Trường mầm non TP.HCM lấy ý kiến phụ huynh 'tự chủ tài chính', tăng chi phí
Ngày 10.1, tại xã Xy (H.Hướng Hóa, Quảng Trị), Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Trị tổ chức chương trình "Xuân biên phòng ấm lòng dân bản" dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Chương trình là hoạt động thường niên được Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Trị tổ chức với mong muốn góp phần giúp người dân khu vực biên giới có một cái tết ấm no, hạnh phúc.Tại chương trình, ban tổ chức khánh thành, bàn giao "Mái ấm biên cương" trị giá 50 triệu đồng cho gia đình ông Hồ Văn Để (trú tại xã Thanh), 2 phòng học tại Trường tiểu học và THCS A Xing trị giá 350 triệu đồng. Đồng thời, trao tặng 1.000 suất quà, 1.400 chiếc bánh chưng cho các hộ gia đình chính sách, hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn.Bên cạnh các phần quà ý nghĩa, các chiến sĩ biên phòng với sự tham gia của lực lượng công an trên địa bàn tổ chức cắt tóc, thăm khám, phát thuốc miễn phí cho người dân và giao lưu văn nghệ, các trò chơi dân gian.Bên cạnh nguồn vốn kêu gọi từ xã hội hóa, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng góp một phần lương, phụ cấp để tổ chức chương trình, góp sức hỗ trợ xây dựng các công trình an sinh xã hội, mang lại niềm vui đón tết cho đồng bào vùng núi Quảng Trị.Cảm hứng về quê, lên núi cao bất tận trong những bộ ảnh thời trang xuân
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiện cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam, cho biết việc gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm đồng giới nam (MSM) đã được cảnh báo hơn 5 năm trước, đây là xu hướng chung của các nước trong khu vực.
Nhan sắc 'bông hồng lai' vừa giành vương miện Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan
So với quy định trước đây tại luật Giao thông đường bộ (GTĐB), điểm khác biệt là luật mới "khống chế" tổng thời gian lái xe trong một tuần không quá 48 giờ.Anh Nguyễn Trung (trú Ninh Bình), có gần 5 năm lái xe đầu kéo, cho rằng nghề tài xế lái nhiều thì thu nhập đảm bảo, lái quá ít thì thu nhập bấp bênh. Anh ủng hộ việc siết chặt quy định về số giờ lái xe nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; nhưng nếu quy định cứng 48 giờ một tuần thì việc chấp hành là không hề dễ dàng."Tắc đường, nhất là những ngày cận tết, hoặc gặp một vụ tai nạn khiến giao thông ùn ứ chẳng hạn… khiến xe phải "chôn chân" trên đường; chưa kể sau 4 tiếng phải dừng nghỉ nhưng không thể, vì không có trạm dừng nghỉ hoặc đang tắc đường", anh Trung nói.Ông Đỗ Văn Bằng, Giám đốc Công ty TNHH TM-DV Minh Thành Phát (xe Sao Việt), Chủ tịch Hiệp hội Vận tải TP.Hà Nội, cũng nói quy định lái xe tối đa 48 giờ mỗi tuần là "rất khó" để chấp hành. Trước đây, luật GTĐB chỉ quy định thời gian lái xe tối đa một ngày là 10 giờ, vì thế mỗi tuần tài xế của hãng thường lái xe khoảng 70 giờ. Số giờ này vừa đảm bảo thu nhập cho tài xế, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (DN).Theo ông Bằng, lái xe là một nghề chuyên nghiệp, nếu "đóng khung" thời gian làm việc như hành chính sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Ông mong muốn cơ quan quản lý có sự điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn, nhu cầu của tài xế và DN vận tải.Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN Nguyễn Văn Quyền chỉ ra nhiều "biến số" ảnh hưởng đến thời gian lái xe của tài xế. Điển hình như hệ thống đường bộ chưa đồng bộ, thường xảy ra tình trạng ùn tắc… Một số tuyến cao tốc chưa có trạm dừng nghỉ, nhất là trục cao tốc Bắc - Nam, xe phải chạy liên tục đến khi ra khỏi cao tốc mới có thể tìm được điểm dừng nghỉ.Những yếu tố khách quan nêu trên dẫn đến người điều hành vận tải và người lái xe không hoàn toàn làm chủ được thời gian lái xe; người lái xe và cả DN đều có thể bị xử phạt.Cũng theo ông Quyền, các DN kinh doanh vận tải đường dài, như tuyến Bắc - Nam, Tây Bắc… thông thường bố trí 2 lái xe. Nếu áp dụng theo quy định tại luật Trật tự, an toàn GTĐB, các DN phải bố trí 3 lái xe. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động DN mà còn rất khó thực hiện, vì theo thiết kế của ô tô đầu kéo chỉ có 2 ghế và quy định chỉ được 2 người ngồi (kể cả xe có thiết kế giường nằm).Ông Nguyễn Văn Quyền cho biết, mới đây Hiệp hội Vận tải ô tô VN và Hiệp hội Logistics Hà Nội đều có văn bản kiến nghị gỡ vướng quy định liên quan đến số giờ lái xe của tài xế kinh doanh vận tải.Ban đầu, Hiệp hội Vận tải ô tô VN đề nghị nâng thời gian lái xe tối đa trong một tuần lên 55 - 60 giờ, sau đó đề nghị nâng lên 70 giờ. Hiệp hội này dẫn chứng tại Liên minh châu Âu (EU) quy định số giờ lái xe tối đa của người lái ô tô là 56 giờ/tuần, ở Mỹ từ 60 - 70 giờ/tuần, Nhật Bản khoảng 60 giờ/tuần…Theo ông Quyền, đa số các quốc gia trên đều có chất lượng hạ tầng giao thông tốt hơn VN, thời gian được phép lái xe đều cao hơn 48 giờ mỗi tuần. Căn cứ vào chất lượng hạ tầng giao thông của VN, hiệp hội kiến nghị nâng thời gian lái xe như đã nêu, đồng thời chỉ xử phạt khi thời gian lái xe liên tục và trong một ngày vượt quá 10% quy định.Trong khi đó, Hiệp hội Logistics Hà Nội dẫn số liệu khảo sát cho thấy thời gian lái xe liên tục trong một tuần của tài xế kinh doanh vận tải ở VN hiện nay khoảng 60 - 65 giờ (vận tải đường ngắn dưới 300 km) và trên 65 giờ (vận tải đường dài trên 300 km). Việc quy định tối đa 48 giờ mỗi tuần khiến số giờ làm việc của lái xe bị giảm khoảng 20 - 30%, thu nhập giảm, giá cước vận tải tăng… Hiệp hội này kiến nghị điều chỉnh số giờ làm việc của lái xe lên 65 giờ một tuần, đồng thời chưa tiến hành xử phạt lái xe, DN trong thời gian tới để xem xét, điều chỉnh thời gian làm việc của lái xe cho phù hợp hoàn cảnh thực tế.Đại diện Cục CSGT Bộ Công an cho biết, quy định về thời gian lái xe nhằm bảo đảm các quy định có liên quan của bộ luật Lao động cũng như Công ước Vienna về GTĐB. Trong đó, bộ luật Lao động quy định thời gian làm việc bình thường của người lao động tại VN không quá 8 giờ một ngày và 48 giờ một tuần.Theo đại diện Cục CSGT, sau 4 tiếng lái xe liên tục, người lái xe có thể nghỉ ngơi khoảng 15 phút và được phép lái xe tiếp tục hành trình. "Khi lái tập trung quá lâu với thời gian trên 4 tiếng liên tục, theo nguyên lý sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Việc nghỉ ngơi giúp hệ thần kinh ngắt tình trạng căng thẳng, giúp tái tạo sức lao động", vị đại diện CSGT nhận định.Đại diện Cục CSGT cho rằng, trong các tình huống bất khả kháng như tắc đường hoặc điểm dừng xe nghỉ ngơi không đảm bảo…, tài xế có thể tiếp tục hành trình để thoát khỏi khu vực đó. Khi xem xét các tình huống, CSGT sẽ tính toán thêm các yếu tố liên quan, không chỉ tập trung vào xử phạt. Tuy nhiên, người lái xe sau khi thoát khỏi khu vực bất khả kháng, cần thực hiện ngay việc nghỉ ngơi, tránh lạm dụng để cố lái xe.Đại diện Cục CSGT cũng khuyến cáo cơ quan chức năng sẽ tập trung kiểm soát các lái xe đường dài sao cho họ có sự chủ động, lường trước và tính toán về thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đúng quy định.Theo quy định tại Nghị định 168/2024, tài xế ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ nếu lái xe quá thời gian quy định hoặc không thực hiện đúng quy định về thời gian nghỉ giữa 2 lần lái xe liên tục sẽ bị phạt tiền 3 - 5 triệu đồng. Hình phạt bổ sung là trừ 2 điểm giấy phép lái xe. Ngoài ra, chủ xe để cho tài xế của mình lái xe liên tục quá thời gian quy định, cũng sẽ bị xử phạt 4 - 6 triệu đồng (cá nhân) và 8 - 12 triệu đồng (tổ chức). CSGT sẽ kiểm soát dữ liệu từ camera hành trìnhTheo quy định tại luật Trật tự, an toàn GTĐB, ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình; ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của tài xế) kinh doanh vận tải, ô tô đầu kéo, xe cứu thương, xe cứu hộ giao thông phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.Cục CSGT cho biết, kể từ 1.1.2025, lực lượng CSGT được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe. Việc này nhằm phục vụ công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn GTĐB và xử lý hành vi vi phạm, quản lý nhà nước về vận tải đường bộ. Dữ liệu cũng sẽ được kết nối, chia sẻ với Cục Đường bộ VN (Bộ GTVT), sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và các cơ quan có liên quan theo quy định pháp luật.
Trong các trường hợp nhập viện do biến chứng sau tiêm filler có bệnh nhân nữ 29 tuổi ở Hà Nội. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng mất thị lực hoàn toàn mắt trái, đau nhức vùng hốc mắt và nửa đầu bên trái, kèm theo yếu các cơ vận động của nhãn cầu và mí mắt. Người bệnh cho biết, trước nhập viện, cô được người quen (không phải bác sĩ) tiêm filler làm đẹp tại nhà. Sau khi tiêm, cô xuất hiện triệu chứng đau nhức dữ dội, mờ mắt và nhanh chóng mất thị lực. Tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, các bác sĩ xác định người bệnh bị tắc hệ mạch mắt và động mạch trung tâm võng mạc, gây tổn thương nghiêm trọng dây thần kinh thị giác. Sau khi can thiệp điều trị, tình hình sức khỏe của người bệnh đã tạm ổn định. Tuy nhiên, mắt trái của bệnh nhân mất thị lực vĩnh viễn.Trước trường hợp trên, ngày 15.1, Bệnh viện hữu nghị Việt Đức tiếp nhận nữ sinh 14 tuổi (Hà Nội) nhập viện trong tình trạng mắt trái suy giảm thị lực nặng, mi mắt sưng nề, sụp mi, kèm theo bầm tím vùng trán và sống mũi. Người bệnh kể, do xem quảng cáo từ mạng xã hội và tìm hiểu về nâng mũi bằng tiêm filler nhanh và đơn giản không phẫu thuật nên đã tự tiêm tại nhà mà không có bất kỳ hiểu biết nào về quy trình y khoa an toàn. Trong lúc tiêm, nữ sinh này có cảm giác đau buốt nhưng tự cho rằng đó là "cảm giác bình thường" nên tiếp tục tiêm, cho đến khi xây xẩm, choáng váng, nhìn đôi, nhìn mờ thì được người nhà chuyển đến bệnh viện cấp cứu. "Đây là trường hợp khiến chúng tôi rất ngạc nhiên vì bệnh nhân mới 14 tuổi đã làm đẹp bằng tiêm filler không rõ nguồn gốc tại nhà", PGS-TS-bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật hàm mặt, tạo hình và thẩm mỹ (Bệnh viện hữu nghị Việt Đức), chia sẻ. Sau khi tiếp nhận, nữ sinh được can thiệp khẩn cấp bằng kỹ thuật thông mạch, một trong những kỹ thuật hiện đại nhất thế giới. Kỹ thuật này sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm thông mạch máu bị tắc nghẽn, phục hồi lưu thông máu, cứu vãn thị lực và ngăn ngừa tổn thương con ngươi của bệnh nhân. Theo bác sĩ Hà, do người tiêm không có kiến thức nên đã tiêm chất filler từ các mạch máu ở ngoài thông với mạch máu não gây ra tắc động mạch não dẫn tới choáng, triệu chứng nhìn mờ, nhìn đôi. Tiêm không đúng có thể gây tắc động mạch trung tâm võng mạc dẫn tới giảm, thậm chí mất thị lực hoàn toàn. Đề cập đến các biến chứng do tiêm filler, một chuyên gia của Bệnh viện Da liễu T.Ư cho biết, có thể chia các biến chứng này thành 2 nhóm chính: liên quan đến kỹ thuật tiêm và sử dụng chất làm đầy không được cấp phép. Trong đó, biến chứng do kỹ thuật tiêm nghiêm trọng nhất có thể gặp phải là tiêm vào mạch máu. Biến chứng tắc mạch sau tiêm filler do kỹ thuật tiêm không đúng kỹ thuật bởi người không có chuyên môn. Đây là biến chứng hay gặp gần đây.Bệnh viện Da liễu T.Ư cũng tiếp nhận nhiều trường hợp bị biến chứng sau tiêm filler. Điển hình là trường hợp nữ bệnh nhân 37 tuổi nhập viện do tiêm filler tại một cơ sở của người quen gây tổn thương tắc mạch thiếu máu lan tỏa vùng mũi, quanh mũi miệng bên trái.Chuyên gia của Bệnh viện Da liễu T.Ư phân tích, filler là một biện pháp thẩm mỹ nội khoa giúp làm đầy khiếm khuyết trên khuôn mặt như trũng mắt, trũng lệ, hõm thái dương, cằm ngắn, cằm lẹm… để gương mặt đầy đặn hơn. Phương pháp này giúp điều trị da mặt nhăn, làm da căng bóng, nhưng cần lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín, có chuyên môn đã được thẩm định bởi các cơ quan có thẩm quyền, sử dụng những loại thuốc tiêm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y tế cấp cho phép để tránh gặp phải các biến chứng khó lường khi tiêm filler.Lưu ý thêm về sự cố do tiêm chất làm đầy như filler, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Phương (Khoa Da liễu và bỏng, Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, khi tiêm chất làm đầy, bác sĩ phải nắm rất rõ đặc điểm giải phẫu vùng tiêm, bao gồm các lớp da, mỡ dưới da, các cấu trúc mạch máu, thần kinh. Gần đây, các bệnh viện đầu ngành đã tiếp nhận một số bệnh nhân mù mắt sau tiêm filler nâng mũi, do chất làm đầy đi vào mạch máu gây tắc động mạch trung tâm võng mạc. Biến chứng liên quan đến mạch máu có thể do chất làm đầy vào mạch máu hoặc do đè ép vào mạch máu, nhẹ hơn thì gây hoại tử da. Các biến chứng này đều do những người không đủ điều kiện chuyên môn thực hiện. "Việc lựa chọn filler cũng là một nghệ thuật. Bác sĩ sẽ chọn filler phù hợp cho từng vùng mặt, thái dương, má, cằm, môi, chứ không phải một loại filler dùng cho tất cả vùng mặt. Tại bệnh viện, các khách hàng được khám tư vấn để đưa ra phương pháp phù hợp. Sản phẩm dùng phải được Bộ Y tế cấp phép", bác sĩ Phương nhấn mạnh.Không chỉ tai biến do kỹ thuật, làm đẹp khi tiêm filler còn có thể là dị ứng thuốc được sử dụng khi tiêm. Khoa Cấp cứu, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 (Bệnh viện 108) từng tiếp nhận bệnh nhân nữ 44 tuổi vào cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi nhiều, tức ngực, khó thở. Tình trạng bệnh xuất hiện sau khi bệnh nhân được tiêm thuốc tê (lidocain) để tiêm filler mũi tại một cơ sở thẩm mỹ.Tại Khoa Cấp cứu, qua khám, kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn thấy huyết áp tụt thấp, độ bão hòa ô xy máu không giảm, bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán theo dõi phản vệ độ 3 với lidocain và được xử trí đồng thời theo cả hai phác đồ phản vệ và ngộ độc với thuốc tê, sử dụng vận mạch adrenalin và nhũ tương lipid 20% cùng các biện pháp hồi sức cấp cứu khác. "Bệnh nhân may mắn được cấp cứu đúng cách, kịp thời và tích cực nên tránh được những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, khi có nhu cầu làm đẹp, các khách hàng nên lựa chọn các cơ sở thẩm mỹ uy tín được cấp phép của Bộ Y tế và có đội ngũ bác sĩ chuyên ngành gây mê - hồi sức nhiều kinh nghiệm, để xử trí kịp thời khi bị phản vệ với thuốc gây tê được dùng khi tiêm filler", một bác sĩ của Khoa Cấp cứu chia sẻ.Tương tự, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà lưu ý, chỉ thực hiện tiêm filler tại các bệnh viện, phòng khám thẩm mỹ được cấp phép. Người thực hiện phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề về tạo hình thẩm mỹ. Không tự tiêm filler tại nhà hoặc thực hiện tại các cơ sở không đủ tiêu chuẩn, giấy phép hoạt động. Nếu có dấu hiệu biến chứng (sưng, đau, mất thị lực, khó thở…), người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên môn sâu để cấp cứu kịp thời.
Nhung nhớ món canh cá chốt lá me non quê nhà
Tại Nhật Bản, nơi có khá nhiều người Việt sinh sống và làm việc, Tết Nguyên đán thường được tổ chức đơn giản nhưng đầy ấm áp. Để chuẩn bị những mâm cơm tất niên, các gia đình thường tìm mua nguyên liệu như gạo nếp, lá dong hoặc lá chuối để gói bánh chưng, bánh tét. Thậm chí, không ít người còn tự tay làm giò chả, dưa hành để giữ nguyên hương vị tết.Tại Nhật Bản ăn Tết Dương lịch nên dịp Tết Nguyên đán mọi người vẫn phải đi làm bình thường. Vì vậy, họ tranh thủ ngày cuối tuần trước tết để cùng nhau tổ chức những sự kiện như biểu diễn văn nghệ, giao lưu, trò chuyện. Đối với những người xa quê, đây là dịp để gắn kết cộng đồng và lan tỏa văn hóa Việt. Chị Phạm Thị Trang (26 tuổi, quê ở Hà Tĩnh) hiện đang làm việc tại tỉnh Yamagata, Nhật Bản. Chị cho biết, những ngày Tết Nguyên đán vẫn đi làm ở nhà máy, chỉ nghỉ thứ bảy và chủ nhật như bình thường. Một trong hai ngày đó, người trong phòng sẽ cùng nhau nấu nướng, tổ chức ăn uống. Vì giờ giấc làm việc khác nhau nên bình thường mọi người sẽ ăn riêng và xem tết là dịp cùng ngồi lại với nhau. Mỗi người đảm nhận một món, cuối cùng có mâm cơm tất niên đầy đủ, ấm cúng."Mâm cơm không thể thiếu bánh chưng, nem rán và giò chả… Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng bán đồ Việt Nam nên việc mua nguyên liệu rất dễ dàng. Cái thiếu thốn duy nhất khi đón tết ở đây là không khí gia đình. Những ngày đó, mình gọi điện về nhà liên tục để hỏi thăm mẹ sắm sửa đón tết như thế nào. Mẹ mình có thói quen sẽ để điện thoại video call khoảnh khắc giao thừa nên mình sẽ xem nếu hôm sau nghỉ làm", chị Trang nói. Không chỉ những người đang làm việc tại Nhật Bản, những nàng dâu Việt ở nước ngoài cũng có những cảm xúc vui buồn đan xen dịp tết cận kề. Câu chuyện của chị Đặng Bích Thảo (31 tuổi), một nàng dâu Việt hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản là minh chứng rõ nét cho những trải nghiệm đó. Chị Thảo quê ở Thái Nguyên và hiện đang là một chăm sóc viên (Kaigo). Ban đầu, chị quyết định sang Nhật để trải nghiệm cuộc sống mới, kiếm tiền đi du lịch và chỉ định ở lại đây trong vòng hai năm. Tuy nhiên, khi gặp gỡ người chồng hiện tại, chị quyết định ở lại Nhật đến bây giờ.Với chị Thảo, Tết Nguyên đán mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Nhớ lại năm đầu tiên đón tết xa nhà trong thời điểm dịch Covid-19, chị không giấu được sự hụt hẫng và nỗi nhớ quê hương. "Mình đã khóc rất nhiều khi không được về nhà. Đó là một cảm giác rất buồn và hụt hẫng", chị Thảo chia sẻ.Việc giữ gìn phong tục tết Việt Nam ở Nhật Bản đối với chị Thảo gần như không thể thực hiện được. Một phần vì tại Nhật Bản không đón Tết Nguyên đán, một phần vì thiếu đi những hình ảnh quen thuộc như cây đào, cây quất… điều này khiến không khí trở nên ảm đạm hơn. "Không khí tết là không có luôn. Ở Việt Nam, nhìn cây đào, cây quất là đã thấy tết, nhưng ở đây thì hoàn toàn không có phong tục đó", chị chia sẻ.Để vơi bớt nỗi nhớ, chị cùng mọi người sẽ chuẩn bị mâm cỗ gồm bánh chưng và chả lụa, gà luộc… sau đó tụ tập tại nhà bạn bè. Những món ăn được chuẩn bị khá đơn giản và tiện lợi, điều này giúp tiết kiệm thời gian vì ai cũng bận rộn với công việc. Dù vậy, không khí quây quần, vui vẻ vẫn là điều quan trọng nhất trong những ngày đầu năm mới, góp phần làm vơi đi nỗi nhớ quê hương. Mặc dù không đủ đầy như ở Việt Nam, chị Thảo vẫn tìm thấy niềm hạnh phúc trong cuộc sống mới. "Hạnh phúc là do mình tự tạo, ăn tết nơi xứ người nhưng vẫn có không khí ở Việt Nam", chị Thảo chia sẻ. Chị Hồ Thảo Nguyên (29 tuổi, quê ở Hà Tĩnh), hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị đến Nhật vào năm 2017 với tư cách là du học sinh và ở lại hai năm sau khi hoàn thành học. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, chị Nguyên quyết định trở về Việt Nam. Trong một khoảng thời gian buồn bã, chị đã vô tình gặp một người bạn qua một ứng dụng hẹn hò của Nhật. Cả hai trò chuyện, cảm thấy yêu thương và hợp nhau, rồi tiến đến hôn nhân sau 4 năm hẹn hò.Nhớ lại năm đầu tiên đón tết ở Nhật, chị Nguyên không kìm nổi nước mắt vì nhớ quê hương, nhớ gia đình và nhớ những ngày tết ấm cúng bên mâm cơm đoàn viên. Chị vẫn luôn cố gắng chuẩn bị một mâm lễ tết nhỏ cho gia đình mình vào đêm 30 hoặc ngày mùng 1 đầu năm. Hoa đào, mâm ngũ quả, bánh chưng và xôi gà, mâm cơm thể hiện sự nhớ nhà. Và rồi như thường lệ, tôi sẽ gọi điện về Việt Nam để tạm biệt năm cũ và chúc mừng năm mới", chị Nguyên chia sẻ.