Trương Trần Anh Duy đưa phim tư liệu vào MV 'Nối vòng tay lớn'
Sáng 6.2, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức lễ đón tàu du lịch Norweigian Spirit (quốc tịch Bahamas) cập Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) trong hải trình đưa gần 2.000 khách du lịch quốc tế đi dọc bờ biển Việt Nam, nâng lên tổng số là 4 chuyến tàu biển quốc tế với hơn 8.000 du khách lên bờ tham quan tỉnh này từ đầu năm đến nay.Dự lễ đón khách du lịch quốc tế đầu năm mới có ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa; Chuẩn Đô đốc Nguyễn Anh Tuấn, Tư lệnh Vùng 4 Hải quân; Đại tá Bùi Văn Quỳ, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn; lãnh đạo Sở Du lịch Khánh Hòa và các sở, ngành liên quan.Khoảng 8 giờ 30 phút, tàu cập cảng quốc tế Cam Ranh. Khách du lịch sau đó chia thành nhiều nhóm nhỏ, một số chọn tour tham quan Nha Trang, một số khác đến khu nghỉ dưỡng The Arena Resort (TP.Cam Ranh), ngồi xe trung chuyển tự do tham quan, mua sắm. Bên cạnh đó, nhiều du khách cũng đi tour tham quan Vườn quốc gia Núi Chúa - vịnh Vĩnh Hy tại Ninh Thuận. Dự kiến, đến 18 giờ cùng ngày, tàu sẽ rời cảng để đi tiếp đến Hong Kong (Trung Quốc).Tàu Norweigian Spirit là con tàu lớn, hiện đại, thường xuyên thực hiện các hành trình khám phá tại nhiều vùng biển trên thế giới. Tàu được đóng năm 1998, tân trang gần nhất năm 2020, dài 268m, rộng 37m, sức chứa gần 2.000 hành khách và hơn 900 thành viên đội tàu. Ngày 24.1, tàu này cũng đã đưa 1.200 du khách đến Khánh Hòa.Hôm qua (5.2), tàu Norweigian Sky cũng đã đưa 1.900 khách cập cảng Quốc tế Cam Ranh để tham quan các địa điểm tại TP.Nha Trang, Cam Ranh. Cả hai du thuyền đều thuộc đội tàu của hãng Norwegian Cruise Line, một hãng du thuyền của Hoa Kỳ, trụ sở chính đặt tại Miami, được thành lập tại Na Uy vào năm 1966.Tính từ đầu tháng 1.2025 đến nay, Khánh Hòa đã đón 4 chuyến tàu biển quốc tế với hơn 8.000 du khách lên bờ tham quan. Theo lịch đăng ký từ các hãng tàu biển tính đến tháng 4 năm nay, địa phương sẽ đón 9 chuyến với khoảng 14.650 khách.Theo bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, đây là tín hiệu tích cực cho sự phục hồi và phát triển hoạt động du lịch tàu biển, góp phần cho sự thành công của ngành du lịch của tỉnh.Năm 2024, Khánh Hòa đã đón 28 chuyến tàu biển quốc tế với 57.816 du khách lên bờ tham quan. Tính chung cả năm qua, địa phương đón hơn 10,8 triệu lượt khách lưu trú, trong đó gần 4,8 triệu lượt khách quốc tế. Doanh thu du lịch được hơn 53.000 tỉ đồng.Cổng game ZingPlay tổ chức chuyến xe Kết Lộc đưa sinh viên về nhà đón Tết
Bên cạnh sở thích du lịch, Nguyễn Huỳnh Phú Vinh cùng bà xã Thúy Uyên còn có nghĩa cử đẹp khi tham gia các hoạt động từ thiện. Cặp đôi này từng tự tay chế biến, chuẩn bị các phần ăn, dụng cụ sinh hoạt để gửi tặng những người có hoàn cảnh khó khăn tại TP.HCM. Mới đây, Nguyễn Huỳnh Phú Vinh còn đại diện CLB Saigon Heat đến thăm và trao quà quyên góp gồm lồng đèn, thú bông, sữa... cho Làng trẻ em SOS Gò Vấp.
Gói thầu mua bồn nước ở Quảng Trị: Phòng Dân tộc H.Hướng Hóa báo cáo gì?
Thông tin này được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu khi cho ý kiến vào luật Đường sắt (sửa đổi), tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội 43, sáng 10.3.Chủ tịch Quốc hội thông tin, tại kỳ họp bất thường thứ 9 vừa qua, Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, kết nối Việt Nam với Trung Quốc. Hướng tới sẽ là dự án đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn. Cùng đó, với tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam cũng đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Bộ Xây dựng cũng đã tính toán để tuyến đường sắt cao tốc kéo dài từ TP.HCM xuống tới Cà Mau, chứ không chỉ dừng ở Cần Thơ."Trước chỉ tính tới Cần Thơ, giờ phải xuống tới chỗ anh Bình (ông Dương Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện - Giám sát, quê Cà Mau - phóng viên) để đồng chí Dương Thanh Bình về hưu có thể đi đường sắt từ Cà Mau ra Hà Nội được", Chủ tịch Quốc hội nêu.Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội cuối năm ngoái, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Tuyến đường sắt nối từ TP.HCM đi Cần Thơ, dự kiến là dự án độc lập.Chủ tịch Quốc hội cũng nhìn nhận, luật Đường sắt tới nay thi hành được 7 năm, song đường sắt Việt Nam còn chậm phát triển. "Do chúng ta chưa quan tâm đúng mức, chưa có nguồn kinh phí đầu tư hay chỉ chú ý giao thông đường bộ, hàng không còn đường sắt, đường thủy chưa chú ý nhiều", Chủ tịch Quốc hội nêu.Chủ tịch Quốc hội dẫn chứng, tuyến đường sắt thống nhất Bắc - Nam hiện nay có từ sau khi đất nước thống nhất (1975), song tới nay đã 50 năm nhưng tốc độ "vẫn y như cách đây 50 năm". Tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông dài 12 km làm mất hơn 10 năm, còn tuyến metro số 1 tại TP.HCM dài 20 km nhưng làm mất 17 năm."Chúng ta làm rất chậm mà thay đổi liên tục, Quốc hội phải xem xét thông qua nhiều lần. Có phải tư duy, tầm nhìn chúng ta, rồi tiền nong chúng ta chưa đủ nên cứ chắp vá, chắp vá", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.Theo Chủ tịch Quốc hội, vừa qua, Quốc hội thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, các chính sách đặc thù để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM với tổng số vốn lên tới 3 triệu tỉ đồng và nhiều dự án khác.Do đó, cần thiết kế trong luật các chính sách mạnh mẽ để ngành đường sắt có thể bứt phá, vươn lên. "Luật cũ chưa được kết quả bao nhiêu hết, sửa luật lần này ý đồ thế nào để bứt phá, phát triển đi lên", Chủ tịch Quốc hội nói.Chủ tịch Quốc hội đề nghị có quy định một chương riêng dành cho đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị với cơ chế ưu tiên nguồn lực, công nghệ, đào tạo công nghệ chuyên sâu, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhất là Trung Quốc, nước đang triển khai đường sắt cao tốc với tốc độ 450 km/giờ. Cùng đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý vận hành đường sắt; khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với viện nghiên cứu, trường đại học nâng cao năng lực nội địa của ngành đường sắt.Giải trình sau đó, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Danh Huy cho biết, để phát triển công nghiệp đường sắt, bộ này đã tổ chức đi 6 nước sở hữu công nghệ đường sắt dẫn đầu thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và làm việc với doanh nghiệp trong nước.Hiện nay có 7 liên doanh trong và ngoài nước chuẩn bị tham gia lĩnh vực này. Các cơ chế chính sách về xây dựng đặt ra mục tiêu đến 2035 tự chủ hoàn toàn về công nghiệp xây dựng. Ông cho rằng, Nhà nước cần có cơ chế để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và Nhà nước có chính sách hỗ trợ như thuê đất...Ông Huy cũng thông tin, hiện nay , Bộ Xây dựng đã làm việc với Trường Hải, Thành Công, VinFast để tham gia phát triển sản phẩm công nghiệp đường sắt.
Không còn nỗi đau nào hơn khi 6 người đã tử vong trong thảm kịch bất ngờ ập đến trong vụ xe tải lao vào quán tạp hóa ở Nghệ An trong những ngày cận Tết Nguyên đán. Và đau lòng hơn nữa, khi các nạn nhân tử vong có quan hệ anh em họ hàng với nhau.Còn tại Nha Trang vào rạng sáng nay, vụ xe sang Mercedes lao xuống biển cũng nhận được nhiều sự quan tâm, khi tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn có 5 người trong xe. Hiện lực lượng chức năng đang điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ việc.Sáng nay, nhiệt độ tại TP.HCM đột ngột thay đổi, xuống thấp nhất kể từ đầu năm. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã trang bị áo ấm, khăn quấn cổ khi di chuyển trên đường vì lạnh. Trong khi đó, Hà Nội cũng ghi nhận mức nhiệt thấp nhất tính từ đầu mùa đông năm nay, ở mức 7,3 độ C.Đây cũng là thời điểm nhiều nơi nô nức các hoạt động chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, không khí xuân đã lan tỏa trong từng con hẻm, tuyến đường. Phóng viên Báo Thanh Niên đã ghi nhận không khí tại 3 đầu cầu TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội. Xu Hướng 24 là chương trình trực tiếp bàn luận về kinh tế, xã hội, được phát trực tiếp từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần trên các nền tảng Báo Thanh Niên.
Việt Nam - Campuchia ký kế hoạch hợp tác quốc phòng 2021
Về tình hình xung đột ở Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelensky hôm 3.1 viết trên kênh Telegram cho biết, trong ba ngày đầu tiên của năm 2025, Nga đã phóng 300 máy bay không người lái (UAV) tấn công và gần 20 tên lửa vào các mục tiêu của Ukraine. Ông cho biết hầu hết tên lửa và UAV Nga đã bị bắn hạ hoặc đánh chặn.Ông Zelensky kêu gọi đồng minh hỗ trợ nhiều hơn nữa để Kyiv có được những hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa tốt nhằm đối phó hiệu quả với các cuộc tấn công của Nga.Lầu Năm Góc cùng ngày xác nhận Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ trở lại Đức vào tuần tới để tham dự cuộc họp lần thứ 25 của Nhóm Liên lạc Quốc phòng Ukraine. Đây là một liên minh quốc tế gồm hàng chục quốc gia đã cam kết hậu thuẫn cho Ukraine đối phó với Nga.Hội nghị của nhóm liên lạc nêu trên dự kiến sẽ là sự kiện cuối cùng mà ông Austin tham dự trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.1.Trong khi các đồng minh vẫn thể hiện tinh thần sát cánh cùng Ukraine, cơ quan tình báo nước ngoài của Nga lại đưa ra thông tin cho rằng phương Tây không loại trừ khả năng tuyến phòng thủ của quân đội Ukraine sẽ sớm sụp đổ.Ukraine nhiều khả năng sẽ phải đương đầu với tình huống viện trợ của Mỹ suy giảm sau khi ông Donald Trump tiếp quản Nhà Trắng vào ngày 20.1, bởi ông Trump đã nhiều lần chỉ trích mức độ viện trợ của Washington cho Kyiv và tuyên bố sẽ nhanh chóng tìm cách kết thúc cuộc chiến.Ukraine bác bỏ những thỏa thuận đàm phán có đi kèm điều kiện nhượng bộ về lãnh thổ. Nhưng trong một cuộc trả lời phỏng vấn ngày 2.1 ở Kyiv, ông Zelensky bày tỏ hy vọng tổng thống mới của nước Mỹ có thể là “chất xúc tác” cho một thỏa thuận tốt hơn.Ở Trung Đông, miền bắc Syria nóng lên trong những ngày qua với các cuộc đụng độ giữa Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu, với nhóm vũ trang thân Thổ Nhĩ Kỳ. Diễn biến phần nào nêu bật sự căng thẳng là thông tin Mỹ rục rịch điều lực lượng đến TP.Kobani ở miền bắc Syria nhằm xây dựng căn cứ tại đây.Theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria (SOHR, có trụ sở tại Anh), Mỹ ngày 2.1 điều khoảng 50 xe tải chở các khối bê tông đến khu vực Kobani. Những xe quân sự cắm cờ Mỹ cũng liên tục di chuyển tới thành phố này.Hãng tin North Press thân SDF cho hay các đoàn xe của liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu đã khởi động quá trình xây dựng căn cứ quân sự, và sắp tới sẽ bố trí binh sĩ, vũ khí, radar cùng hệ thống phòng không.Tính đến chiều 3.1 (giờ Việt Nam), giới chức Mỹ chưa bình luận về thông tin trên, song các nhà quan sát nhận định Washington muốn giữ vững các mục tiêu chiến lược tại Syria thông qua việc hỗ trợ đồng minh người Kurd trước áp lực từ Thổ Nhĩ Kỳ.Kính mời quý vị đón xem bản tin cập nhật tình hình tại các điểm nóng xung đột thế giới ngày 4.1.2025 của Báo Thanh Niên.