Cô gái gen Z nổi tiếng vì xinh đẹp, học giỏi, sống trong gia tộc giàu có
Phút 90+6, HLV Phùng Thanh Phương tung vào sân trung vệ trẻ Nguyen Zan Hoyt Le Cao (tên viết tắt Zan Nguyễn) để thế chỗ Nguyễn Thái Quốc Cường.Zan Nguyễn vào sân ở những thời điểm cuối trận căng thẳng, nóng bỏng nhất, khi CLB Đà Nẵng bị dẫn 0-1 không còn gì để mất đang toàn lực tấn công để san bằng cách biệt mong manh 1 bàn thắng, bằng những đường rót bóng bổng vào khu vực cấm địa của CLB TP.HCM.Có thể xem việc HLV Phùng Thanh Phương tung Zan Nguyễn vào sân là một công đôi việc, vừa ngắt khí thế tấn công của CLB Đà Nẵng, tranh thủ thêm khoảng 1 phút thay người quý giá, lại giúp hàng thủ CLB TP.HCM chống bóng bổng hiệu quả hơn.Zan Nguyễn sinh năm 2006, chỉ mới 19 tuổi, có bố mẹ đều là người Việt. Anh sinh ra lớn lên ở TP.Boston (Mỹ), học bóng đá ở môi trường bóng đá học đường của Mỹ và chủ động liên hệ đầu quân cho CLB TP.HCM để thử sức mình ở quê hương bố mẹ.Zan Nguyễn được HLV Phùng Thanh Phương đánh giá có tiềm năng, sở hữu chiều cao và độ dày lý tưởng, có ý thức tập luyện và sinh hoạt chuyên nghiệp nhưng vẫn còn khá "non", phải trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm.Được biết, đội bóng có biệt danh "Chiến hạm đỏ" đang cố gắng đẩy nhanh hoàn tất hồ sơ, tiến hành các bước thủ tục để sớm nhập tịch cho chàng trai 19 tuổi mang 100% dòng máu thuần Việt.Với quãng thời gian gần 10 tháng phía trước, khả năng Zan Nguyễn có hộ chiếu Việt Nam là rất cao.Nếu tiếp tục giữ tinh thần chuyên cần học hỏi, được HLV Phùng Thanh Phương từng bước "thử lửa" và có số phút thi đấu tại V-League một cách hợp lý, chàng trai cao 1,90 m này biết đâu sẽ được ban huấn luyện đội tuyển U.22 Việt Nam để mắt đến.Ở lại dựng Điện Biên - Kỳ 2: Chiến trường thành nông trường
Đây được xem là điểm nổi bật của Thông tư 29. Quy định này sẽ góp phần quan trọng lấy lại hình ảnh cho người thầy trong trường học. Thầy dạy thêm vì trách nhiệm và nghĩa vụ, vì sự quan tâm tới học sinh chứ không phải vì tiền. Dạy miễn phí nghĩa là không phải "tiền trao cháo múc''. Đã một thời (thời bao cấp gian khổ) giáo viên là những người thầy miễn phí như thế. Khi học sinh cần hỗ trợ học tập và ôn thi ngay tại trường, giáo viên sẽ tổ chức dạy thêm cho các em mà không lấy nhận tiền từ học sinh. Vì thế, đây là một quy định mang tính nhân văn, trả lại hình ảnh đẹp đẽ của người thầy trong mắt học sinh.Thông tư 29 cũng đồng thời cấm giáo viên dạy trước chương trình khi tổ chức dạy thêm. Ai cũng biết việc dạy trước chương trình sẽ mang lại hậu quả rất xấu cho học sinh và trường học. Nó làm mất đi ý nghĩa và mục đích tích cực của việc dạy thêm học thêm. Học sinh đã học trước chương trình trong các buổi học thêm thì khi lên lớp còn biết làm gì nữa ngoài việc mất tập trung và ngồi chơi, làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của cả lớp.Thông tư cũng quy định rất rõ việc dạy thêm ngoài nhà trường là được phép nhưng giáo viên phải báo cáo chi tiết với hiệu trưởng và chỉ được dạy học sinh không thuộc lớp chính khóa của mình. Điều này trước đây đã được phụ huynh và học sinh đề cập rất nhiều nhưng nay mới được một thông tư của Bộ GD-ĐT quy định rõ. Quy định này sẽ tránh được sự ép buộc không đáng có của giáo viên với học sinh các lớp mà họ đang dạy. Học sinh đi học thêm là vì nhu cầu của học sinh chứ không phải vì nhu cầu của giáo viên đang dạy lớp các em.Một điểm mới của Thông tư 29 là nội dung quy định các trung tâm dạy thêm buộc phải hoạt động theo luật doanh nghiệp, tuân thủ quy định báo cáo và đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. Điều này chỉ rõ các trung tâm dạy thêm thực chất là một sự kinh doanh vì lợi nhuận. Đã kinh doanh thì phải đóng thuế như một doanh nghiệp. Đó chính là sự bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân. Nội dung này là điểm mới tích cực cho Thông tư 29.Điều cuối cùng, Thông tư 29 được ban hành sau khi bảng lương giáo viên các trường công lập từ mầm non đến đại học vừa được chính phủ điều chỉnh tăng lên và sinh viên theo học ngành sư phạm đã được miễn học phí. Đây thực sự là một chính sách mang tính tích cực toàn diện và triệt để của ngành giáo dục trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên gắn liền với những quy định mới của hoạt động dạy thêm. Giáo viên dạy thêm không chỉ vì đời sống khó khăn mà vì đó là nhu cầu của học sinh. Quy định mới của Thông tư 29 thực tế đã tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa giáo viên với nhau trong hoạt động dạy thêm. Những giáo viên dạy giỏi, có chuyên môn tốt vẫn sẽ thu hút được học sinh từ các trường khác, lớp khác. Sẽ không còn tình trạng giáo viên ép buộc học sinh chính khóa của mình đi học thêm. Đây là cơ hội để đội ngũ giáo viên phổ thông nâng cao nghiệp vụ và chất lượng giảng dạy.Sự ủng hộ tích cực từ phụ huynh và học cho thấy quy định của Thông tư 29 đã đáp ứng đúng nguyện vọng của xã hội. Bộ GD-ĐT đã tránh được thói quen "cái gì không quản được thì cấm". Việc Bộ GD-ĐT cấm dạy thêm có thu phí với học sinh chính khóa trong trường công lập sẽ giúp xóa bỏ câu "Tiên học lễ hậu học thêm", tránh tình trạng học sinh từ cấp tiểu học đã có suy nghĩ tiêu cực về giáo viên.
Bảo hiểm y tế hỗ trợ viện phí điều trị can thiệp tim mạch tại FV
Với việc đưa Trung tâm EkoCenter Long An vào hoạt động chính thức cùng các đóng góp hỗ trợ cộng đồng và xã hội hiệu quả trong thời gian qua, tại buổi lễ khánh thành, Công ty Coca-Cola Việt Nam vinh dự được trao tặng Bằng khen của Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An vì đã có thành tích đóng góp kinh phí thực hiện công tác xã hội trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An năm 2024.Tại Long An, Trung tâm EkoCenter mới có khả năng cung cấp lên đến 6.000 lít nước uống sạch mỗi ngày, đồng thời đóng vai trò là điểm kết nối để công ty và các đối tác hỗ trợ cộng đồng, đặc biệt là trong ứng phó với biến đổi khí hậu tại địa phương và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.Kể từ khi có mặt tại Long An, Công ty Coca-Cola Việt Nam đồng hành cùng chính quyền địa phương trong các sáng kiến cộng đồng ý nghĩa như Vui Tết Cùng Coca-Cola, Phiên Chợ 0 Đồng, và cung cấp nước uống miễn phí cho cư dân tại các khu vực bị xâm nhập mặn.
Theo đó, kế hoạch nhằm thực hiện các nội dung kết luận, kiến nghị của Chánh thanh tra Bộ Xây dựng tại kết luận thanh tra số 41 về hoạt động quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ trên địa bàn TP.HCM.Theo kết luận thanh tra số 41, TP.HCM còn tồn tại một số vi phạm trong quá trình cấp phép và quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng được cấp.Tại thời điểm tháng 12.2023, có 205/241 công trình được kiểm tra có vi phạm trật tự xây dựng chưa được lập hồ sơ xử lý. Trong năm 2024, TP.Thủ Đức và 18 quận, huyện (quận 3, 4, 5, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi), phường Nguyễn Cư Trinh (quận 1) đã có văn bản báo cáo việc thiết lập hồ sơ xử lý và tình hình khắc phục của các công trình có vi phạm trật tự xây dựng.Trong đó có 53 công trình đã tháo dỡ phần vi phạm, 55 công trình đã tháo dỡ một phần và 77 công trình đã lập bổ sung hồ sơ xử lý.Để khắc phục và xử lý các sai phạm trên, UBND TP.HCM giao Sở Nội vụ tham mưu UBND TP.HCM tổ chức thực hiện kiểm điểm trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân để xảy ra các tồn tại, thiếu sót, vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra.Giao Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra các tồn tại, thiếu sót, vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra.Sở Xây dựng, UBND TP.Thủ Đức và các quận, các cơ quan liên quan được giao rà soát các đồ án quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung khắc phục những thiếu sót, tồn tại, bất cập, làm cơ sở cho việc quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng.Chủ tịch UBND TP.HCM giao UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức thực hiện và yêu cầu các tổ chức, cá nhân khắc phục những tồn tại, thiếu sót, xử lý theo quy định trong công tác cấp giấy phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.Đồng thời tiếp tục tăng cường kiểm tra, chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp đội Thanh tra xây dựng và cơ quan liên quan thực hiện trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật đối với các công trình nhà ở riêng lẻ trên địa bàn. Phải theo dõi từ khi khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình bàn giao và sau khi đưa vào sử dụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời vi phạm trật tự xây dựng theo quy định.
Bức xúc ô tô con chạy ngược chiều, nhập vào cao tốc ngay... lối ra
Ngày 20.2, TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên án sơ thẩm vụ kiện hành chính giữa người khởi kiện là Công ty CP bất động sản Hà Quang (chủ đầu tư dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II, ở TP.Nha Trang), người bị kiện là UBND tỉnh Khánh Hòa và Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.Phiên tòa đưa ra xét xử vụ việc vào ngày 17.2 và tiếp tục vào hôm nay (20.2). Sau thời gian nghị án, HĐXX TAND tỉnh Khánh Hòa tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty CP bất động sản Hà Quang; hủy quyết định 2282 ngày 29.8.2024 của UBND tỉnh Khánh Hòa về phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng, tiền thuê đất phải nộp đối với dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II và các Thông báo 11456, 11596, 11573 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.Theo đơn khởi kiện, Công ty CP bất động sản Hà Quang đề nghị tòa tuyên hủy quyết định 2282 của UBND tỉnh Khánh Hòa và 3 thông báo của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. Với lý do quyết định 2282 được căn cứ trên văn bản đã hết hiệu lực, khiến kết quả xác định giá đất chưa đúng. Cụ thể, theo quyết định 2282, giá đất cụ thể được tính theo phương pháp thặng dư theo Nghị định 12 đã hết hiệu lực từ ngày 27.6.2024, được thay thế bằng Nghị định 71 về quy định giá đất do Chính phủ ban hành, nhưng địa phương không áp dụng quy định mới này. Sau đó, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa lần lượt ra 3 thông báo yêu cầu chủ đầu tư phải nộp hơn 1.245 tỉ đồng tiền thuê đất, tiền sử dụng đất của dự án. Tại phiên tòa, HĐXX nhận định, quá trình xác định giá đất dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II được thực hiện vào thời điểm Điều 37 của Nghị định 71 quy định về phương pháp thặng dư đã có hiệu lực từ ngày 27.6.2024.Tuy nhiên, ngày 31.7.2024, Sở TN-MT tỉnh Khánh Hòa trình UBND tỉnh ban hành quyết định 2282 (đính kèm biên bản họp Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh, các tài liệu do đơn vị tư vấn thẩm định giá phát hành) thì các cơ quan, tổ chức này đều không áp dụng Điều 37 của Nghị định 71, dẫn đến việc địa phương này vẫn áp dụng phương pháp thặng dư để xác định giá đất cho dự án theo quy định tại Nghị định 12 đã hết hiệu lực thi hành. Dựa vào Quyết định 2282, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa ra các Thông báo 11456, 11596, 11573, yêu cầu chủ đầu tư phải nộp hơn 1.245 tỉ đồng tiền thuê đất, tiền sử dụng đất của dự án. Từ các cơ sở trên, tòa tuyên hủy quyết định 2282 và 3 thông báo của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. Như Thanh Niên thông tin, Công ty CP bất động sản Hà Quang được UBND tỉnh Khánh Hòa giao đất lần đầu vào tháng 4.2004 để thực hiện dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II. Năm 2015, UBND tỉnh Khánh Hòa hủy bỏ quyết định trên để ban hành quyết định mới và giao lại hơn 51 ha đất cho Công ty CP bất động sản Hà Quang thực hiện dự án. Đến ngày 29.8.2024, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành quyết định 2282 về phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng, tiền thuê đất phải nộp đối với dự án khu đô thị Lê Hồng Phong II.