Trời nóng lạnh thất thường, nàng bổ sung món phụ kiện sau để bảo vệ sức khỏe
Theo báo cáo từ Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản (JNTO), con số này tăng 8,2% so với năm 2023 và 25,5% so với năm 2019 - năm trước đại dịch Covid-19.Năm 2023 đánh dấu một nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Nhiều hoạt động giao lưu chính trị, kinh tế, văn hóa đã diễn ra trong suốt năm.Hoàng thái tử Nhật Bản Akishino và Công nương đã thăm chính thức Việt Nam, góp phần tăng cường quan hệ song phương. Song song đó, JNTO đã triển khai chiến dịch "Quảng bá du lịch Nhật Bản", bổ nhiệm gia đình Nhi Thắng làm Đại sứ cho chiến dịch. Các hoạt động như sản xuất video quảng bá, dán áp phích lớn tại Đại sứ quán Nhật Bản và Tổng lãnh sự quán tại TP.HCM đã thu hút đáng kể.Trong năm 2024, số lượt khách Việt Nam đến Nhật Bản cao nhất vào tháng 3 (đạt 67.475 lượt) và thấp nhất vào tháng 12 (40.000 lượt, ước tính). Sự gia tăng mạnh mẽ trong mùa hoa anh đào và lá đỏ nhấn mạnh sự thu hút của các mùa du lịch trọng điểm.Tính chung, JNTO ghi nhận sự gia tăng 25,5% so với năm 2019 - năm cao điểm trước đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong khi du khách chủ yếu tập trung ở Tokyo, Osaka và Kyoto, JNTO đang tiến hành giới thiệu những điểm đến địa phương nhằm giảm tải tắc nghẽn du lịch.Từ tháng 4.2025, Nhật Bản sẽ đón chờ Triển lãm Thế giới (Expo Osaka Kansai), sự kiện dự kiến thu hút một lượng lớn khách quốc tế. JNTO kỳ vọng du khách Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp lớn vào lượng khách quốc tế này. Bằng việc tăng cường quảng bá những đặc trưng địa phương, các chiến lược như "Du lịch bền vững" và "Gia tăng tiêu dùng" sẽ giúp đảm bảo mức tăng trưởng lâu dài.Số lượt khách Việt Nam đến Nhật Bản trong năm 2024 là bằng chứng cho mối quan hệ gắn kết giữa hai quốc gia. Với những chiến lược và kế hoạch quảng bá mới, tương lai có thể trở thành một chương mục còn tươi sáng hơn cho du lịch hai nước trong những năm tới.Cua rơ trẻ Phạm Lê Xuân Lộc đoạt lại áo vàng giải xe đạp 'Về Điện Biên Phủ’
Vừa tan học là Lê Nguyễn Hoàng Phúc, học sinh lớp 9, Trường THCS Phan Bội Châu (Q.Tân Phú) liền tìm đến địa chỉ bán loại bánh có hình chiếc dép để thưởng thức món ăn “hot trend”. Đang xếp hàng để đợi đến lượt, Phúc chia sẻ: “Mình biết đến loại bánh này thông qua mạng xã hội. Vì ấn tượng với hình dáng ngộ nghĩnh, vô cùng mới lạ và đặc biệt nên mình rất muốn ăn thử”.Cũng tò mò muốn thưởng thức hương vị của loại bánh đang “gây sốt” nên Dương Hiền Thảo Vy (29 tuổi), ngụ tại đường Gò Dầu (Q.Tân Phú), sẵn sàng bỏ thời gian để chờ đợi. Cô gái 9X chia sẻ: “Mọi hôm đi ngang thấy có rất đông người ngồi đợi nên mình không vào mua, nay thấy vắng hơn nên ghé lại nhưng không ngờ vẫn phải đợi khá lâu”.Sau khi nhận bánh, Thảo Vy cho biết loại bánh này “hot” có lẽ là nhờ hình dạng chiếc dép độc đáo, lạ mắt. “Về thành phần và hương vị thì mình thấy không có gì khác so với bánh đồng xu “hot trend” của năm ngoái. Nó chỉ đặc biệt hơn là nhờ hình dạng chiếc dép ngộ nghĩnh”, Thảo Vy chia sẻ.Tương tự, theo các bạn trẻ đã thưởng thức món bánh này, họ cũng cho rằng điều khiến món ăn vặt “mới nổi” này trở nên “hot” là nhờ có hình dạng giống như chiếc dép thật. “Thời gian gần đây lướt mạng xã hội thấy mọi người nhắc đến món bánh này nhiều nên mình cũng mua ăn thử. Bên ngoài là lớp vỏ bánh mềm màu vàng óng và rất thơm mùi trứng, sữa, còn nhân bên trong là phô mai béo ngậy. Nên ăn khi bánh đang còn nóng, mình thấy cũng khá ngon nhưng không có gì quá đặc biệt. Điều mà mình thích nhất là vì bánh dễ thương”, Võ Thị Thanh Phương (26 tuổi), ngụ tại đường Tân Thới Nhất 1B, Q.12 cho hay.Còn Lê Thị Phương (24 tuổi), học viên tại Saigontourist (TP.HCM), thì biết đến món bánh có hình chiếc dép này thông qua lời giới thiệu của một người bạn. Phương chia sẻ: “Thấy bánh này “hot” và được bạn bè review nên mình cũng tò mò muốn thử xem hương vị như thế nào. Mình gọi một cái với giá là 30.000 đồng, hy vọng là hương vị sẽ ngon”.Vì là món ăn vặt đang “hot trend” nên bánh hình chiếc dép được rất nhiều người tìm mua để thưởng thức. Trần Thị Hồng Điệp (26 tuổi), người đang bán loại bánh đang “hot trend” này trên đường Phạm Văn Xảo (Q.Tân Phú), cho biết mỗi ngày bán được khoảng 1.500 - 1.700 cái bánh. “Mình bán món bánh này được khoảng nửa tháng nay. Thời gian đầu mỗi ngày chỉ bán được khoảng 500 cái, nhưng khoảng 1 tuần trở lại đây bán rất chạy. Mọi người tìm đến mua rất đông, cao điểm nhất khách phải đợi 3 tiếng đồng hồ mới có bánh, làm không ngơi tay", Hồng Điệp cho hay.Cô gái này cũng cho biết thêm bánh được làm từ các nguyên liệu là: sữa tươi, trứng, bột mì và nhân phô mai. Vì vậy hương vị sẽ giống như bánh đồng xu, nhưng ấn tượng là ở hình dạng đặc biệt, giống như chiếc dép thật. "Mình còn trang trí thêm hình dáng khá ngộ nghĩnh nên khách rất thích", Hồng Điệp nói. Tự nhận mình là người kinh doanh theo "trend", không bỏ qua món "hot" nào, Hồng Điệp cho biết đây là món thu hút được đông khách nhất từ trước đến giờ. “Món bánh này không chỉ thu hút được các bạn trẻ mà kể cả những cô chú lớn tuổi, các bạn nhỏ cũng rất yêu thích”, cô gái 9X cho biết.
'Vua kiến tạo' VBA gia nhập giải bóng rổ nhà nghề Ai Cập
Túi tiền nhẹ, tình có nặng cũng đành chịu. Nhỏ bạn than thở: "Công nhân may mà hay gặp rủi. Tao vừa bị trừ lương vì mấy sản phẩm dính lỗi. Cũng bởi cái tội xao lãng vì nhớ nhà. Tháng gần tết mà xui xẻo. Đúng là chó cắn áo rách". Chị nói bông lông cho bạn đỡ buồn: "Ai biểu! Nhớ nhà thì để tối hẵng nhớ. Nước mắt sẽ được bóng đêm an ủi".Chị chưa quên chuyện sắm tết năm ngoái. Mặc dù mấy hộp mứt, hạt dưa, trà… đã được chị "giảm giá" gần một nửa khi mẹ hỏi, nhưng bà vẫn chê mắc, la um sùm: "Sang năm để tiền về chợ mình mua, mấy thứ này được cái tốt mã, ở trong có nhiêu đâu". Mẹ thường vậy, hay ngờ những gì bóng bẩy. Muốn ghé chợ nhưng chị tặc lưỡi: "Thôi". Chiều nay vẫn như chiều qua: Trứng luộc, canh cải với tóp mỡ cho qua ngày. Một mình với bữa cơm chiều, chị xoay bên nào cũng lệch. Anh chàng chung vách, là thợ điện, hơn tuần nay lên bệnh viện nuôi mẹ, bỗng bước qua ngồi chình ình trước cửa. Anh nói họ "trọ" tụi mình tới bữa ai cũng ăn "qua quýt". Mà qua quýt cũng ngon, cơm có canh "khổ qua", cùng bữa có "quýt" tráng miệng. Chị cười nhưng không nói gì. Như sực nhớ, anh về bưng qua dĩa quýt đầy có ngọn: "Em gái ở quê mới gởi lên. Tụi mình ăn cho vui nha". Chị thấy lạ khi nghe hai tiếng "tụi mình". Làm như đã "có gì" với nhau vậy. Nhưng chị đã nghe lòng khang khác, lao xao, như một cơn gió lạ khẽ thổi qua.Dãy phòng trọ chen chúc hơn chục lao động tứ xứ. Phòng nhỏ, sân chật, con gà của chú bảo vệ dạo chơi vài chục bước đã "ôm cua". Công nhân lam lũ nên cái sân của họ cằn cỗi. Riêng sân của anh thì mướt lắm. Mùa hè có luống bông sao nhái hồng phớt; mùa thu thì vài ba khóm cúc tím nhạt; giờ xuân vừa ngấp nghé đã có mấy vạt vạn thọ vàng tươi. Chú bảo vệ cà rỡn: "Một đời chơi bông chơi hoa, một đời giữ cổng cũng qua một đời". Anh cười: "Chú ghẹo hoài, để con làm màu, kiếm chút vợ chứ".Nhớ tháng này năm ngoái, đang đứng ngắm bông, anh "bắt được", hỏi có ưng không tui tặng. Chị cười: "Ngắm ké thôi, khỏi tưới nước". Anh này coi bộ cũng hay hay, rất "nghệ sĩ", tính hiền lành, hay giúp người, nhiều tài vặt. Dãy trọ phòng nào mưa dột, điện đóm chập chờn, cửa nẻo xập xệ… nhờ một tiếng là anh chạy qua sửa liền. Chị cũng từng nhờ anh "tút" lại cái bậc thềm sứt sẹo. Làm đường dây ở ngoại ô, anh hay tha về mớ bông dại, tỉ mẩn o bế thành bình bông coi được lắm. Anh shipper đi ngang: "Ngó bình bông, tui biết ông đang yêu". Câu nói khiến chị giả đò đi ngang liếc xéo: "Đẹp thiệt". Chị hay gặp anh lúc sáng sớm khi cùng khóa cửa đi làm. Đôi lần anh nhờ chị sẵn đi chợ mua giùm mớ rau, con cá. Anh đưa tiền khi thiếu, khi dư (chắc là để gây lăng nhăng dây nhợ đây mà). Thiếu thì anh qua trả rồi đứng xớ rớ nói mấy câu mới chịu về. Dư thì buộc chị phải xẹt qua phòng anh, để tiền trên bàn rồi bước ra cái rột. Về rồi mới ngẩn ngơ, tiêng tiếc, sao mình không nói mấy câu đã "học thuộc" trước khi qua.Chị lướt mạng thấy cái clip nói về "thiền" bằng cách theo dõi hơi thở cho tâm an, dễ ngủ. Phải đó, mình làm quần quật, mệt đứt hơi, biết đâu thiền sẽ "nối" lại. Sau vài lần thực hành, tâm trí chú ý "hít vào, thở ra" giấc ngủ vẫn không thèm tới. Đã vậy, chị còn nghe rõ tiếng thở dài mình lại thương mình, thấy rõ căn nhà nhỏ ngoài quê xỉn màu mưa nắng, thấy rõ cái dáng tất bật của ba mở cửa chuồng bò khi sương chưa tan, thấy rõ dáng mẹ lom khom cắt rau gánh ra chợ sớm. Thôi, "thiền" trong xưởng với cái máy may được rồi. Thiếu tiền phụ ba mẹ lo tết, sắm áo mới cho em thì có thiền kiểu gì rồi chiêm bao cũng thấy tiền. Mà vụ này "có thật" à nghen. Trong mơ, chị thấy những tờ tiền mới cứng rớt quanh mình. Mừng quá chừng, chưa kịp lượm thì chị đã nghe tiếng gà gáy sáng. Hổm rày, khuôn mặt anh hay "xâm nhập" vào lòng cô gái quê chưa có ai để nhớ. Tiểu thuyết ngôn tình hay nói trạng huống này là "hình bóng yêu thương vấn vương xao xuyến". Hồi chiều, anh ở bệnh viện nhắn tin nhờ chị: "Làm ơn cho lũ bông vài ca nước. Tui không về được". Thì tưới! Nhưng chị mắc cỡ vì bạn trọ xì xào: "Dính như mủ mít rồi", "Ủa, hai người bồ bịch hồi nào vậy ta". Chú bảo vệ dắt xe qua: "Đừng nói vậy tội nghiệp nó. Tụi mình như những mảnh phèn dạt lên phố rồi thành hàng xóm với nhau. Giúp nhau là nghĩa láng giềng". Chị cảm động nghĩ: "Đúng là người tốt không nói lời xấu".Có cuộc gọi không thấy tên người, chị hồi hộp, linh cảm: Người lạ hay gió lạ? Ngập ngừng vài giây, chị bấm nghe. "Mẹ tui bớt nhiều rồi. Bữa nào về miền Trung ăn tết nói tui tiễn". Chị hoảng hồn, là tiếng của anh ấy. Chị lí nhí: "Ngày về hả? Dự tính là 25 âm. Nhưng cũng chưa chắc đâu anh". Năm ngoái mua vé trầy trật, chen lấn thiếu điều người dẹp lép như… chiếc dép vẫn không được. Trước cổng công ty có người rỉ tai: Xếp hàng mua vé hả? Có mà thăm thẳm chiều trôi. Phải chợ đen thôi. Chơi không? Hai "chai" (triệu) chớ mấy. Chị bấm bụng gật đầu. Chiều xuống bến, chưa chạm cửa xe chị đã bị lơ phát hiện vé giả. May nhờ hội đồng hương Quảng Ngãi tại thành phố kiếm cho một chỗ ngồi trên chuyến xe thiện nguyện, không thì chị có nước quay về phòng trọ khóc. Chị chạm thềm nhà tối 29 tết, bước chân lóng ngóng vấp ngạch cửa muốn té. Mẹ mừng quýnh. Ba luống cuống đỡ hành lý. Ông mắng, thằng cha mày, miết bữa nay mới ló mặt về, ba với mẹ trông muốn chết. Năm nay phân xưởng cử người mua vé tết cho mấy chục công nhân miền Trung. Đồ đạc, quà bánh đã nằm gọn trong va li. Dãy trọ vắng ngắt. Trước khi ra bến xe, chị "tự giác" qua sân bên tưới nước, ve vuốt mấy cây bông thọ. "Ráng ngậm sương đêm mà tươi lên nghen. Mùng 5 chị vô. Đứa nào ủ rũ chị buồn lắm đó". Chị khóa cửa dềnh dàng, chậm chạp, ngó quanh như đợi ai. Có chút tủi thân, chị nghĩ: "Chỉ mấy bụi bông tiễn mình thôi. Người ta nói chơi chứ đâu có tiễn".Xe giường nằm khởi hành lúc xế chiều. Tài xế tính xuất bến giờ này thì sáng mai mọi người đã chạm ngõ nhà mình. Xe đêm, ai cũng nhắm mắt nhưng không phải để ngủ, mà để thấy chốn về mỗi lúc một gần. Từng chặp, những tiếng reo khẽ khiến ai cũng nhổm người nhìn qua ô kính: "Đã qua Đại Lãnh", "sắp Quy Nhơn rồi"… Mờ sáng, tin nhắn của anh làm chị bồi hồi: "Xin lỗi nha! Thủ tục ra viện cho mẹ tui gặp xíu rắc rối nên không tiễn được. Ăn tết vui nha. Ra giêng gặp". Chị hồi hộp nhắn lại: "Không sao. Biết anh mắc công chuyện mà. Chúc mừng bác đã khỏe. Anh cũng ăn tết vui. Nhớ để phần bánh miền Tây cho tui nghen".Xe lướt êm. Lòng chị reo vui, vui ngày về, vui một điều gì chưa rõ rệt vừa khởi lên, trong trẻo quá. Chị kéo tấm mền mỏng che nụ cười, "che" luôn ý nghĩ: Mình thiệt là thứ hổng biết dị! Đã là gì với người ta đâu mà biểu "để phần bánh". Tiếng hát rất ngọt từ điện thoại của người bên cạnh khiến chị xốn xang, "Anh cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở…". Lắng lòng, chị biết mình đang rơi vào miền gió lạ với những cảm xúc mới mẻ.
"Phú Quốc rất tuyệt vời! Cảnh biển, núi, rừng đều rất đẹp và ấn tượng. Khi đi dọc bờ biển, tôi cảm thấy khung cảnh, thời tiết và những sự chuẩn bị tại nơi đây đều đã đáp ứng những tiêu chuẩn thi đấu quốc tế", huyền thoại Mark Allen chia sẻ.
HLV Mai Đức Chung tái xuất: ‘Đội tuyển nữ Việt Nam có nhiều nhiệm vụ quan trọng…’
Với kích thước chênh lệch không quá lớn, không gian nội thất hai mẫu xe này gần như tương đương nhau về độ rộng rãi và phần lớn đều dùng vật liệu nhựa, kết hợp một số chi tiết bọc da để trang trí. Mỗi mẫu xe có một kiểu thiết kế, bố trí nội thất khác nhau nhưng đều rất thời trang, hiện đại.