Hết thời tóc vàng ngốc nghếch, dàn It Girl đua nhau đổi màu tóc vàng sang chảnh
Tập đoàn Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, đứng thứ 4 trong danh sách các nhà xuất khẩu cà phê hòa tan hàng đầu Việt Nam (kể cả doanh nghiệp FDI); sản lượng gần 15.000 tấn giá trị thu về gần 75 triệu USD.Kiểm tra nợ xấu, coi chừng những cái 'bẫy' đang giăng...
Theo đó, hãng hàng không lớn nhất Việt Nam đã "bắt tay" với công ty ST Engineering Aerospace nâng tầm dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa máy bay và hợp tác nghiên cứu khai thác cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa tại CHKQT Long Thành, hợp tác cùng Singapore Airport Terminal Services Limited (SATS) tại nhà ga hàng hóa sân bay Long Thành, mở rộng dịch vụ hàng hóa quốc tế vươn tới hơn 215 điểm đến trên toàn cầu. Đặc biệt, sự kết hợp giữa Vietnam Airlines, SaigonTourist Group và APG Group Pte Limited hứa hẹn mang đến những sản phẩm du lịch hàng không độc đáo, cùng giải pháp thanh toán tiên tiến, nâng cao trải nghiệm du khách trên đường bay Việt Nam - Singapore.Những thỏa thuận này là lời khẳng định cho vị thế tiên phong của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam trong công cuộc đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đầu tư cơ sở hạ tầng theo nghị quyết 57-NQ/TW, đồng thời là nền tảng vững chắc để xây dựng các hangar sửa chữa máy bay quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại tại sân bay Long Thành. Mục tiêu là thu hút sự hợp tác từ các hãng hàng không quốc tế, đưa Long Thành trở thành điểm đến uy tín trên bản đồ hàng không thế giới.Singapore, vốn là thị trường chiến lược của Vietnam Airlines tại Đông Nam Á, nay càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với 28 chuyến bay mỗi tuần từ Hà Nội và TP.HCM, Vietnam Airlines đã phục vụ hơn 7 triệu hành khách trong suốt 30 năm kể từ ngày thành lập (27.5.1995 - 27.5.2025), góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối văn hóa và du lịch giữa hai quốc gia.Những hợp tác chiến lược này không chỉ là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng, mà còn là bệ phóng để Vietnam Airlines "cất cánh" tại CHKQT Long Thành, góp phần đưa ngành hàng không Việt Nam vươn tầm quốc tế.
Mỹ điều tàu khu trục USS John Finn qua eo biển Đài Loan
Theo Tom'sHardware, Intel hiện gặp khó khăn về tài chính và hiệu suất trong những năm qua và nhiều đồn đoán đã xuất hiện về tương lai của công ty này. Gần đây nhất, có thông tin cho rằng Broadcom đang quan tâm tới việc mua lại mảng kinh doanh sản phẩm của Intel. Bên cạnh đó, chính phủ Mỹ được cho là đang cân nhắc việc yêu cầu TSMC vận hành mảng sản xuất của Intel Foundry thông qua một liên doanh giữa Intel và nhà sản xuất chip Đài Loan. Tuy nhiên, một trở ngại lớn mà nhiều người bỏ qua chính là thỏa thuận cấp phép chéo rộng rãi giữa Intel và AMD, theo phân tích từ Digits-to-Dollars.Thỏa thuận cấp phép chéo giữa AMD và Intel (bao gồm nhiều thỏa thuận khác nhau, gần nhất được ký vào năm 2009) cho phép cả hai bên sử dụng bằng sáng chế của nhau và tránh các vụ kiện tụng về vi phạm sở hữu trí tuệ. Thỏa thuận này bao trùm toàn bộ danh mục sản phẩm của cả hai, từ CPU, GPU cho tới các công nghệ khác. Nhờ đó, AMD có thể sản xuất bộ xử lý dựa trên kiến trúc x86 với các phần mở rộng tập lệnh của Intel, trong khi Intel có thể tích hợp các sáng tạo của AMD vào các sản phẩm của mình.Tuy nhiên, thỏa thuận cũng đặt ra những giới hạn nghiêm ngặt. Cả hai không được phát triển bộ xử lý tương thích với ổ cắm hoặc bo mạch chủ của đối phương. Đặc biệt, thỏa thuận sẽ chấm dứt ngay lập tức nếu một trong hai công ty bị sáp nhập, mua lại hoặc tham gia vào liên doanh làm thay đổi quyền sở hữu. Khi đó, hai bên bắt buộc phải đàm phán lại các điều khoản cấp phép mới.Không chỉ bao gồm kiến trúc tập lệnh x86 và các phần mở rộng như SSE, AVX, thỏa thuận còn bao phủ cả các công nghệ GPU, DPU và FPGA. Do đó, nếu thỏa thuận bị hủy bỏ, gần như toàn bộ sản phẩm của AMD và Intel sẽ bị ảnh hưởng, buộc hai công ty phải thương lượng lại.Một câu hỏi lớn đặt ra là liệu AMD có thực sự muốn ký kết một thỏa thuận tương tự với Broadcom hay không. Broadcom, từ một công ty chủ yếu nổi tiếng với các giải pháp mạng và công nghệ không dây, hiện đã mở rộng sang lĩnh vực lưu trữ, an ninh mạng và phần mềm hạ tầng. Đặc biệt, Broadcom đang nổi lên như một nhà phát triển hàng đầu về bộ xử lý AI tùy chỉnh, hợp tác với hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn.Việc mua lại mảng CPU từ Intel sẽ giúp Broadcom trở thành đối thủ mạnh mẽ của AMD, đặc biệt trong bối cảnh Broadcom đang sở hữu cả CPU lẫn bộ xử lý AI. Điều này khiến Broadcom trở thành mối đe dọa lớn hơn với AMD so với Intel - công ty hiện chưa có chiến lược AI rõ ràng.Mặc dù có ý kiến cho rằng AMD có thể yêu cầu Broadcom hỗ trợ trong cuộc chiến với Nvidia bằng cách phát triển các giải pháp kết nối "thân thiện với AMD", nhưng ưu tiên hiện tại của Broadcom dường như là củng cố vị thế trong thị trường trung tâm dữ liệu, nơi công ty đang thiếu mảng CPU. Một khi sở hữu mảng kinh doanh CPU, Broadcom nhiều khả năng sẽ tập trung vào việc phát triển nền tảng AI trung tâm dữ liệu của riêng mình thay vì hỗ trợ AMD.Nhìn chung, nếu thương vụ Broadcom và Intel diễn ra, AMD sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn, không chỉ trong việc cạnh tranh với Intel mà còn với một đối thủ mới mạnh mẽ hơn trong thị trường công nghệ cao.
Chiều 20.3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phóng viên đã nêu câu hỏi về công tác bảo hộ công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar - Thái Lan. Trả lời câu hỏi này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, các cơ quan chức năng nước này đã thông báo về một số trường hợp công dân Việt Nam đang bị tạm giữ do vi phạm các quy định về xuất - nhập cảnh vào Myanmar sau các đợt truy quét, triệt phá các cơ sở lừa đảo trực tuyến tại khu vực Myawaddy, khu vực này gần biên giới giữa Myanmar và Thái Lan."Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam ở Myanmar đã yêu cầu các cơ quan chức năng sở tại bảo đảm an toàn và điều kiện sinh hoạt cho công dân Việt Nam", bà Hằng nói.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước để xác minh nhân thân của công dân Việt Nam bị tạm giữ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của sở tại để kịp thời triển khai các biện pháp bảo hộ, hỗ trợ công dân về nước.
Tài xế ‘hoang mang’ vì hàng loạt xe khác đua nhau vượt đèn đỏ
Ngày 6.1, tòa thượng thẩm California quyết định sáp nhập đơn kiện của tỉ phú Gerard vào chung mã hồ sơ đơn kiện của Đàm Vĩnh Hưng. Lý do tòa nhận thấy vụ kiện của Đàm Vĩnh Hưng kiện ông Gerard Williams và đơn kiện ngược lại từ gia đình ca sĩ Bích Tuyền là cùng một sự việc, cùng một dữ kiện. Vì vậy, tòa đã chuyển đơn kiện của ông Gerard đang được thụ lý bởi thẩm phán Nico A.Dourtbetas để gộp thành một vụ xử lý, chung một mã số hồ sơ do thẩm phán Michael J. Strickroth phụ trách.Các bên có 15 ngày để phản đối nếu có ý kiến khác về việc ông Strickroth làm thẩm phán theo điều 170.6 của Bộ luật tố tụng dân sự California. Trình tự xử lý đơn kiện được ấn định vào ngày 7.7 tới.Ngoài ra, vụ kiện tụng giữa Đàm Vĩnh Hưng và ông Gerard Williams kéo theo sự quan tâm quá mức của cộng đồng mạng, dẫn đến nhiều video, bình luận sai lệch xung quanh vụ việc này. Khi tòa chưa xét xử, nhiều người chỉ dựa trên những thông tin trích dẫn một phần, chưa được xác thực hoặc bị bóp méo trên mạng xã hội để đưa ra nhận xét, bình luận gây sốc, sai lệch nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.Để đáp trả, ông Gerard Williams đã cho nộp đơn kiện 3 YouTuber hành vi phỉ báng, vu khống. Trong đơn gửi đến một tòa án ở quận Harris, thành phố Houston, bang Texas (Mỹ), doanh nhân này yêu cầu các YouTuber bồi thường thiệt hại do gây mất uy tín, vu khống với số tiền nằm trong phạm vi thẩm quyền của tòa án quyết định.Về phía ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, anh được cho là đã về Việt Nam sau nhiều tháng ở Mỹ. Khi chúng tôi liên hệ, nam ca sĩ cho biết: "Luật sư của tôi không cho phép phát biểu gì ngay lúc này".Trước đó, vào tháng 12.2024, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cho thay đổi luật sư, tiếp tục vụ kiện tỉ phú Gerard. Về phía chồng ca sĩ Bích Tuyền, nam doanh nhân này đã làm việc với 4 luật sư để nộp đơn kiện ngược Mr. Đàm vào ngày 2.12. Trong hồ sơ dài 35 trang, ông Gerard đã kể về quá trình quen biết Đàm Vĩnh Hưng từ 2018 và tường trình về vụ tai nạn dựa vào lời các nhân chứng và video. Theo nội dung đơn, ngay khi tai nạn xảy ra, Gerard "đã vui vẻ chi trả toàn bộ chi phí y tế của Đàm Vĩnh Hưng như một phép lịch sự, sau đó Đàm Vĩnh Hưng xác nhận anh đã hồi phục".Phía luật sư đại diện ông Gerard đề nghị tòa án xem xét tư cách thường trú nhân Mỹ của Đàm Vĩnh Hưng có được thông qua cuộc hôn nhân của nam ca sĩ với bầu show Liên Phạm, yêu cầu Đàm Vĩnh Hưng xuất trình tờ khai thuế thu nhập liên bang để chứng minh thu nhập trước đây và gần đây của mình bị ảnh hưởng bởi tai nạn khi đòi nhà tỉ phú số tiền bồi thường lớn.Ngày 8.12, đội ngũ luật sư của tỉ phú công nghệ này còn nộp bổ sung lên tòa thêm đơn kiện dài 338 trang, khẳng định quá trình kiện ngược đã bắt đầu và không thay đổi.