Smartphone Honor 90 series ra mắt, camera gây ấn tượng
Hòa chung không khí kỷ niệm 77 năm Ngày truyền thống Ngành Thể dục thể thao và kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, "Ngày chạy vì Sức khỏe toàn dân" đã chính thức khởi động tại đường Lê Duẩn, Q.1, TP.HCM, nhận được sự hưởng ứng sôi nổi của hơn 8.000 cán bộ, công nhân viên từ các sở ban ngành, học sinh và người dân trên địa bàn thành phố.Thái Lan 'chơi sốc' khi giảm giá vé máy bay ngay cao điểm tết té nước
Tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia bậc THPT năm học 2024-2025 diễn ra vào ngày 25-26.12.2024, TP.HCM có 236 học sinh tham gia ở 12 môn thi bao gồm: Toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật.Đây là học sinh của các trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, chuyên Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định, Mạc Đĩnh Chi, Trần Phú, Trần Văn Giàu, Phú Nhuận, Tân Túc, Nguyễn Hữu Huân, Ngô Quyền, Lê Quý Đôn, Marie Curie, Trưng Vương, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hoàng Hoa Thám, Trung học Thực hành và THCS-THPT Đức Trí.Kết quả có 166 học sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi trong đó có 6 giải nhất, gồm: Ba giải ở môn tiếng Anh thuộc về học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa; Một giải nhất môn ngữ văn là học sinh lớp 11 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong; Một giải nhất môn hóa học là học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi; Một giải nhất môn sinh học là học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.Đây cũng là năm TP.HCM bội thu giải nhất ở nhiều môn thi, những năm trước giải nhất của thành phố hầu như chỉ tập trung ở môn tiếng Anh.Cũng theo thống kê kết quả kỳ thi, tiếng Anh, tin học là 2 môn TP.HCM có số học sinh đoạt giải nhiều nhất với 19 giải/môn. Kế đó là các môn vật lý, hóa học với 18 giải/môn; Môn toán có 16 thí sinh đạt giải. Tiếng Nhật là môn thi mới của kỳ thi năm nay thì học sinh TP.HCM đạt 13 giải. Còn sinh học và tiếng Pháp mỗi môn có 12 học sinh đoạt giải; Môn địa lý và tiếng Trung đạt 11 giải/môn; Môn ngữ văn có 9 giải và lịch sử có 8 giải.Theo kết quả thi của TP.HCM do Bộ GD-ĐT công bố, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và THPT chuyên Trần Đại Nghĩa vẫn là những trường có số học sinh đoạt giải nhiều nhất. Kế đó là các trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hữu Huân, Lê Quý Đôn... Đặc biệt nhiều trường lần đầu tiên có học sinh tham gia dự thi và đạt giải: Trường THPT Trưng Vương (giải khuyến khích môn tiếng Nhật); Trung học Thực hành (giải khuyến khích môn tiếng Nhật); THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (giải khuyến khích môn tiếng Trung); THCS-THPT Đức Trí (giải nhì môn tiếng Trung); THPT Hoàng Hoa Thám (giải ba môn địa lý); THPT Phú Nhuận (giải khuyến khích môn lịch sử).
Chiến sự Ukraine ngày 725: Kyiv nói Nga 'phải trả giá' để đổi lấy Avdiivka
Giáo viên Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho rằng đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sớm hơn là chưa hợp lý với năm học này. Theo ông Chính, từ đầu năm học 2024-2025 Bộ GD-ĐT đã công bố kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 26 và 27.6. Do đó sự thay đổi khi mà kỳ thi chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc sẽ làm xáo trộn tâm lý của học sinh và kế hoạch giảng dạy của thầy cô phải rút ngắn hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, ông Chính nói, phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trong tháng 6, ngay sau khi kết thúc năm học là hợp lý nhưng nên áp dụng vào năm học sau. Trước lý giải đề xuất điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 trong bối cảnh cả nước đang thực hiện sắp xếp, sáp nhập tỉnh, thành phố, giáo viên này cho rằng không đúng quan điểm. Việc sắp xếp lại bộ máy hành chính tinh gọn để hiệu quả hơn mà nay các sở GD-ĐT lại đề xuất thi sớm để giữ "ê kip cũ" vì lo ngại vấn đề "kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế" có chăng gây hoang mang cho toàn ngành và xã hội. "Tôi cho rằng mọi điều chỉnh, thay đổi thì cần có kế hoạch ngay từ đầu năm học chứ không nên 'đào kênh rẽ nước' làm ảnh hưởng đến hàng triệu thí sinh trên cả nước trước kỳ thi quan trọng mang tính quốc gia", giáo viên Trường THPT Nguyễn Du bày tỏ quan điểm...Trong khi đó, giáo viên Phan Thế Hoài, dạy ngữ văn ở Q.Bình Tân (TP.HCM) cho hay ủng hộ đề xuất của TP.HCM và một số tỉnh về việc thi tốt nghiệp THPT vào đầu tháng 6. Bởi vì, thầy và trò đã quen với các dạng đề thi minh họa, tham khảo do Bộ GD-ĐT cung cấp từ năm 2023, 2024. Cùng với đó, nếu kỳ thi này được tổ chức sớm thì giáo viên sẽ có thêm thời gian nghỉ hè.Bên cạnh đó, thầy Hoài cũng nói, theo Thông tư 29, học sinh được học thêm ở trường 2 tiết/môn/tuần thì việc ôn tập kéo dài cũng không có mấy hiệu quả. Tốt nhất là học sinh vừa học vừa tự ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên theo yêu cầu cần đạt của chương trình là có thể làm bài tốt.Cũng vẫn là những tranh luận trước việc nên hay không nên đẩy thời gian thi tốt nghiệp THPT lên sớm hơn so với dự kiến, một giáo viên lịch sử tại Q.Bình Tân (TP.HCM) nói rằng: "Đã học thì phải tự giác và có ý thức ngay từ năm lớp 10. Không để chờ đến cuối tháng 6 mới thi mới học. Nhiều học sinh đến lớp ôn tập nhưng không học. Thi sớm để các em có ý thức học tập hơn".Tuy nhiên, giáo viên Nguyễn Thành Nhân (Q.7, TP.HCM) cho rằng nếu tổ chức thi sớm để học sinh có ý thức hơn là chưa thực sự hợp lý, bởi ý thức học tập không chỉ phụ thuộc vào thời gian tổ chức kỳ thi mà còn do cách giáo dục và định hướng từ trước. Học sinh lớp 12 đang theo chương trình mới từ lớp 10, phải đối mặt với lượng kiến thức lớn và sự thay đổi giữa sách cũ – mới, nếu đột ngột thi sớm hơn sẽ khiến các em không đủ thời gian ôn tập, gây áp lực và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Không thể đánh đồng tất cả học sinh với một số ít bạn không tập trung trong giờ ôn tập để thay đổi thời gian sớm hơn.Từ đó, giáo viên này cho rằng: "Học sinh cần thời gian ôn luyện, nâng cao... Chưa kể cấu trúc đề thi mới khác hơn mấy năm về trước, các em thật sự rất cần thời gian để ôn thi tốt nghiệp THPT, nhất là giai đoạn này".Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Nên thi sớmGiữ nguyên lịch thi dự kiếnÝ kiến khác
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.
Trường Sa - Tuyến đầu Tổ quốc: Ghi ở bãi Ba Đầu
Ngày 4.3, tại vùng lõi thuộc vịnh Hạ Long (TP.Hạ Long, Quảng Ninh), Tổ công tác thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ninh khi tuần tra kiểm soát đã phát hiện tàu cá QN - 40476-TS đang có hành vi sử dụng lồng cào sắt để khai thác thủy sản.Sau đó, tổ công tác đưa phương tiện cùng tang vật về cảng công tác Bến Đoan (P.Hồng Gai, TP.Hạ Long) để xử lý theo quy định.Làm việc với cơ quan chức năng, lái tàu khai danh tính là P.V.Đ (42 tuổi, trú tại khu 7, P.Phong Hải, TX.Quảng Yên, Quảng Ninh).Theo UBND TP.Hạ Long, từ năm 2017, tỉnh Quảng Ninh có quy định cấm đánh bắt thủy sản trong vùng lõi vịnh Hạ Long cũng như quyết liệt xử lý việc sử dụng các dụng cụ, ngư cụ đánh bắt theo kiểu hủy diệt.Trong vòng 1 năm qua, lực lượng chức năng bắt giữ 34 vụ với 34 đối tượng, khởi tố 1 vụ, 1 bị can về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản; xử phạt 33 vụ vì hành vi vi phạm lĩnh vực thủy sản, trật tự an toàn giao thông, xử phạt vi phạm hành chính số tiền 554,5 triệu đồng.