bào gửi tiền về nước.Theo ông, việc phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối không chỉ là một nhiệm vụ chiến lược của TP.HCM mà còn là trách nhiệm và kỳ vọng của kiều bào.Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM, cho biết lượng kiều hối chuyển về TP.HCM trong năm 2024 đạt gần 9,6 tỉ USD, tăng 0,9% so với năm 2023. Trong đó, kiều hối từ châu Á và châu Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất (82,2% tổng lượng kiều hối). Theo ông, mặc dù tốc độ tăng trưởng không cao như hai năm gần đây nhưng lượng kiều hối vẫn duy trì ở mức trên 9 tỉ USD và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, hỗ trợ chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô.Đề cập đến việc TP.HCM phát hành trái phiếu để thu hút kiều bào đầu tư vào các công trình, GS Võ Hồng Đức nhấn mạnh rằng TP.HCM nên coi việc phát hành trái phiếu như một "sản phẩm đầu tư" với sự tham gia của cả người mua và người bán, trong đó tính minh bạch là yếu tố quyết định thành công. Ông cho rằng thành phố cần cam kết đảm bảo tiến độ dự án, phân bổ nguồn vốn và nguồn thu, chẳng hạn như từ giá trị đất tăng tại khu vực metro. Ngoài ra, ông đề xuất thành lập quỹ thanh toán trái phiếu từ nguồn thu ngân sách vượt dự toán, giá trị đất tăng và hỗ trợ từ Trung ương.Ông Trần Văn Tâm, một doanh nhân kiều bào Mỹ, cho rằng huy động vốn trái phiếu để đầu tư là bước đi cần thiết và có tiềm năng thành công lớn. Cũng nhấn mạnh vào tính minh bạch, ông gợi ý nhà nước triển khai công cụ theo dõi trực tuyến, cho phép nhà đầu tư theo dõi trực quan tiến độ các dự án hạ tầng giống như đang quan sát tại công trường. Đồng thời, nhà nước nên phân chia chi tiết nguồn vốn theo từng công đoạn, chẳng hạn kiều hối từ Mỹ được đầu tư vào hạng mục nào để giúp kiều bào cảm thấy rõ ràng, tin tưởng khi nhìn thấy số tiền mình đóng góp được sử dụng ra sao.Ông Nguyễn Văn Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC), chia sẻ về kế hoạch phát hành trái phiếu chính quyền địa phương nhằm huy động vốn cho các dự án hạ tầng, đặc biệt là tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương). Dự kiến, TP.HCM sẽ huy động hơn 30.000 tỉ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Để thực hiện mục tiêu này, HFIC đã ký thỏa thuận hợp tác với 9 ngân hàng nhằm hỗ trợ lãi suất và đảm bảo quá trình phát hành trái phiếu diễn ra thuận lợi.Bà Trần Tuệ Tri, kiều bào Singapore, đã đề xuất các giải pháp quảng bá TP.HCM như một điểm đến đầu tư hấp dẫn. Bà cho rằng TP.HCM nên xây dựng thương hiệu là nơi "đất lành chim đậu", mang đến cơ hội "đột phá" vượt trội cho nhà đầu tư. Đặc biệt, trong việc phát huy nguồn lực kiều hối, bà đề xuất tập trung nâng cao nhận thức, xác định rõ đối tượng truyền thông thay vì chỉ nói chung chung. Ví dụ, đối với doanh nghiệp thì cần truyền tải thông điệp khác so với kiều bào vãng lai hay du học sinh.Ông Nguyễn Phúc Bình, người sáng lập Hội Sinh viên Việt Nam tại Úc, nhận định rằng TP.HCM đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng cần cải thiện chiến lược marketing, đặc biệt trong việc quảng bá trái phiếu để thu hút các nhà đầu tư trẻ. Để đánh giá hiệu quả nguồn lực kiều hối, ông Bình đề xuất xây dựng bộ chỉ số đánh giá tác động của kiều bào, bao gồm các tiêu chí như số lượng sản phẩm đầu tư do kiều bào sáng lập, tác động từ các bằng sáng chế, lĩnh vực chuyển giao công nghệ phổ biến, cũng như sự đóng góp của kiều bào từ nhiều độ tuổi.Ông Trịnh Hoài Nam, Giám đốc Công ty Kiều hối Vietcombank, chia sẻ rằng năm 2024, doanh số kiều hối của công ty đạt khoảng 1,9 tỉ USD. Nếu tính hợp nhất với Vietcombank thì tổng doanh số kiều hối trong hệ thống đạt 4,5 tỉ USD, chiếm gần 28% tổng lượng kiều hối về Việt Nam (16 tỉ USD). Ông tâm đắc ý kiến đề xuất thành lập Hiệp hội các đơn vị cung ứng dịch vụ kiều hối TP.HCM để kết nối khoảng 40 công ty kiều hối hiện hoạt động độc lập.Theo ông, qua đó, các công ty có thể chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao giá trị dịch vụ, thiết lập tiêu chuẩn quản lý rủi ro, tăng sức cạnh tranh với kênh "chợ đen" và góp phần điều hướng nguồn kiều hối vào các kênh chính thống.Ông Trần Minh Khoa, Tổng giám đốc Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), cho hay công ty đóng góp doanh số 3,7 tỉ USD vào tổng lượng kiều hối của Việt Nam, trong đó TP.HCM chiếm khoảng 3 tỉ USD. Ông nhận định kiều hối đang tăng trưởng ổn định và sẽ trở thành nguồn lực quan trọng trong tương lai. Ông kêu gọi đẩy mạnh quảng bá để mở rộng dịch vụ, vì hiện nay việc chuyển kiều hối qua ứng dụng ngân hàng cũng đang rất tiện lợi, nhưng thông tin chưa được phổ biến rộng rãi nên mới chỉ tiếp cận trong một nhóm đối tượng nhất định.Phát biểu tổng kết hội nghị, bà Vũ Thị Huỳnh Mai, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, cho biết trong năm 2025, đơn vị tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả đề án phát huy nguồn lực kiều hối. Trong quý 2/2025, đơn vị sẽ phát hành cẩm nang đầu tư cho kiều bào, tập trung vào các dự án trọng điểm của TP.HCM. Ngoài ra, đơn vị sẽ tham mưu UBND TP.HCM thành lập Tổ tư vấn phát triển nguồn lực kiều hối, Hiệp hội các đơn vị cung ứng dịch vụ kiều hối TP.HCM để nâng cao dịch vụ, thu hút lượng kiều hối. Bà khẳng định: "TP.HCM luôn là địa phương hấp dẫn, trải thảm đỏ chào đón và tạo điều kiện cho bà con kiều bào đến đầu tư".
Sảy thai 3 lần, cuối cùng người mẹ Hàn sinh thành công nhờ bác sĩ Việt Nam
“Trong đó tổng hợp tất cả những chia sẻ của mình về cuộc sống sinh viên, góc nhìn của bản thân về các tổn thương tâm lý… Mình đã viết cuốn sách với thông điệp rằng: Chỉ cần bạn tốt hơn 1% thôi, đó đã là một chiến thắng vĩ đại rồi”, Linh cho hay.