Thấy gì từ vụ Midu đề nghị xử lý chủ kênh fanpage, TikTok?
Trong khi đó, nếu chưa mua vé trước, mà muốn trở lại TP.HCM học tập, làm việc, khởi hành từ sân bay Chu Lai bằng những chuyến bay từ hãng Vietjet Air thì rất khó khăn. Bởi trên ứng dụng của hãng bay này thông báo, từ ngày 15 – 21.2 đã "hết chỗ".
6 trường hợp bị thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1.6, tài xế cần biết
Ngày 7.1, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp di sản thừa kế; yêu cầu hủy quyết định cá biệt và đòi nhà cho ở nhờ liên quan đến di sản của ông Võ Văn Ngoan (tức cố nghệ sĩ Vũ Linh), giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung (em ruột NSƯT Vũ Linh) và bị đơn là bà Võ Thị Hồng Loan (con gái NSƯT Vũ Linh).Sau gần 6 tiếng xét xử, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP.HCM (HĐXX TAND TP.HCM) đã đưa ra phán quyết trong vụ tranh chấp di sản thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh.Theo đó, HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là bà Võ Thị Hồng Nhung. Chấp nhận yêu cầu phản tố của bà Võ Thị Hồng Loan, xác định bà Loan là con nuôi của nghệ sĩ Vũ Linh, là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và duy nhất đối với khối di sản mà cố nghệ sĩ để lại.Khối tài sản này bao gồm nhà và đất tại số 5 Đoàn Thị Điểm, quận Phú Nhuận (TP.HCM), 3.007 mét vuông đất tại phường Linh Trung (TP.Thủ Đức, TP.HCM), một ô tô đứng tên nghệ sĩ Vũ Linh.Hàng thừa kế thứ 2 là bà Hồng Nhung và ông Võ Thành Nhiêu không được quyền thừa kế di sản.Tuy vậy, xét lúc sinh thời, nghệ sĩ Vũ Linh thường xuyên đi xa, bà Hồng Nhung đã có công trong quá trình chăm sóc gia đình, đóng góp, giúp nghệ sĩ tạo lập tài sản, HĐXX quyết định chia 15% giá trị tài sản. Từ đó, bà Hồng Loan có nghĩa vụ hoàn trả công sức tạo lập tài sản cho bà Nhung. Sau khi cơ quan thi hành án có kết quả thẩm định giá trị tài sản và thời hạn tự nguyện thi hành án, bà Hồng Loan có nghĩa vụ hoàn tiền cho bà Nhung 15% giá trị di sản.Sau khi hoàn thành nghĩa vụ hoàn tiền, bà Hồng Loan được toàn quyền sử dụng 3.007 mét vuông đất tại phường Linh Trung, quyền sở hữu ô tô. Sau thời hạn quy định, nếu Hồng Loan không hoàn thành nghĩa vụ thì cơ quan thi hành án sẽ phát mãi số tài sản vừa nêu để hoàn thành nghĩa vụ thi hành án cho bà Nhung. Sau khi Hồng Loan hoàn trả xong thì có quyền yêu cầu bà Nhung và Hồng Phượng di dời khỏi căn nhà số 5 Đoàn Thị Điểm.
Vụ nữ sinh bị đánh ở Quảng Bình: Công an triệu tập nhóm người hành hung
Hệ thống treo là điểm hạn chế duy nhất làm giảm cảm giác lái hưng phấn, nhưng để có được thoải mái cho một chiếc xe gia đình thì người lái Kia Carnival 2022 thật sự phải chấp nhận đánh đổi. Nói cách khác, Kia Carnival 2022 là chiếc xe chấp nhận hy sinh cảm giác lái để hướng tới “hạnh phúc gia đình”.
"Lực lượng tên lửa và máy bay không người lái Yemen đã thực hiện một hoạt động quân sự chung, tấn công tàu sân bay USS Harry S.Truman ở phía bắc biển Đỏ bằng hai tên lửa hành trình và bốn máy bay không người lái", phát ngôn viên Yahya Saree của Houthi ở Yemen tuyên bố, theo Hãng tin TASS hôm nay 7.1 dẫn lại thông tin từ kênh truyền hình Al Masirah thuộc lực lượng này.Cũng theo ông Saree, cuộc tấn công của Houthi diễn ra khi nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đã chuẩn bị tấn công vùng lãnh thổ Yemen do Houthi kiểm soát. "Chiến dịch này đã giúp phá vỡ cuộc tấn công", ông Saree khẳng định.Hiện chưa có thông tin về phản ứng của quân đội Mỹ đối với tuyên bố trên của Houthi.Sau khi xung đột Hamas-Israel leo thang ở Dải Gaza vào tháng 10.2024, Houthi cảnh báo rằng họ sẽ tấn công lãnh thổ Israel và những tàu liên quan Israel đi qua biển Đỏ cũng như eo biển Bab el-Mandeb cho đến khi Tel Aviv ngừng hoạt động quân sự chống lại Hamas ở Gaza. Kể từ tháng 11.2024, Houthi đã tấn công hàng chục tàu dân sự ở biển Đỏ và vịnh Aden, theo TASS.Đáp lại, Mỹ và các đồng minh đã phát động một chiến dịch nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải và sự an toàn của giao thông hàng hải ở biển Đỏ. Sau đó, các lực lượng của Mỹ và Anh bắt đầu tiến hành cuộc tấn công chung vào những vị trí do Houthi kiểm soát ở một số thành phố của Yemen, sử dụng máy bay, tàu chiến và tàu ngầm nhắm vào các địa điểm tên lửa, máy bay không người lái và hệ thống định vị vô tuyến của Houthi.
Quốc Đại thay đổi nhờ 'Tiếng hát truyền hình' và mối ân tình với chồng Cẩm Ly
Ngày 9.1, tỉnh Quảng Ninh tổ chức gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ; đồng thời khen thưởng tiền vệ Nguyễn Hai Long sau khi cùng đội tuyển quốc gia vô địch AFF Cup 2024.Theo đó, tại cuộc gặp mặt, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã trao bằng khen, tặng hoa và tiền thưởng 350 triệu đồng cho tiền vệ Hai Long. Cùng với đó, lãnh đạo CLB Bóng đá Quảng Ninh trao thưởng 100 triệu đồng cho tiền vệ đã xuất sắc tạo nên bàn ấn định tỷ số 3-2 đầy cảm xúc, tại trận chung kết lượt về với Thái Lan.Tại buổi lễ, ông Vũ Đại Thắng - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh và các lãnh đạo tỉnh biểu dương, đánh giá cao đóng góp của Nguyễn Hai Long cho đội tuyển quốc gia Việt Nam trong hành trình giành chức vô địch AFF Cup 2024. Anh đang khoác áo CLB Hà Nội.Trước tình cảm của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và CLB bóng đá Quảng Ninh, Hai Long chia sẻ: “Thực sự đây là những ngày đặc biệt với tôi sau khi trở về từ AFF Cup 2024. Tôi vinh dự có mặt tại Văn phòng Chính phủ và được diện kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ngày hôm nay, tôi tiếp tục vinh dự có mặt ở đây gặp mặt các lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh. Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn các lãnh đạo tỉnh đã luôn động viên, khích lệ. Qua đây, tôi mong muốn lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm bóng đá Quảng Ninh để đội bóng tỉnh nhà sớm trở lại đấu trường cao nhất của bóng đá Việt Nam, cung cấp nhiều cầu thủ Quảng Ninh cho bóng đá nước nhà để thỏa lòng người hâm mộ đất Mỏ, làm rạng danh cho tỉnh Quảng Ninh. Tôi cũng mong rằng trong tương lai có cơ hội trở về cống hiến cho quê hương, mang lại nhiều niềm vui cho người hâm mộ”.Trước đó, vào tối qua (8.1), tại quê nhà H.Tiên Yên (Quảng Ninh) cũng tổ chức gặp mặt trao thưởng cho Hai Long. Tại quê nhà rất đông bạn bè, người thân, khán giả đã tới trụ sở UBND H.Tiên Yên để chụp ảnh, xin chữ ký với người con xuất sắc của quê hương mình. Tại AFF Cup 2024, Hai Long là cầu thủ đầu tiên ghi bàn cho đội tuyển quốc gia, đồng thời cũng là người sở hữu bàn kết liễu Thái Lan, tại trận chung kết lượt về.Chia sẻ về bàn thắng ấn tượng trước Thái Lan, tiền vệ Hai Long cho biết, tình huống cuối trận chung kết diễn ra rất nhanh. Sau khi quan sát thấy thủ môn của Thái Lan dâng lên tấn công vào những phút cuối trận và khung thành đã bỏ trống, dù ở tư thế khó nhưng Hai Long vẫn quyết định dứt điểm từ giữa sân. Trái bóng từ từ lăn vào lưới trống trước bất chấp nỗ lực chạy về cứu bóng của hậu vệ Thái Lan.Năm 2024 là năm viên mãn với cầu thủ sinh năm 2000 quê Quảng Ninh. Hai Long đã ra sân trọn vẹn 26 trận (14 trận đá chính) cho CLB Hà Nội ở V-League 2023 - 2024. Không những vậy, cầu thủ này còn là mảnh ghép quan trọng mùa này khi góp mặt ở đội hình chính 7 trong 9 trận của đội bóng thủ đô tại giải vô địch quốc gia. Anh nắm giữ vai trò sáng tạo trên hàng công, khi chơi như một số 10 toàn năng. Hai Long có thể lùi về kéo bóng, di chuyển xông xáo để phối hợp, rồi đẩy cao dứt điểm như một tiền đạo để mang đến thêm giải pháp cho hàng tiền đạo.

Sinh viên NIIE được 'cọ xát' thực tiễn từ năm nhất
Vinasoy giới thiệu sản phẩm Fami Green Soy, giữ trọn dinh dưỡng tự nhiên trong đậu nành
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Tỉ phú ngân hàng Mỹ: Thế giới đối mặt ‘thời gian nguy hiểm nhất’
"Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.Lễ trao giải năm nay được Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp Công nghệ số Việt Nam lần thứ 6 ngày 15.1.2025.Tại mỗi hạng mục giải thưởng, BTC sẽ chọn ra 10 sản phẩm trao giải và lựa chọn Top 3 để trao giải vàng, bạc, đồng. Xuất sắc vượt qua hàng trăm hồ sơ tham dự, giải pháp quản lý và vận hành KCN thông minh T.SIE của TNTech vinh dự đạt giải bạc tại hạng mục "Sản phẩm công nghệ số xuất sắc trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng" - 1 trong 5 hạng mục mới của Make in VietNam 2024.Việc chinh phục giải thưởng Make in Vietnam khẳng định chất lượng vượt trội của sản phẩm T.SIE và vị thế của TNTech trong ngành công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp giải pháp cho KCN thông minh. Trước đó, giải pháp quản lý và vận hành KCN thông minh T.SIE cũng nhận được sự công nhận rộng rãi từ các tổ chức uy tín qua các giải thưởng danh giá như "Thành phố thông minh Việt Nam 2023" và "Sao Khuê 2024".Theo đại diện của TNTech, khởi đầu của giải pháp T.SIE bắt đầu từ nghiên cứu nền tảng công nghệ để giải quyết các bài toán về quản lý an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quản lý năng lượng và tối ưu hóa vận hành các KCN truyền thống.Trong hơn 3 năm phát triển giải pháp, TNTech đã tận dụng mọi nguồn lực, đặc biệt là các nguồn lực chuyên gia ngành từ các đối tác là đơn vị phát triển KCN ROX iPark và công ty quản lý vận hành KCN IMC. Công ty cũng vận dụng những tri thức công nghệ mới và những kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển thành phố thông minh vào phát triển giải pháp quản lý và vận hành KCN. Nhờ đó, giải pháp T.SIE liên tục được tối ưu, đảm bảo tính linh hoạt và triển khai hiệu quả cho các KCN.Khi ứng dụng T.SIE, các KCN sẽ được tích hợp các công nghệ giám sát chất lượng không khí, nước thải, khí thải; hệ thống giám sát năng lượng; hệ thống giám sát và cảnh báo sớm về các nguy cơ cháy nổ (PCCC) và tai nạn lao động. Nhờ đó, các KCN sẽ quản lý hiệu quả hơn các yếu tố môi trường, tối ưu hóa sử dụng năng lượng, giảm thiểu rủi ro về cháy nổ, tai nạn, đảm bảo an toàn về tài sản và con người. Các dữ liệu giám sát thu thập được sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kịp thời và chính xác, nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn lao động.Ngoài việc tối ưu vận hành, T.SIE còn tích hợp các nguyên tắc ESG (Environment - môi trường, Social - xã hội và Governance - quản trị doanh nghiệp), giúp các KCN hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn ESG.Theo ước tính, thời gian triển khai giải pháp quản lý và vận hành thông minh T.SIE cho mỗi khu công nghiệp sẽ từ 2-5 tháng, bao gồm khảo sát hiện trạng, lắp đặt hệ thống đến đào tạo vận hành. Tuy nhiên, thời gian triển khai còn phụ thuộc vào tầm nhìn dài hạn và cam kết mạnh mẽ về chuyển đổi số của các đơn vị quản lý khu công nghiệp.Hiện giải pháp T.SIE đã được triển khai tại KCN Quang Minh (Hà Nội) và sẽ được nhân rộng tại các KCN do ROX iPark phát triển. Trong tương lai, TNTech sẽ tiếp tục cải tiến và nâng cấp giải pháp T.SIE để phù hợp hơn với yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Công ty dự kiến sẽ phủ sóng sản phẩm tới các tỉnh thành trọng điểm về khu công nghiệp, từ đó hướng ra toàn quốc.
hi88 city
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân, Q.12). Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh. Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư