Hố ga bị hư, gây nguy hiểm
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay với lãi suất bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Năm 2025, lãi suất cho vay đối với hộ nghèo được Chính phủ quy định là 4,7%/năm. Trong khi đó, mức lãi suất cho vay đối với người mua, thuê mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 6,6%/năm là quá cao.Bên cạnh đó, hiệp hội cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét xây dựng cơ chế cho người trẻ (từ 18-45 tuổi) mua căn nhà đầu tiên được vay tín dụng với lãi suất thương mại hợp lý chỉ khoảng 6-7%/năm được bảo đảm khoản vay bằng chính căn nhà đó. Thời gian cho vay trong 10-15 năm sẽ tạo "cú huých", khuyến khích các doanh nghiệp tái cấu trúc các dự án bất động sản hiện hữu, chuyển hướng đầu tư sang phân khúc nhà ở thương mại giá vừa túi tiền. Việc này cùng với Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030 sẽ tái cấu trúc thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững. Bởi lẽ HoREA cho rằng, đa số người trẻ có chí tiến thủ, còn một khoảng đời dài để làm ăn và trả nợ, thông thường sau khoảng 10-15 năm sẽ có thu nhập tăng gấp đôi hoặc hơn gấp đôi, nên hầu như không có rủi ro cho các ngân hàng thương mại cho vay.Song song đó, HoREA cũng cho rằng cần xem xét bổ sung vào Nghị định 100/2024 quy định công nhận nhà trọ cho thuê dài hạn theo tháng, theo năm cũng là một loại nhà ở xã hội, là nhà ở riêng lẻ do cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng cho thuê, mà người thuê chủ yếu là công nhân, lao động, người nhập cư. Quy định này nhằm để cho các chủ nhà trọ được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng, về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Điển hình là TP.HCM có khoảng 60.470 người kinh doanh phòng trọ cho thuê dài hạn với tổng số phòng trọ 560.000 phòng, đáp ứng chỗ thuê trọ cho 1,4 triệu người nhưng hiện nay, do chưa được hỗ trợ theo chính sách nhà ở xã hội nên các chủ nhà trọ phải nộp thuế khoán bằng 7%/doanh thu, bao gồm 5% thuế giá trị gia tăng và 2% thuế thu nhập cá nhân. Mức thuế khoán này tương tự như các chủ khách sạn mini thuộc loại hình dịch vụ lưu trú ngắn hạn là không hợp tình hợp lý. Nếu công nhận nhà trọ cho thuê dài hạn là một loại hình nhà ở xã hội thì các chủ nhà trọ sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về thuế như được giảm 50% thuế suất thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với nhà ở xã hội. Khi đó, chủ nhà trọ chỉ phải nộp thuế khoán/doanh thu là 3,5% và còn được vay tín dụng ưu đãi để xây dựng, cải tạo hoặc sửa chữa nhà trọ phục vụ người thuê...Hộp điện, linh kiện trụ đèn chiếu sáng bị mất trộm
Ngày 7.1, Báo Tiền Phong đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Báo điện tử Tiền Phong. Chính thức ra mắt bạn đọc vào ngày 9.1.2005, đúng Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam, trong chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Báo điện tử Tiền Phong (thuộc Báo Tiền Phong, cơ quan T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) luôn đi đầu trong việc cổ vũ, động viên nhân dân, nhất là thế hệ trẻ phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm, đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xung kích, tình nguyện, sáng tạo trên mọi lĩnh vực. Đến nay, Báo điện tử Tiền Phong là một trong những tờ báo điện tử uy tín, là một trong 10 tờ báo điện tử có lượng bạn đọc nhiều nhất Việt Nam.Nhiều tác phẩm báo chí chất lượng cao của Báo điện tử Tiền Phong được trao giải cao tại các giải báo chí danh giá, như: Giải Búa Liềm Vàng, Giải Báo chí quốc gia, Giải báo chí Diên Hồng, Giải Báo chí toàn quốc viết về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi…Nhân dịp kỷ niệm 20 năm, Báo điện tử Tiền Phong vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu nhi, xây dựng và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của đất nước.Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy chúc mừng 20 năm Ngày Báo điện tử Tiền Phong ra mắt bạn đọc - dấu mốc quan trọng của Báo Tiền Phong - cơ quan ngôn luận của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và diễn đàn của tuổi trẻ cả nước.Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy đánh giá, trong chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Báo Tiền Phong nói chung và Báo điện tử Tiền Phong nói riêng đã luôn đi đầu trong việc cổ vũ, động viên nhân dân, nhất là thế hệ trẻ phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm, đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xung kích, tình nguyện, sáng tạo trên mọi lĩnh vực, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới".Anh Bùi Quang Huy nhấn mạnh: "Báo điện tử Tiền Phong với 20 năm hình thành và phát triển - một chặng đường đáng tự hào trong hành trình tiếp nối truyền thống vẻ vang hơn 71 năm của Báo Tiền Phong. Tôi tin tưởng rằng, với tinh thần nhiệt huyết, không ngừng tìm tòi, đổi mới, sáng tạo, đội ngũ làm báo Báo điện tử Tiền Phong sẽ tiếp tục giữ vững vị thế tiên phong, tạo ra nhiều đột phá, nâng tầm và khẳng định vị thế là một trong những tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam trong giai đoạn mới".Để khởi đầu cho sự phát triển đột phá của Báo điện tử Tiền Phong, Ban Biên tập Báo Tiền Phong đã chọn dấu mốc kỷ niệm 20 năm để ra mắt giao diện mới, hứa hẹn bùng nổ trong kỷ nguyên số.
'Lật mặt 7' của Lý Hải lập kỷ lục đầu tiên dù chưa khởi chiếu chính thức
Trong bối cảnh đó, mô hình hệ sinh thái được xem không chỉ là cơ hội, mà còn là hướng đi tất yếu để họ có thể bứt phá, nâng tầm vị thế trong kỷ nguyên số.Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh trong thập kỷ qua dù không mở mới thêm nhà băng nào. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 9.2024 đã đạt hơn 21,4 triệu tỉ đồng, tương đương với khoảng 839 tỉ USD. Trong vòng 10 năm qua, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng hơn 3 lần, đặc biệt có những ngân hàng tư nhân tăng trưởng 5-6 lần như Techcombank, VPBank…Theo The AsianBanker, năm 2024, có 7 ngân hàng Việt vào Top 500 ngân hàng lớn nhất thế giới. Ngoài nhóm ngân hàng có vốn chi phối bởi Nhà nước, 2 ngân hàng tư nhân vào top cũng là Techcombank (thứ hạng 468) và VPBank (thứ hạng 481). Nhiều ngân hàng Việt cũng đã nhen nhóm tham vọng vươn ra biển lớn, vào top đầu khu vực, thế giới. Chẳng hạn như Vietcombank đề ra đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 là một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực châu Á. Techcombank đặt mục tiêu vốn hóa 20 tỉ USD, nằm trong Top 10 ngân hàng tại Đông Nam Á. Trong khi đó, VPBank xác định chiến lược phát triển 5 năm (2022-2026) trở thành ngân hàng có vị trí vững chắc trong Top 3 ngân hàng lớn nhất Việt Nam và đạt quy mô thuộc Top 100 ngân hàng lớn nhất châu Á. Tuy nhiên, xét riêng trong khu vực Đông Nam Á, chưa có ngân hàng Việt nào vào Top 10 trong bảng xếp hạng tổng tài sản, lợi nhuận và còn cách vị trí khá xa so với các ngân hàng Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan. Dù điểm đáng mừng là tỷ lệ sinh lời như ROA, ROE của nhiều ngân hàng Việt thuộc nhóm cao vượt trội. Trở lại với bảng xếp hạng của The Asian Banker, những ngân hàng lớn nhất khu vực Đông Nam Á có thể kể đến như DBS (Singapore), UOB (Singapore), CIMB Group (Malaysia), Maybank (Malaysia)… Điểm chung của họ là sự hiện diện rộng lớn tại nhiều thị trường trọng điểm trên toàn cầu, đặc biệt nhiều ngân hàng đẩy mạnh mô hình hệ sinh thái, hợp tác phát triển với các doanh nghiệp lớn trên nhiều lĩnh vực. Ngân hàng Việt đã có sự trở mình ấn tượng trong thập kỷ qua nhờ vào việc tập trung mảng "ngân hàng thương mại", đặc biệt là hoạt động cho vay. Các sản phẩm tín dụng, từ vay tiêu dùng, vay mua nhà, đến vay sản xuất kinh doanh, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của các ngân hàng. Mô hình này giúp các ngân hàng mở rộng nền tảng khách hàng và duy trì nguồn thu ổn định từ lãi suất. Tuy nhiên trong tương lai, khi hướng đến quy mô lớn hơn, đặc biệt là xứng tầm khu vực và thế giới thì mô hình kinh doanh của các ngân hàng Việt phải có sự thay đổi. Đó có thể là đa dạng hóa nguồn thu, thúc đẩy mảng "ngân hàng đầu tư", phát triển mô hình hệ sinh thái có sự hợp tác hiệu quả với những tập đoàn lớn khác. Mảng "ngân hàng đầu tư" có vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, cũng là cơ hội cho các ngân hàng Việt trong kỷ nguyên mới với các dịch vụ như bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn mua bán và sáp nhập (M&A), quản lý gia sản, tư vấn trái phiếu, bảo hiểm…Ví dụ, Công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư MB (MBS) của ngân hàng MB hay công ty quản lý quỹ Techcom (TCC) của ngân hàng Techcombank đều được biết đến là những công ty quản lý gia sản đã đóng góp lớn vào sự tăng trưởng và phát triển của các ngân hàng "mẹ". Techcom Capital hiện đang quản lý 10 quỹ đầu tư đa dạng, tính đến ngày 31.10.2024, tổng giá trị tài sản quản lý của Techcom Capital đạt hơn 14.000 tỉ đồng. Ngay cả với hoạt động cho vay, các ngân hàng cũng có thể chuyển đổi mô hình, khai phá những ý tưởng kinh doanh mới để tăng trưởng nhanh và bền vững hơn. Chẳng hạn với cho vay bất động sản, việc hợp tác với các công ty BĐS uy tín để cung cấp giải pháp vay mua nhà tích hợp, đồng thời hỗ trợ khách hàng tìm kiếm BĐS phù hợp. Tương tự cũng có thể áp dụng với các sản phẩm cho vay mua xe, cho vay tiêu dùng... Có thể thấy ở mô hình hợp tác giữa Techcombank với Masterise và One Mount, khách hàng mua nhà tại các dự án của Masterise sẽ được sử dụng dịch vụ tài chính trọn gói kèm nhiều ưu đãi từ Techcombank, bao gồm vay lãi suất thấp, đóng phí bảo hiểm tài sản và nhiều dịch vụ tài chính khác từ khi mua nhà cho đến lúc ở, sinh hoạt hằng ngày. Cùng với One Mount, việc kết hợp công nghệ số và dữ liệu để tích hợp các sản phẩm tài chính như vay mua nhà, gói tài chính cá nhân vào một nền tảng duy nhất OneHousing đã giúp trải nghiệm giao dịch bất động sản trở nên nhanh chóng, thuận tiện.Trên thực tế, các ngân hàng top đầu khu vực, hoặc trên toàn cầu hiện nay đều có dáng dấp tập đoàn tài chính với mô hình hệ sinh thái. Ví dụ gần gũi có thể kể đến DBS - một trong những ngân hàng đi đầu tại châu Á trong việc xây dựng mô hình hệ sinh thái toàn diện, kết hợp các lĩnh vực tài chính và phi tài chính. DBS hợp tác với các công ty bất động sản lớn như PropNex và ERA Singapore để cung cấp giải pháp tài chính cho khách hàng mua nhà. Trong lĩnh vực tiêu dùng, DBS hợp tác với Shopify để cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bán hàng trực tuyến. Trong mảng "ngân hàng đầu tư", hoạt động quản lý tài sản, DBS Wealth Management quản lý tới hơn 275 tỉ USD (năm 2023) tài sản khách hàng, với các dịch vụ đẳng cấp cho phân khúc giàu có. Tại Việt Nam, mô hình hệ sinh thái cũng đã hiện diện với những tên tuổi dẫn dắt như Vingroup, Techcombank, Sovico, Viettel, Doji, Thế giới di động…Những hệ sinh thái này được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi bức tranh tài chính ngân hàng ở Việt Nam - ngành được xem là huyết mạch của nền kinh tế. Chưa bao giờ người dùng có yêu cầu về trải nghiệm liền mạch trên hàng loạt dịch vụ tài chính và phi tài chính như hiện nay. Với sự hỗ trợ của công nghệ và AI, các ngân hàng sẽ không phải mất nhiều thời gian và chi phí như trước, trong khi khách hàng sẽ được hưởng lợi rõ rệt về giá cả nhờ sự hợp tác của các bên cung cấp. Đối với ngân hàng, mô hình này mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu và thị trường nhanh hơn nhiều so với tự mình phát triển tất cả các dịch vụ, tiện ích cho khách hàng. Và hơn hết, sự tích hợp dữ liệu khách hàng trong hệ sinh thái cũng giúp ngân hàng hiểu sâu hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng, từ đó cải thiện trải nghiệm, nâng cao lòng trung thành và cá nhân hóa sản phẩm.
Các chuyên gia về sinh sản cũng cho biết những lời tuyên bố này hoàn toàn sai và phụ nữ nên tránh xa họ.
Metal Slug: Awakening chính thức ra mắt game thủ hôm nay 22.8
Ông Furusawa Yasuyuki - Tổng giám đốc AEON Việt Nam cho biết - trung tâm thương mại AEON Tân An đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược tăng tốc mở rộng của tập đoàn tại Việt Nam. Khi đi vào hoạt động, dự án dự kiến tạo ra gần 600 cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Long An. Việc mở cửa hàng ở mỗi khu vực cũng là cơ hội để tiếp cận với những đặc sản địa phương. Long An có nguồn nông sản phong phú và AEON Tân An được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm tiêu thụ, kết nối và góp phần đưa nông sản địa phương xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.