Những tấm lòng vàng 2.10 (tt)
Ngày 16.1, Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có văn bản gửi trưởng phòng GD-ĐT huyện, thị xã, thành phố; hiệu trưởng các trường THPT; giám đốc các trung tâm GDTX về việc công bố môn thi thứ ba tuyển sinh vào lớp 10 THPT và xây dựng tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS năm học 2025 - 2026.Theo đó, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT cơ bản giữ ổn định với 3 môn thi gồm: ngữ văn, toán và tiếng Anh. Trong đó, môn ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút.Môn toán kết hợp thi trắc nghiệm và tự luận (phần trắc nghiệm chiếm 30%, phần tự luận chiếm 70% tổng số điểm bài thi), thời gian làm bài 120 phút.Môn tiếng Anh kết hợp thi trắc nghiệm và thi viết, đề thi gồm 2 phần: phần thi trắc nghiệm chiếm 60% tổng số điểm bài thi (làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm) và phần thi viết (có nội dung nghe) chiếm 40% tổng số điểm bài thi (làm bài trên giấy thi), thời gian làm bài 60 phút.Thí sinh thi tuyển vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn ngoài 3 bài thi: toán, ngữ văn, tiếng Anh phải dự thi thêm bài thi thứ tư về môn chuyên theo nguyện vọng (Sở GD-ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể). Nội dung thi theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.Đối với tuyển sinh lớp 6, Sở GD-ĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị trưởng phòng phòng GD-ĐT các địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế để xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển. Trong trường hợp trường THCS có số học sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu, trường có tuyển sinh lớp 6 nguồn, phòng GD-ĐT cần xây dựng cụ thể tiêu chí, phương án kiểm tra đánh giá năng lực học sinh theo các hình thức để thực hiện tuyển sinh công bằng, công khai, minh bạch, phù hợp với điều kiện thực tiễn.Ngủ không yên với cơ sở sản xuất nước đá
Được biết, CLB Nam Định sẽ bắt đầu hội quân từ mùng 2 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (tức ngày 30.1.2025). Khi nhiều người Việt còn đang sum vầy bên gia đình dịp đầu năm mới, các cầu thủ của đội bóng thành Nam phải tập trung sớm tại đại bản doanh của đội bóng, nhằm chuẩn bị cho lịch trình thi đấu dày đặc ngay sau tết tại V-League và AFC Champions League 2.Cụ thể, vào ngày 5.2, CLB Nam Định sẽ có cuộc chạm trán với CLB Hà Nội, trong khuôn khổ giải V-League 2024 - 2025. Tiếp đó, vào ngày 12.5, đoàn quân của HLV Vũ Hồng Việt sẽ tiếp đón CLB Sanfrecce Hiroshima (Nhật Bản), tại vòng 16 giải AFC Champions League 2.Sở dĩ, CLB Nam Định cần hội quân sớm để HLV Vũ Hồng Việt có nhiều thời gian điều chỉnh về mặt đấu pháp, đặc biệt là khi V-League đã bước vào giai đoạn giữa mùa rất căng thẳng. Vào lúc này, đội chủ sân Thiên Trường đang gặp vấn đề nghiêm trọng về mặt lực lượng.Việc chân sút trụ cột là Nguyễn Xuân Son và Nguyễn Văn Toàn đã dính chấn thương trong lúc phục vụ đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 khiến CLB Nam Định đối mặt với nhiều khó khăn. Kể từ sau giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, đội bóng của HLV Vũ Hồng Việt vẫn chưa biết mùi chiến thắng sau 4 trận ra sân.Tại vòng 16 Cúp quốc gia, CLB Nam Định hòa 1-1 với CLB Bình Dương, sau đó để thua trên chấm luân lưu với tỷ số 4-5. Sau đó, đội bóng thành Nam nhận thêm 2 trận hòa (1-1 với CLB Thanh Hóa, 0-0 với CLB Bình Định) và 1 thất bại (0-1 trước CLB Thể Công Viettel) tại đấu trường V-League.Có thể thấy, vai trò của Nguyễn Xuân Son rõ ràng là rất quan trọng. Chân sút gốc Brazil là "ngòi nổ" chính trên hàng công của đội bóng thành Nam. Thiếu tiền đạo sinh năm 1997, bài toán ghi bàn trở nên nan giải với đội chủ sân Thiên Trường. HLV Vũ Hồng Việt cần có những phương án cụ thể để "lèo lái con thuyền" Nam Định đi đúng quỹ đạo ở V-League, và tiến sâu tại AFC Champions League 2.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Bức tranh kinh tế năm 2024 liệu có khởi sắc hơn?
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay, có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống miền Bắc nước ta.Dự báo, đêm 12 và sáng 13.2, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc bộ, sau đó đến khu vực Bắc Trung bộ và một số nơi ở Tây Bắc bộ. Gió trong đất liền chuyển hướng đông bắc mạnh cấp 2 - cấp 3, vùng ven biển cấp 3.Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, miền Bắc và Bắc Trung bộ từ ngày 13.2 trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 14 - 17 độ C, vùng núi 11 - 13 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C; Bắc Trung bộ phổ biến 16 - 18 độ C.Khu vực Hà Nội từ ngày 13.2 trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 15 - 17 độ C, mức nhiệt này sẽ duy trì trong khoảng 1 tuần.Cơ quan khí tượng cảnh báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với dòng xiết trong đới gió tây trên cao nên từ đêm 12 - 13.2, Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mưa, mưa nhỏ.Từ gần sáng 13.2, ở vịnh Bắc bộ, gió chuyển hướng đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8, biển động, sóng biển cao 1,5 - 2,5 m; khu vực bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8, biển động, sóng cao 2 - 4 m.Từ ngày 11.2 - 10.3, không khí lạnh tiếp tục tác động đến thời tiết nước ta. Tuy nhiên, do trung tâm áp cao lạnh lục địa có xu hướng lệch ra phía đông nên có thể gây ra nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù.Nhiệt độ trung bình trên cả nước trong giai đoạn này phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, Tây Bắc bộ cao hơn từ 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Những ngày cận kề Tết Nguyên đán 2025, tôi có dịp được gặp ông Guillaume Zen Yperman (51 tuổi, quốc tịch Pháp) cùng gia đình nhỏ ở một quán cà phê Việt Nam trên Phố đi bộ Bùi Viện (TP.HCM).Tôi biết tới ông Guillaume thông qua một người anh thân thiết đang sống và làm việc ở Pháp. Chính sự kết nối đó đã giúp chúng tôi có được cuộc gặp gỡ đầy thâm tình hôm nay, trong một dịp vô cùng đặc biệt - Tết Nguyên đán ở Việt Nam.Ngồi cạnh vợ và con gái, nhìn ra con đường trang trí rực rỡ hoa mai, hoa đào, người đàn ông Pháp trầm ngâm kể về câu chuyện của cuộc đời mình, khi nửa thế kỷ trước ông là một trong những đứa trẻ có mặt trên chuyến bay trong Chiến dịch Không vận Trẻ em (Operation Babylift) của Mỹ vào tháng 4.1975 bay từ Sài Gòn.Tất cả những thông tin mà ông biết về gốc gác Việt Nam của mình đến từ những hồ sơ bằng tiếng Pháp còn được cha mẹ nuôi người Pháp lưu giữ cẩn thận. Theo đó, ông Guillaume có tên khai sinh là Dương Mạnh Hùng, sinh ngày 14.4.1974 ở xã Khánh Hưng, Q.Mỹ Xuyên, tỉnh Ba Xuyên, nay thuộc TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng).Hồ sơ không có tên cha, chỉ có tên người mẹ là Dương Thị Phấn. Mạnh Hùng là đứa trẻ bị bỏ rơi khi mới sinh ra và được cô nhi viện ở Ba Xuyên nhận về nuôi. "Đứa trẻ này không có người thân, cha mẹ, chúng tôi cũng không rõ địa chỉ. Cha mẹ chưa bao giờ đến thăm cho đến tận bây giờ", hồ sơ cô nhi viện ghi rõ.Thời điểm này, cậu bé được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi. Sau chuyến bay đầy định mệnh, cậu bé bị bỏ rơi ngày nào đã được sống một cuộc đời mới ở nước Pháp, được cha mẹ nuôi yêu thương và chăm sóc như con ruột.Dẫu vậy, niềm khát khao về nguồn cội chưa bao giờ thôi thổn thức trong trái tim của "cậu bé Babylift" năm nào. Khi có con gái năm 2004, người đàn ông quyết định lần đầu tiên về Việt Nam tìm lại mẹ ruột, gia đình máu mủ của mình."Tôi về lại Sóc Trăng sau 3 thập kỷ, ghé thăm cô nhi viện và cũng gặp lại sơ ngày xưa đã chăm sóc tôi. Sơ kể cho tôi nghe mẹ bỏ tôi lại ở cô nhi viện khi 3 tháng tuổi, nhưng không còn bất kỳ manh mối nào thêm", ông kể với phóng viên.Dẫu cơ hội mong manh, thông tin ít ỏi nhưng suốt bao năm qua, ông chưa từng bỏ cuộc trong hành trình tìm mẹ của mình. Suốt 4 lần về Việt Nam, ông đều mang một ý định lớn lao nhất trong cuộc đời: Tìm mẹ ruột!Vào những ngày tháng 4.1975, Mỹ tiến hành một chiến dịch mang tên Operation Babylift (Chiến dịch Không vận Trẻ em) để đưa khoảng 3.000 trẻ em lên máy bay, gấp rút sơ tán khỏi Sài Gòn. Những đứa bé này khi đó đang ở trong các bệnh viện và nhà trẻ mồ côi và chúng đã được máy bay Mỹ chở sang nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Pháp, Úc, Canada và Tây Đức. Hàng ngàn đứa trẻ đã rời khỏi Việt Nam bằng đường hàng không và được nhận nuôi bởi các gia đình trên khắp thế giới.Cạnh bên, bà Virginie Lassour, vợ ông Guillaume cũng xúc động cho biết bà luôn ủng hộ hành trình tìm gia đình ruột của chồng. Bà biết rằng niềm khát khao nguồn cội luôn là niềm đau đáu, là điều day dứt trong trái tim chồng suốt bao năm qua.Cha mẹ nuôi người Pháp của ông Guillaume đã mất cách đây nhiều năm. Ông hy vọng mẹ ruột của mình vẫn còn mạnh khỏe và vẫn đang chờ ông về. "Từ tận đáy lòng, tôi vô cùng biết ơn mẹ vì đã sinh ra tôi, đã cho tôi một cơ hội sống cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Tôi chỉ muốn gặp lại bà dù chỉ một lần để bà biết rằng tôi vẫn sống tốt, bình an", ông bày tỏ.Đến Việt Nam vào dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông cảm thấy thích ngày tết ở đây khi mọi người trang trí tết đầy màu sắc khắp phố phường. Ở Việt Nam, tết là đoàn viên, là sum họp của mọi người thân trong gia đình nên ông thực sự hy vọng sẽ đoàn tụ cùng mẹ ruột của mình.Chị Jade Yperman (23 tuổi) là con gái của người đàn ông Pháp cũng ở Việt Nam hơn 1 tháng nay trong hành trình đi du lịch của mình. Cô con gái hy vọng ước mơ của cha dịp năm mới sẽ trở thành sự thật.Những ngày tới đây, ông Guillaume và gia đình sẽ tiếp tục hành trình khám phá Việt Nam của mình. Hành trình đó sẽ trở nên trọn vẹn hơn khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi lớn trong cuộc đời người đàn ông Pháp: "Mẹ tôi là ai?".Ai có tin tức về gia đình ruột của ông Guillaume Zen Yperman vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0397.587.717 (Zalo) hoặc email: sinhfish@hotmail.com (gặp ông Huỳnh Tấn Sinh). Vô cùng biết ơn!
Chiến binh bầu trời - Kỳ 3: Nhiệm vụ đặc biệt của An-26
Tầm nhìn hay ảo vọng – Ả Rập Xê Út trước ngã rẽ lịch sử (tác giả: David Rundell, dịch giả: Hoàng Minh, do Omega Plus và NXB Thế giới ấn hành) được chia thành 5 phần, mỗi phần thảo luận về một trụ cột của sự ổn định tại Ả Rập Xê Út.Tác giả David Rundell (đang sống tại Dubai) có 30 năm làm việc tại nhiều nơi như Washington, Bahrain, Ả Rập Xê Út, Syria, Tunisia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Ông cũng dành 16 năm làm việc tại Ả Rập Xê Út để tìm hiểu một trong những quốc gia quyền lực nhất Trung Đông. Ông được công nhận là một trong những chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Ả Rập Xê Út, nhận nhiều giải thưởng cho các báo cáo phân tích liên quan.Bằng kinh nghiệm của mình và những gì "mắt thấy tai nghe", qua 5 phần của cuốn sách, David Rundell lý giải lý do vì sao quốc gia này duy trì được sự ổn định trong một thời gian dài, tại sao sự ổn định đó đang dần lung lay, và điều gì có thể xảy ra trong tương lai? Những tư liệu được tác giả sử dụng trong cuốn sách đều dựa trên những mối quan hệ sâu sắc và sự hiểu biết tường tận của ông về Ả Rập Xê Út, nơi ông đã sống và làm việc suốt 16 năm với vai trò một nhà ngoại giao."Trước khi gia tộc Al Saud lên nắm quyền, các bộ lạc thường xuyên giao tranh vì nguồn nước và đồng cỏ. Ngay cả ngày nay, một thành viên của bộ lạc Shammar vẫn có những khác biệt đáng kể so với người thuộc bộ lạc Shahrani. Và xung đột giữa các bộ lạc vẫn có thể dẫn đến thương vong – như đã xảy ra tại cuộc thi sắc đẹp lạc đà năm 2018, một lễ hội kéo dài suốt một tháng ở ngoại ô Riyadh, thu hút hàng nghìn con lạc đà tham gia", tác giả David Rundell viết.Sách còn cho biết thêm: "Vua Abdulaziz cai trị trong 51 năm và chứng kiến vương quốc của mình biến chuyển từ một lãnh thổ xa xôi, hẻo lánh trong sa mạc trở thành một thành viên sáng lập Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, ông không xây dựng các thể chế cai trị bền vững, mà chỉ dựa vào chính mình. Quyền lực của ông mang tính cá nhân, hoàn toàn dựa vào các mối quan hệ với các nhà lãnh đạo bộ lạc, tôn giáo và thương nhân. Mặc dù đã chọn được người kế vị trực tiếp, ông cũng để lại một gia tộc đầy những mâu thuẫn và cạnh tranh nội bộ...".Theo tác giả David Rundell: "Vua Abdullah qua đời vì bệnh viêm phổi vào rạng sáng 23.1.2015. Xét theo tiêu chuẩn bảo thủ của Ả Rập Xê Út, ông được coi là một nhà cải cách, để lại một kho bạc quốc gia dồi dào và di sản vững chắc về phát triển kinh tế, đổi mới xã hội cùng đảm bảo an ninh. Ông đã tăng gấp đôi số trường đại học trong vương quốc, gửi hàng nghìn sinh viên ra nước ngoài học tập và thành lập trường đại học mang tên mình với hy vọng biến nó thành một cơ sở nghiên cứu đẳng cấp thế giới. Dưới thời ông, Ả Rập Xê Út, với tổng sản phẩm quốc nội gấp đôi Ai Cập và dự trữ ngoại hối chỉ xếp sau Trung Quốc và Nhật Bản, đã trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới... Dù vậy, đất nước này vẫn khác biệt về văn hóa so với phần còn lại của thế giới và vẫn phụ thuộc kinh tế vào một mặt hàng duy nhất, vốn có giá trị biến động khó lường...".