Madam Pang sẽ thưởng lớn cho đội tuyển Thái Lan nếu vô địch futsal châu Á
Hãng Yonhap ngày 26.1 đưa tin các công tố viên tại Hàn Quốc vừa truy tố Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol với cáo buộc lãnh đạo một cuộc nổi loạn khi áp đặt thiết quân luật trong thời gian ngắn vào tháng trước.Với bản cáo trạng này, ông Yoon đã trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc bị truy tố trong thời gian bị giam giữ.Động thái này diễn ra chỉ một ngày trước khi thời hạn giam giữ của ông Yoon kết thúc, sau khi ông bị Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) giam giữ vào ngày 15.1 vì tuyên bố thiết quân luật vào ngày 3.12.2023. Ông chính thức bị tạm giam vào ngày 19.1.CIO - đơn vị dẫn đầu cuộc điều tra ông Yoon - đã chuyển vụ án cho bên công tố vào tuần trước vì cơ quan này không có thẩm quyền pháp lý để truy tố một tổng thống.Sáng ngày 26.1, các công tố viên cấp cao trên cả nước đã tập trung họp để thảo luận về các bước tiếp theo trong vụ án của ông Yoon, dù chưa có cơ hội thẩm vấn trực tiếp ông.Nhóm công tố điều tra vụ án cho biết rằng sau khi xem xét các bằng chứng và dựa trên đánh giá toàn diện, họ xác định rằng việc truy tố bị cáo là phù hợp.Ông Yoon đối diện cáo buộc thông đồng với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun và những người khác để kích động nổi loạn bằng cách ra sắc lệnh tuyên bố thiết quân luật. Ông cũng bị cáo buộc triển khai lực lượng quân đội đến quốc hội nhằm ngăn cản các nhà lập pháp bỏ phiếu bác bỏ sắc lệnh.Các công tố viên đã tìm cách thẩm vấn ông Yoon để quyết định có gia hạn thời gian giam giữ hay không, nhưng một tòa án ở Seoul đã bác bỏ yêu cầu của bên công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ. Theo luật, nghi phạm phải được thả nếu không bị truy tố trong thời gian tạm giam.Trải nghiệm nhanh VinFast Lux A2.0 và SA2.0, hay dở thế nào?
Sáng 11.2, tỷ giá trung tâm giữa VND với USD do Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.522 đồng, tăng 35 đồng so với hôm qua. Ngay sau đó, giá USD tại các ngân hàng thương mại cũng nhảy vọt. Cụ thể, ngân hàng Vietcombank mua chuyển khoản ở mức 25.210 đồng, bán ra 25.570 đồng, tăng 80 đồng so với hôm qua. Tương tự, ACB tăng 70 đồng khi niêm yết giá mua chuyển khoản lên 25.200 đồng, bán ra 25.560 đồng… Dù vậy, giá USD tại các ngân hàng thương mại vẫn giao dịch dưới mức trần quy định. Trong khi đó, giá USD tự do cũng tăng thêm 30 - 40 đồng khi mua vào lên 25.670 đồng, bán ra lên 25.760 đồng.Giá USD thế giới tiếp tục tăng nhẹ. Chỉ số USD-Index đầu ngày đạt 108,24 điểm, cao hơn hôm qua 0,16 điểm. Đồng bạc xanh vẫn neo ở mức cao bất chấp giá vàng tăng kỷ lục. Thông thường, nếu giá vàng tăng thì đồng USD sẽ đi xuống. Tuy nhiên hiện tại, các nhà đầu tư đang lo lắng về tương lai của kinh tế thế giới khi cuộc chiến thương mại toàn cầu đang lan rộng. Đặc biệt, việc Tổng thống Donald Trump công bố kế hoạch áp thêm thuế 25% đối với tất cả mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào nước này cũng như sẽ áp thuế trả đũa tương ứng đối với các quốc gia ngay lập tức khiến nỗi lo càng lớn hơn. Thuế quan trả đũa của Trung Quốc đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Mỹ đã có hiệu lực vào hôm qua mà không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ có tiến triển trong thỏa thuận thương mại mới giữa Bắc Kinh và Washington. Theo nhiều nhà phân tích, cuộc chiến thuế quan có thể làm tăng lạm phát tại Mỹ khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ khó giảm thêm lãi suất. Tuần này, nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 của Mỹ và chỉ số giá sản xuất (PPI). Bên cạnh đó, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cũng sẽ có phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ vào ngày 11-12.2. Những thông tin này có thể sẽ cho các nhà đầu tư thêm một số manh mối để dự báo về hướng đi sắp tới của Fed...
Danielle New Jeans lấy lại 'điểm cộng' sau hàng loạt bình luận chê kém sắc
Võ Văn Hải, một YouTuber khá lâu năm trong lĩnh vực bán hàng online cho biết: Livetream đòi hỏi phải hoạt ngôn, lanh lẹ, nói chuyện có duyên, có câu chuyện để thu hút người xem, thậm chí là phải đu "trend", tham gia vào các cuộc tranh luận trên mạng xã hội để tạo sự chú ý. Với những người xem kênh ủng hộ, họ mua hàng chỉ vì họ thích chủ kênh chứ không hẳn là vì nhu cầu. Chính vì vậy, một số chủ kênh YouTube ban đầu chỉ là lên mạng phân tích, bình luận các câu chuyện thời sự, nhưng khi có một lượng khán giả ủng hộ thì bắt đầu chuyển sang bán hàng online.
Có thể sự lan tỏa tâm tính người Quảng Ngãi chưa được sâu rộng như người Bắc hay người Nam bộ, gần hơn, như người Quảng Nam, nhưng nó vẫn có "một cái gì" khiến người ta nhận ra ngay: đó là người Quảng Ngãi.
Đền Chợ Củi trải dài suốt 500 năm mang đậm dấu ấn dân tộc
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.