Nhiều doanh nghiệp 'bốc hơi' hết lợi nhuận sau báo cáo kiểm toán
Bộ Công an vừa phát đi thông báo về tổ chức "Ủy ban cứu người vượt biển" có tên tiếng Anh là "Boat People SOS", viết tắt là BPSOS đã và đang có hoạt động liên quan đến khủng bố.Tổ chức này thành lập năm 1990 tại Mỹ, do Nguyễn Đình Thắng (67 tuổi, sinh tại TP.HCM, quê quán Nghệ An; hiện đang sống tại Mỹ) cầm đầu, giữ vai trò Giám đốc điều hành.Theo Bộ Công an, tổ chức BPSOS hoạt động dưới danh nghĩa "cứu trợ người tị nạn" nhưng thực chất là lợi dụng hoạt động này để móc nối, trợ giúp các tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động chống phá Việt Nam, trong đó có nhóm đối tượng tham gia tổ chức "Người Thượng vì công lý - MSFJ" từng gây ra cuộc khủng bố tại Đắk Lắk ngày 11.6.2023.Với vai trò cầm đầu, Nguyễn Đình Thắng đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo các thành viên trong tổ chức tiến hành nhiều hoạt động liên quan đến tổ chức khủng bố MSFJ.Cụ thể, Thắng đã chỉ đạo hỗ trợ các đối tượng trong tổ chức của mình hỗ trợ thành lập tổ chức MSFJ vào tháng 7.2019 tại Thái Lan và hoạt động tại Mỹ vào tháng 4.2024, đồng thời hỗ trợ MSFJ đăng ký pháp nhân tại Mỹ.Để hỗ trợ MSFJ hoạt động, Thắng trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ kinh phí, phương tiện, trả lương cho thành viên MSFJ hoạt động chống phá nước ta, trong đó có các hoạt động khủng bố tại Đắk Lắk.Sau khi nhóm MSFJ bị truy nã trong đó có đối tượng Y Quynh Bdap, Thắng vẫn hỗ trợ tiền, bố trí nơi ở để Y Quynh Bdap lẩn trốn tại Thái Lan. Y Quynh Bdap bị bắt và đưa ra xét xử, Thắng vẫn tích cực tìm cách bảo vệ, không để Tòa án Thái Lan ra phán quyết trục xuất đối tượng này về Việt Nam. Đồng thời, gây quỹ tài trợ cho luật sư Thái Lan tham gia bảo vệ Y Quynh Bdap tại phiên tòa và tham gia vận động các tổ chức quốc tế ủng hộ hoạt động cho tổ chức MSFJ.Tranh cãi kịch liệt về kế hoạch động viên nửa triệu binh sĩ ở Ukraine
Theo TechRadar, thế giới công nghệ vừa kỷ niệm một dấu mốc lịch sử tròn 70 năm ngày ra đời của Director, hệ điều hành đầu tiên trên thế giới. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển của điện toán hiện đại và định hình tương lai của các hệ điều hành sau này.Ngày 8.3.1955, Director ra mắt, đánh dấu nỗ lực đầu tiên của con người trong việc tạo ra một hệ điều hành tự động. Phát triển trên máy tính Whirlwind I tại MIT (Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ), Director đã vượt qua giới hạn của các máy tính tiền nhiệm, vốn chỉ đơn thuần thay thế điện toán cơ học bằng các thành phần điện tử.Khác với các thế hệ máy tính trước, Whirlwind I xử lý dữ liệu bằng các phép tính bit song song, nâng cao đáng kể tốc độ và hiệu quả. Tuy nhiên, khi các tác vụ tính toán ngày càng phức tạp, sự can thiệp thủ công trở nên bất cập. Director ra đời để giải quyết vấn đề này, tự động hóa quá trình xử lý công việc và loại bỏ nhu cầu can thiệp liên tục của người vận hành.Director hoạt động bằng cách đọc một băng Director đặc biệt, chứa các lệnh được định nghĩa trước để tự động hóa việc thực thi công việc. Sự đổi mới này đã giới thiệu khái niệm xử lý theo lô (batch processing), sau này trở thành tính năng tiêu chuẩn trong các hệ điều hành.Ảnh hưởng của Director vượt xa thời đại của nó, đặt nền móng cho sự phát triển của các hệ điều hành như OS/360 của IBM và UNIX. Tầm ảnh hưởng của Whirlwind I còn lan rộng sang lĩnh vực điện toán quân sự, với vai trò quan trọng trong hệ thống phòng không SAGE của không quân Mỹ.70 năm sau ngày ra đời, Director vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử và đóng góp to lớn cho sự phát triển của công nghệ. Ngày nay, mọi thiết bị thông minh chúng ta sử dụng đều mang dấu ấn của hệ điều hành tiên phong này.Kỷ niệm 70 năm Director là dịp để nhân loại nhìn lại những bước tiến vĩ đại của ngành công nghệ, đồng thời tri ân những nhà khoa học đã đặt nền móng cho kỷ nguyên số.
Trải nghiệm loa di động Harman Kardon Go + Play 3
Trong khi Nam bộ chuẩn bị vào mùa mưa, nắng nóng giảm và xâm nhập mặn bớt gay gắt thì các khu vực còn lại nắng nóng và khô hạn vẫn còn kéo dài khoảng một tháng nữa.
Sáng 17.3, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị quán triệt, tuyên truyền chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và sắp xếp đơn vị hành chính.Đến dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên, các phó bí thư Thành ủy TP.HCM, lãnh đạo các sở ngành, quận huyện, doanh nghiệp nhà nước.Tại hội nghị, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM Văn Thị Bạch Tuyết trình bày tóm tắt các nội dung chính, quan trọng trong Kết luận 121 của Trung ương Đảng, Kết luận 126 và Kết luận 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp, tinh gọn bộ máy.Bà Tuyết cũng thông tin một số kết quả bước đầu của TP.HCM trong việc tinh gọn bộ máy các cơ quan Đảng, chính quyền từ cấp thành phố đến quận, huyện và sắp xếp bộ máy bên trong các cơ quan, đơn vị.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính là việc quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của đất nước, là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Thành ủy TP.HCM.Trong hơn 3 tháng qua, TP.HCM tập trung thực hiện quyết liệt, triển khai đồng bộ, chặt chẽ, thận trọng, đúng yêu cầu, tiến độ đề ra, tuân thủ các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và hướng dẫn cơ quan Trung ương."Qua vận hành thời gian ngắn cho thấy mọi việc đều ổn, chưa có trục trặc gì lớn", Bí thư Nguyễn Văn Nên đánh giá.Người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM cho biết thêm, ngay sau khi Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận 127 ngày 28.2, Thành ủy đã kịp thời chỉ đạo một số công việc như dừng tổ chức đại hội đảng bộ cấp quận, phường và đảng bộ trực thuộc.Đồng thời, Thành ủy TP.HCM giao Đảng ủy UBND TP.HCM, Ban Tổ chức Thành ủy và các cơ quan khẩn trương nghiên cứu và tham mưu đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh (gọi tắt là sáp nhập tỉnh), không còn cấp huyện, tiếp tục sáp nhập cấp xã theo định hướng chung cả nước.Bên cạnh đó, Thành ủy TP.HCM cũng thành lập Ban chỉ đạo sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.Ngày 14.3 vừa qua, Bộ Chính trị đã họp và thống nhất cao chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Hiện các cơ quan chức năng của Trung ương đang tập trung làm đề án, lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương để tổng hợp trình Trung ương Đảng đầu tháng 4.2025. Sau đó, các cơ quan có thẩm quyền (Quốc hội, Chính phủ) sẽ ban hành văn bản để thực hiện thống nhất trên toàn quốc.Về một số công việc cần tập trung, Bí thư Nguyễn Văn Nên đề nghị lãnh đạo các cấp, các ngành từ thành phố đến cơ sở nhận thức thông suốt đây là cuộc cách mạng tái cấu trúc tổ chức bộ máy cho phù hợp với phát triển của kỷ nguyên mới, là yêu cầu khách quan và cấp bách.Ông cũng yêu cầu toàn hệ thống chính trị thành phố, nhất là người đứng đầu phải chấp hành nghiêm, gương mẫu, quyết liệt trong triển khai từng nhiệm vụ, tuân thủ chủ trương của Trung ương và Thành ủy TP.HCM. "Phấn đấu hoàn thành đề án đúng tiến độ theo thời gian Trung ương quy định trong quý 1/2025", Bí thư Thành ủy TP.HCM nói thêm.Bên cạnh đó, ông Nên đề nghị các cơ quan tham mưu và cơ quan chức năng khẩn trương hoàn chỉnh đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp; hoàn chỉnh đề án về hệ thống tổ chức đảng cấp thành phố và cấp xã theo kết luận của Trung ương.Từng cấp ủy, chính quyền phải rà soát, đánh giá hiện trạng tổ chức bộ máy và đề xuất phương án sáp nhập theo tiêu chí. "Khẩn trương đánh giá thực chất đúng cán bộ, công chức để theo đúng phẩm hạnh, năng lực, sở trường với từng vị trí việc làm ngay sau khi sáp nhập, hạn chế thấp nhất xáo trộn không cần thiết", lãnh đạo Thành ủy TP.HCM lưu ý.Song song đó, triển khai đồng bộ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ theo mô hình 2 cấp gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động, khắc phục hình thức, hành chính.Bí thư Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh điều quan trọng có ý nghĩa "then chốt của then chốt" khi tiến hành sắp xếp bộ máy là cán bộ. Mục tiêu là tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả đều liên quan đến con người và chính con người quyết định tổ chức bộ máy mạnh hay yếu, tốt hay xấu, được nhân dân tín nhiệm cao hay thấp. "Việc đánh giá, lựa chọn đúng người, bố trí đúng việc là cực kỳ quan trọng", ông Nên đúc kết.Ngoài ra, lãnh đạo Thành ủy TP.HCM cũng đề nghị quan tâm giải quyết thấu tình, đạt lý chế độ, chính sách đối với từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, không để ai quá thiệt thòi, không để tiêu cực, thiếu dân chủ, thiếu công bằng khi thực hiện các chính sách.Cũng theo Bí thư Nguyễn Văn Nên, công nghệ thông tin là điều kiện để tổ chức hoạt động hiệu quả trong thời đại số, giúp bộ máy vận hành thông minh, thuận tiện, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, giảm thủ tục rườm rà, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc...
Cảm động về 'bữa ăn sáng 0 đồng' của người mẹ trẻ dành cho người khó khăn
Không ồn ào, rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc xập xình như phố Tây Bùi Viện hay “Little Tokyo” ở khu Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung (Q.1), phố Nhật Bản thứ 2 của TP.HCM ở đường Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh) mang nét trầm lắng, ấm cúng và đầy tinh tế.Phố Nhật này nằm nép mình trong những con hẻm nhỏ, ẩn khuất sau các chung cư và nhà cao tầng, cách trung tâm Q.1 khoảng 2 km.Đến hẻm 40 Phạm Viết Chánh để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào vào tối 20.2, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những bảng hiệu song ngữ Việt - Nhật.Bước vào quán, không khí càng ấm cúng hơn. Những tấm rèm noren, ánh đèn lồng đỏ treo trước cửa cùng dòng chữ Kanji bí ẩn; nhân viên chào khách bằng tiếng Nhật đã tạo nên một nét chấm phá đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng phố thị.Chị An (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cùng bạn trai là anh Takahashi (40 tuổi, đang làm việc ở 1 công ty Nhật Bản) đến thưởng thức các món ăn tại đây. Lân la hỏi chuyện, chị An nói đa số những người sống ở phố Nhật trên các con hẻm đường Phạm Viết Chánh đều từ "Little Japan" ở đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung chuyển về.Hỏi ra mới biết lý do tại sao, theo chị An, khoảng những năm 2000, người Nhật chọn đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung sống tập trung thành một cộng đồng nhỏ, có một vài nhà hàng mở ra để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng "Little Japan".Sau này, khu vực này nhanh chóng phát triển và thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống. Các nhà hàng, dịch vụ, quán bar… mọc lên ngày càng nhiều nên không giữ nguyên vẹn sự tối giản, trầm lắng như lúc ban đầu. Vả lại, người Nhật thích ở những nơi yên tĩnh và nhiều cây xanh nên đã chọn chuyển về các con hẻm trên trường Phạm Viết Chánh để làm việc và sinh sống.Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn so với khu vực ở Q.1. Chị An nói, người Nhật đa số sống ở chung cư Phạm Viết Chánh hoặc thuê homestay. “Chung cư có giá thuê 5 - 10 triệu đồng/tháng. Còn thuê nhà nguyên căn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng”, chị An cho hay.Vào phần mềm Google Maps, chúng tôi dễ dàng tìm được hơn 25 quán izakaya (quán nhậu kiểu Nhật) nằm san sát nhau trên đường Phạm Viết Chánh và các con hẻm xung quanh. Nơi thực khách có thể nhâm nhi một ly sake ấm, bia Asahi và thưởng thức những món ăn đặc trưng như: sashimi (cá sống), sushi…Theo chị Thanh Ngân (21 tuổi, nhân viên cửa hàng Izakaya Torisho) cho biết, cửa hàng này là của một ông chủ người Nhật. Những món ăn tại đây được chế biến theo công thức chuẩn vị Nhật Bản và nguyên liệu được nhập từ bản xứ.“Người Nhật thường ăn mặn hơn người Việt Nam. Chúng tôi thường nấu theo khẩu vị phù hợp với họ. Nếu người Việt muốn điều chỉnh như giảm mặn hay thêm ngọt thì đầu bếp sẽ chiều theo ý khách hàng”, chị Ngân chia sẻ."Điều gì ở người Nhật khiến chị ấn tượng nhất?", chúng tôi hỏi. Chị Ngân cười nói: "Người Nhật sống rất gọn gàng, nguyên tắc, lịch sự và tôn trọng nhân viên".Anh Takahashi có thời gian ở phố Nhật Bản thu nhỏ đường Phạm Viết Chánh 2 năm, nói anh rất thích khu vực này vì sự yên tĩnh, an ninh và rất dễ sống. Ngoài ra, anh nói các hàng quán ở đây và ở Nhật có sự tương đồng khoảng 80%. Nên những thực khách xa xứ giống anh có cảm giác như đang ở trên chính quê hương của mình.Còn ông Kenji (53 tuổi, nhân viên của một công ty Nhật Bản) thường ghé các quán Nhật ở hẻm 40 Phạm Viết Chánh 3 lần/tuần để uống rượu và thưởng thức yakitori (thịt xiên nướng), tempura (hải sản chiên giòn). Ông nói, ở phố này giúp ông tìm thấy quê hương của mình. Thắc mắc điều gì khiến ông lưu luyến nơi này suốt 17 năm qua. Ông Kenji cười và trả lời ngay: “Người Việt Nam rất ấm áp và dễ chịu”. Không chỉ có người Nhật, các con hẻm trên đường Phạm Viết Chánh cũng là điểm hẹn lý tưởng của những người Việt yêu thích văn hóa Nhật Bản. Tối đến, nhiều bạn trẻ cũng chọn nơi này này để “thưởng thức” không gian ấm cúng, tận hưởng sự tĩnh lặng và không xô bồ.Anh Trần Văn Thiện (23 tuổi, ở Q.10) chia sẻ: “Tôi chưa có dịp đi đến Nhật Bản nhưng khi đến con phố này nó thực sự giống ở trên phim ảnh. Không gian ở đây ấm cúng, yên tĩnh và nhiều món ăn đa dạng”.Ẩn mình giữa những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Viết Chánh, phố Nhật Bản không chỉ là một phố ẩm thực mà còn là một không gian giao thoa văn hóa Việt - Nhật độc đáo.Nơi đây, người Nhật tìm thấy một góc quê hương nơi đất khách, còn người Việt có cơ hội trải nghiệm văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó đã góp cho TP.HCM thêm đa dạng bản sắc.